34 công thức huyệt thường dùng: Hợp cốc, Thái xung

Thứ tư - 27/11/2013 18:55
            NHÓM THỨ 12
a) Phối huyệt: Hợp cốc, Thái xung
b) Hiệu năng: mở rộng và vận hành khí huyết, trấn Can, trừ Phong.
c) Các chứng: cuồng điên, đầu thống, choáng váng, mắt đỏ, sưng thũng đau…
d) Phép châm và cứu: châm Thái xung sâu 3 phân; châm Hợp cốc sâu 5 phân; nếu thể trạng người bệnh bị hư thì tiên bổ hậu tả; nếu thực thì tiên tả hậu bổ. Khi nhiệt thịnh thì dùng phép tả, không lưu kim, không cứu, nếu hàn thì lưu kim.
e) Phép gia giảm: nếu có thêm đàm phối với Phong long, sâu 5 phân, bình bổ bình tả, Dương Lăng tuyền sâu 5 phân, tả. Nếu bị chứng, “thiên phong” thì châm thêm Thần môn, Bách hội, đều sâu 2 phân, tả Thần môn, bổ Hợp cốc.
f) Giải phương: Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương minh. Thái xung là Du huyệt của kinh Túc Quyết âm, Cả 2 huyệt đều nằm chỗ vùng gối và khuỷ tay, nơi quan trọng trong người. Tuy nhiên, công năng của chúng lại khác nhau: Hợp cốc chủ về khí, Thái xung chủ về huyết. Do đó, Hợp cốc có công năng điều khí, phát hạn giải biểu, đuổi Phong trần thống; Thái xung lại có công năng điều huyết, khai lợi quan tiết, đuổi Phong trấn áp được nỗi lo sợ, trừ đau nhức, dẫn khí hạ hành. Phối cả 2 huyệt sẽ điều được khí huyết, hoà được Âm Dương, trừ Phong, bình Can khí. Châm thêm Phong long, Dương Lăng tuyền sẽ trừ đàm, tiết Hoả châm thêm Bách hội, Thần môn sẽ làm an thần, bớt lo sợ…
g) Ghi chú: nhóm huyệt này trị những chứng điên giản quá thực rất có kết quả, khi châm thêm Thần môn, Bách hội sẽ trị được chứng ngũ giản. Nhóm này chính là nhóm mà Châm cứu đại thành gọi là “Tứ quan huyết”…

Nguồn tin: sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây