Quy trinh 92: HEN PHẾ QUẢN

Thứ tư - 04/12/2013 12:28

.

.
I. Đại cương: 1. Quan niệm của YHHĐ: Hen phế quản là trạng thái lâm sàng của sự phản ứng cao độ ở phế quản do nhiều kích thích khác nhau. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng là khó thở, tiếng cò cử, phù nề niêm mạc phế quản và tăng tiết nhầy phế quản. Hiện nay tại Việt Nam tỷ lệ hen phế quản khoảng 2-6% dân số và >10% ở trẻ em.
Nghĩ đến hen phế quản khi có một trong các dấu hiệu sau:
+ Cơn hen với đặc điểm: có tiền triệu hắt hơi sổ mũi, khó thở chậm thì thở ra.
+ Tiếng thở rít (trẻ em có viêm phế quản co thắt > 3 lần)
+ Tiền sử có một trong các triệu chứng sau:
          Ho về đêm > 3 lần
          Tiếng rít tái phát
          Khó thở tái phát
          Nặng ngực nhiều lần
+ Khám thực thể: Trong cơn hen tiếng ran rít, ran ngáy 2 bên phổi, rì rào phế nang giảm. Ngoài cơn không nghe thấy gì
Thăm dò chức năng hô hấp có rối loạn thông khí tắc nghẽn với FEV1 <80%, FEV1/VC <70%, FEV1 tăng > 15% sau khi dùng salbutanul 400mg.
     2. Quan niệm của YHCT
+ Hen phế quản thuộc phạm vi chứng háo suyễn, đàm ẩm
+ Nguyên nhân do nhiễm phải ngoại tà, ăn uống, tình chí bất thường ảnh hưởng đến công năng của tạng phế và thận: Phế tuyên giáng, thận nạp khí khi phế khí nghịch, thận không nạp khí dẫn đến khó thở tức ngực
Ngoài ra còn do tỳ hư không vận hoá thuỷ cốc, thận (+) hư không «n tỳ dương làm đàm ẩm ứ trệ gây đờm nghịch, khó thở, tức ngực.
+ YHCT quan niệm trong cơn hen phế quản là chứng thực; ngoài cơn hen là chứng hư.
II. Chỉ định:
Trong cơn hen phế quản phối hợp YHHĐ với YHCT (Thuốc thang, châm cứu, xoa bóp).
Ngoài cơn dùng các thuốc YHCT tăng cường chức năng của tạng phế, tỳ, thận.
III. Chống chỉ định:
Phải điều trị bằng YHHĐ khi bệnh nhân có cơn hen phế quản nặng cấp với các biểu hiện:
+ Khó thở khi nghỉ ngơi, người cúi về phía trước (trẻ em bỏ bú) kích thích đờ đẫn, lẫn lộn, thở chậm hoặc tần số thở >30 lần/1phút.
+ Ran rít giảm hoặc mất.
+ Mạch > 120 lần /phút (>160 lần/ 1 phút ở trẻ sơ sinh).
+ LLĐ < 60% giá trị lý thuyết, ngay sau khi điều trị ban đầu.
+ Đáp ứng thuốc giãn phế quản chậm và duy trì < 3giờ.
+ Không cải thiện triệu chứng 2-6 giờ sau khi dïng Coticoid toàn thân.
+ Diễn biến nặng dần lên.
IV. Chuẩn bị:
1. Cán bộ y tế: Cần 01 bác sỹ và 01 y tá
2. Người bệnh: ở tư thế bệnh nhân thấy dễ chịu.
+ Người cúi về phía trước.
+ Tư thế 1/2 nằm 1/2 ngồi.
+ Động viên người bệnh an tâm điều trị.
3. Phương tiện:
* Theo YHHĐ:
+ Thiết bị cung cấp oxy.
+ Bình xịt Ventoline hoặc Terbutalin.
+ Thuốc khí dung: Fulmi CH 500mg.
                             Bricanyl 2,5mg – 5mg.
                             Atrovent nang giãn phế quản.
+ Coticoid: solumedrol .
+ Thuốc båi phụ nước điện giải: NaCL 90/00, Glucoza 5%
+ Thuốc Diaphylin, Theophylin…
+ Bộ dây truyền, bông, cồn, panh…
* Theo YHCT:
+ Thuốc thang.
+ Kim châm cứu, mồi ngải.
4. Hồ sơ bệnh án: Bộ hồ sơ bệnh án theo đúng quy chế của Bộ Y tế.
V. Quy trình điều trị các thể theo YHCT:
Trong cơn hen: Cơn hen xuất hiện đột ngột, khó thở ra kèm tiếng cò cử, ngực đầy tức, không nằm được vã mồ hôi, sắc xanh nhợt chia 2 thể:
* Hen hàn: Người lạnh, sắc mặt trắng bệch, ho đờm trắng loãng dễ khạc, không khát, đại tiện nát, rêu lưỡi trắng nhợt, rêu mỏng, mạch huyền tế.
Pháp điều trị: Ôn phế, tán hàn, trừ đờm, bình suyển.
Bài thuốc: Tô tử giáng khí thang.
Tô tử                     12g                        Hậu phác               8g
Quất bì                   8g                         Quế chi                 12g
Bán hạ chế            8g                          Ngải cứu              12g
Đương quy           10g                         Gừng                      4g
Tiền hồ                 10g                          Đại táo                12g
Sắc uống ngày 1 thang
Châm bổ các huyệt:         Thiên đột, Chiên trung, Phong môn
                                       Định suyễn, Liệt khuyết, Tam âm giao
                                       Phong long, Túc tam lý
Cứu: Phế du, Cao hoang, Thận du.
* Hen nhiệt: Người bứt rứt, sợ nóng, mắt môi đỏ, đờm dính vàng, miệng khát, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch hoạt sác.
Pháp điều trị: Thanh nhiệt tuyên phế, hoá đàm định suyễn.
Bài thuốc: Kiện tỳ gia bán hạ gia thang.
Ma hoàng                8g                         Hạnh nhân             10g
Thạch cao             20g                        Tô tử                         8g
Bán hạ chế             6g                         Gừng tươi                4g
Xạ can                  10g                         Đại táo                   12g
Đình lịch tử             8g
Sắc uống ngày 1 thang
Châm tả các huyệt: Trung phủ, Thiên đột, Chiên trung, Định suyễn, Phế du, Xích trạch, Thái uyên, Phong long, Hợp cốc.

VI. Phương pháp kết hợp YHHĐ với YHCT:
- Tại các cơ sở YHCT chỉ nên điều trị các cơn hen nhẹ và trung bình. Các cơn hen phế quản nặng nên chuyển đến các cơ sở YHHĐ.
- Trong điều trị lúc cơn hen đang xảy ra nên sử dụng các phương pháp  điều trị bằng YHHĐ sau đó mới sử dụng các phương pháp YHCT.
* Với cơn hen trung bình.
YHHĐ: Salthitamil (Ventolin MD) 2 nhát 1 lần lúc bệnh nhân hít vào sâu, sau 15 phút bơm tiếp 2 nhát nếu bệnh nhân chưa đỡ. Có thể bơm xịt 2-3 lần/1giờ đầu.
Dùng Pretnisolon 5mg x 4-6 viên/24h uống sáng lúc no (chú ý trường hợp bệnh nhân có bệnh lý dạ dày tá tràng).
Thở oxy 2-4 lít/1 phút nếu người bệnh thiếu oxy.
Có thể dùng Theophylin nếu không có thuốc cường b2 dạng xịt (thận trọng trong những trường hợp đã dùng Theophylin thường xuyên).
YHCT: Phân loại thể: Hen hàn hay hen nhiệt để sử dụng bài thuốc cho phù hợp, cũng như sử dụng các công thức châm cứu, xoa bóp.
* Với cơn hen nặng - cấp: Chuyển các cơ sở YHHĐ điều trị, trước khi chuyển có thể phải sử dụng các thuốc sau:
+ Đặt đường truyền TM NaCL 90/00; Glucoza 5%: 2 lít/24h.
+ Thở oxy 2-6 lít/1phút.
+ Khí dung Bricanyl 2,5-5mg + 4ml NaCl 90/00 lúc đầu 15 phút/1lần sau 1h/1 lần. Fulmicor 500mg x 4 nang/24h cách 6h/1lần.
+ Solumedrol 40mg x 3 lần/24h tiêm tĩnh mạch.
+ Thuốc giãn phế quản Atrovent x 4 nang/24h.
+ Diaphylin 0,6mg/kg/24h truyền tĩnh mạch liên tục.
+ Sau khi cơn hen đã dứt mới sử dụng các thuốc YHCT bổ phế, thận, tỳ, để bổ trợ.
VII. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị:
Dựa vào bảng phân loại mức độ nặng nhẹ của cơn hen phân loại kết quả điều trị như sau:
+ Tốt:
          Bệnh nhân hết khó thở.
          Tần số thở trở về bình thường 18-20 lần/phút.
          Bệnh nhân có thể nói chuyện bình thường tỉnh táo.
          PaO2 > 99% lưu lượng đỉnh bình thường.
+ Khá:
          Bệnh nhân còn khó thở khi đi lại có thể nằm ngửa được.
          Tần số thở 23 lần/phút.
          Bệnh nhân có thể đối thoại được.
          Tri giác kích thích nhẹ.
          Lưu lượng đỉnh ≥ 80% giá trị bình thường dao động < 20%.
+ Trung bình:
          Người bệnh thích ngồi.
          Nói trả lời từng câu, không liên tục.
          Tần số thở > 23 đến 30 lần/phút.
          Tri giác kích thích, bồn chồn.
          Lưu lượng đỉnh > 60%; < 80% giá trị lý thuyết giao động > 30%.
+ Kém:
          Không đáp ứng với điều trị.
          Khó thở liên tục, bệnh nhân ngồi cúi về phía trước.
          Tần số thở > 30 lần/phút.
          Diễn đạt từ ngữ khó khăn trả lời từng từ một.
Tri giác kích thích: ngủ gà, lú lẫn.
Lưu lượng đỉnh < 60% giá trị lý thuyết dao động > 30%.
 

Nguồn tin: Bộ Y tế

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây