THIÊN GIA DIỆU PHƯƠNG: Các bệnh vần S

Thứ hai - 23/06/2014 08:28

.

.
“ Thiên gia diệu phương” có thể hiểu là “Những bài thuốc hay của đông đảo thầy thuốc” là một cuốn sách giới thiệu nhiều bài thuốc (cổ phương, tân phương, dân gian, gia truyền) dùng chữa những bệnh thường gặp nhưng chữa chạy không dễ dàng…Do đó, ngoài khái niệm và thuật ngữ của y dược học cổ truyền còn có khái niệm và thuật ngữ của y học hiện đại và cả 2 giới y dược cổ truyền và hiện đại đều có thể tìm thấy ở đây những kinh nghiệm bổ ích về y dược. GS Hoàng Bảo Châu

87. SA DẠ DÀY

- Biện chứng đông y: Tì vị khí hư, trung khí hạ hãm.

- Cách trị: Thǎng đề cố thoát.

- Đơn thuốc: Tứ kỳ thang.

- Công thức:

 Hoàng kỳ                 20g  Bạch truật                15g
 Chỉ xác                    15g  Phòng phong          10g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Lại XX, nữ, 42 tuổi, giáo viên nhiều nǎm sa dạ dày, sơ chẩn ngày 10-9-1975, bệnh nhân bụng đầy chướng sệ xuống, ợ hơi luôn, ǎn kém, đại tiện không lợi, lưỡi hồng nhạt, trên trắng bẩn, mạch trầm huyền hoãn. Tì hư khí trệ, thǎng giáng không đều. Dùng "tứ kỳ thang" thêm Mộc hương, Sa nhân mỗi thứ 5g, uống 3 tháng thì đỡ chướng bụng, thêm 3 thang nữa thì hết chướng. Sau đó dùng Bổ trung ích khí hoàn để điều lý, hai nǎm sau hỏi lại chưa tái phát, người béo ra.

- Bàn luận: "Tứ kỳ thang" là bài Ngọc bình phong tán thêm Chỉ xác, dùng thay Bổ trung ích khí thang, dược lực so với Bổ trung ích khí thang thì lớn hơn. Ngoài công hiệu chữa dạ dày còn có tác dụng chữa dãn dạ dày, sa ruột, thoát vị ruột non, lòi rom, sa tử cung.

 

86. SA NIÊM MẠC DẠ DÀY

- Biện chứng đông y: Trung khí bất túc, vị khí bất hòa.

- Cách trị: Điều vị bổ sung ích khí.

- Đơn thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm.

- Công thức:

 Đảng sâm                15g  Bạch truật                 10g
 Sài hồ                        6g  Hoàng kỳ                  30g
 Thǎng ma                  6g  Trần bì                      10g
 Cam thảo                   3g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Người đau bụng nhiều thì thêm Xuyên luyện tử 15g, Nguyên hồ 10g, Sao chỉ xác 10g.

- Hiệu quả lâm sàng: Trên lâm sàng đã điều trị nhiều ca đều khỏi cả.

 

174. SA THẬN (hai bên)

- Biện chứng đông y: Trung tiêu hư hàn.

- Cách trị: Ôn trung hành khí.

- Đơn thuốc: Ôn trung hành khí thang.

- Công thức:

 Nhục quế                 5g  Can khương          10g
 Đảng sâm              20g  Hoàng kỳ               20g
 Cát cǎn                  12g  Sài hồ                   10g
 Hoa binh lang          8g  Chỉ xác                  12g
 Cửu hương trùng  10g  Ngũ linh chi             6g
 Kê nội kim              10g  Cam thảo                8g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần. Đồng thời có thể kết hợp trị bằng phép châm.

- Hiệu quả lâm sàng: Cam X, nữ, 29 tuổi, công nhân, đến khám ngày 4/11/1977. Từ nǎm 1975 lại đây bụng trên đầy trướng khó chịu, vùng lưng cǎng thẳng, thân thể ngày một gày mòn. Đã kiểm tra bằng siêu âm phát hiện hai thận sa xuống, chẩn đoán là sa thận. Dùng bài "Ôn trung hành khí thang gia giảm" để trị. Đồng thời châm các huyệt Quan nguyên, Trung quản, Túc tam lý, mỗi ngày một lần. Điều trị hơn 20 ngày bệnh tình cải thiện, tinh thần chuyển biến tốt, đã kiểm tra siêu âm và chụp X quang, vị trí 2 thận đều khôi phục như thường, nửa nǎm sau hỏi lại, tình hình tốt.

- Bàn luận: Dùng phép Ôn trung hành khí, sử dụng bài "Ôn trung hành khí thang" để điều trị sa dạ dày cũng có kết quả tương đối tốt. Ca bệnh trên ngoài hai thận sa, dạ dày cũng sa, dùng bài trên để trị đồng thời chứng sa dạ dày cũng chuyển biến tốt, dạ dày từ dưới đường nối hai mào chậu 14 cm kéo lên còn 2 cm, vùng dạ dày cảm thấy dễ chịu. Đã theo dõi 64 ca sa dạ dày, chữa khỏi 32 ca, có kết quả rõ rệt 20 ca, chuyển biến tốt 9 ca, vô hiệu 3 ca.

 

157. SỎI BÀNG QUANG

- Biện chứng đông y: Thấp nhiệt, ứ trở, hư nhược.

- Cách trị: Lợi thấp hóa ứ, kết thông trở, bổ thận ích khí.

- Đơn thuốc: Niệu lộ kết thạch thang.

- Công thức:

 Hải kim sa                     15g  Kim tiền thảo              15g
 Xa tiền tử                      10g  Mộc thông                    6g
 Bạch vân linh                10g  Thanh, Trần bì mỗi thứ 10g
 Hoạt thạch                    12g  Hổ phách mạt               3g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu nhiệt nặng thêm Đại hoàng, Sơn chi, Cam thảo sao. Nếu thấp nặng thêm Trư linh, Dĩ nhân; nếu đau kịch liệt thêm Nguyên hồ sách, Tiểu hồi hương, Xích thược, Nga truật; nếu khí hư thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Sơn dược; nếu đái ra máu thêm Bồ hoàng, Đại tiểu kế; thận hư thêm Tang kí sinh, Xuyên đoạn, Thỏ ti tử, Nhục quế, Phụ phiến.

- Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nam, 43 tuổi, công nhân nông trường. Tới khám ngày 2-5-1974. Mắc bệnh đã 2 nǎm, đau hai bên bụng dưới, lan ra lưng, đau nhói như kim châm, lúc phát lúc không, đi tiểu bị đứt đoạn, khi đi tiểu, đau dương vật, mót giải, đôi khi đái máu. Ǎn không ngon, thân thể nặng nề, gầy yếu. Miệng khát, không uống được nhiều. Rêu lưỡi bẩn, mạch hoãn, mạch trái hơi trầm. Kiểm tra nước tiểu (-). Chụp X quang, xác định sỏi bàng quang, ở vùng bàng quang có thể thấy bóng viên sỏi đường kính vài centimet. Chứng này là thấp trọng ứ trệ, chữa nó phải hóa thấp hành khí chỉ thống thông lâm. Cho uống 7 thang bài thuốc trên có giảm. Khám lại: đau bụng dưới hơi giảm, đi tiểu còn có lúc đau, thân thể gầy yếu, rêu lưỡi và mạch vẫn như cũ. Lại theo bài thuốc cũ có gia giảm, cho uống 7 thang. Tổng cộng dùng 1 thang. Chụp X quang kiểm tra sỏi đã bị tống thải ra hết..

 

138. SỎI MẬT

- Biện chứng đông y: Can khí uất kết, mộc uất hóa hỏa.

- Cách trị: Sơ can lý khí, thanh nhiệt hóa trệ, lợi đởm bài thạch

- Đơn thuốc: Thanh đởm hóa thạch thang.

- Công thức:

 Sài hồ                        6g  Nga bất thực thảo    15g
 Diên hồ                      6g  Kim tiền thảo            15g
 Kim linh tử                10g  Hoàng cầm                 9g
 Uất kim                      6g  Thông thảo                3g
 Bồ công anh             12g  Bắc nhân trần          15g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Dương XX, nam, 54 tuổi, công nhân, đến khám ngày 8-10-1974. Bệnh nhân đau tức bụng trên đã hơn một nǎm, có lúc đau kịch liệt. Thường hay đau sau lúc ǎn cơm trưa, bắt đầu đau âm ỉ liên tục, rồi dần dần đau nặng thêm, xuyên bên bả vai đến mức toát mồ hôi hột, không chịu nổi. Sau điều trị xuất viện vẫn đau lại, thường miệng khô, buồn nôn, nôn mửa, ǎn uống không ngon, vùng bụng đầy hơi, tiểu tiện ít mà đỏ. Lúc đau thì bụng cự án, không vàng da, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch tả Quan huyền cấp, hữu Quan huyền sắc. Đó là can khí uất kết, mộc uất hóa hỏa. Nên trị bằng phép sơ can lý khí, thanh nhiệt hóa trệ, lợi đởm bài thạch. Uống Thanh đởm hóa thạch thang 6 thang giảm hẳn đau sườn, cũng chưa thấy lên cơn đau dữ dội. Mạch tả huyền sác, hữu huyền tế, lưỡi đỏ rêu mỏng vàng, tiểu tiện khá nhiều, can khí đã thưa thoáng, hỏa có biểu hiện đi xuống. Vẫn dùng bài thuốc trên uống thêm 4 thang nữa, hết hẳn đau. Nhưng dạ dày vẫn còn đầy tức, ǎn ít, mạch tả huyền hữu tế, lưỡi đỏ rêu trắng, đó là tì gặp mộc quấy phá, do đó phải kiện tì hóa thấp, lại dùng thêm bài thuốc lý can khí (Xuyên phác 9g, Phục linh 9g, Kim linh tử 9g, Bạch thược 9g, Mạch nha 9g, Mộc hương 6g, Đảm thảo 6g, Đảng sâm 12). Sau khi uống 5 thang thì ǎn được, hết tức trong dạ dày. Sau 1 tháng lại đến bệnh viện kiểm tra, chụp X quang không còn thấy sỏi mật trên phim nữa.

 

158. SỎI NIỆU QUẢN

- Biện chứng đông y: Thấp nhiệt uẩn kết.

- Cách trị: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm trục thạch.

- Đơn thuốc: Trục thạch thang.

- Công thức:

 Kim tiền thảo                 30g  Hải kim sa đằng            18g
 Bạch thược                   10g  Sinh địa                        12g
 Quảng mộc hương       4,5g
(cho vào sau)
 Hổ phách mạt                 3g
(chiêu uống với nước thuốc)
 Kê nội kim                      6g  Tiểu cam thảo              4,5g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần.

- Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 33 tuổi, cán bộ, tới khám ngày 14-1-1976. Từ ngày 29-12-1975 do bị đau lưng, đi đái dắt, mót đái, đái đau nên tới bệnh viện chụp X quang vùng bụng, ảnh cho thấy hình thận trái dường như hơi to. Ngang ụ ngồi trái trong tiểu khung có một đám mờ to bằng hạt lạc, bên cạnh lại có đám mờ nhỏ bằng nửa hạt gạo. Chẩn đoán là sỏi ở đoạn dưới niệu quản trái, kèm theo ứ nước ở bể thận trái. Bệnh nhân sợ mổ nên yêu cầu chữa bằng đông y. Lưỡi đỏ, rêu mỏng hơi vàng mạch huyền tế, hơi sác. Cho uống 6 thang "Trục thạch thang". Hết đau lưng, nhưng thỉnh thỏang cảm thấy đau trong thời gian rất ngắn. Mấy ngày nay cảm thấy chỗ đau chuyển xuống dưới. Mỗi lần đi tiểu xong thấy đau ở lỗ đái. Lưỡi vẫn như trước. Mạch huyền thốn nhược. Giữ nguyên bài thuốc, cho uống tiếp 14 thang, thì đái ra 2 viên sỏi, 1 viên bằng hạt lạc, 1 viên bằng nửa hạt gạo, hoàn toàn phù hợp với ảnh X quang. Ngoài ra còn đái ra một số chất như cát mịn. Sau đó bệnh cơ bản tiêu tan. Khuyên bệnh nhân uống bài thuốc lợi thủy thông lâm gồm: Trân châu thảo 12g, Tiểu diệp phong vĩ thảo 12g, Tiểu sinh địa 12g, Tiểu cam thảo 4,5g, Kim tiền thảo18g, Quảng mộc hương 3g (cho sau), lại uống mấy thang để củng cố.

- Bàn luận: Trong bài thuốc Kim tiền thảo thanh nhiệt lợi thấp trục thạch làm vị chủ dược; Hải kim sa đằng lợi thủy thông lâm, Kê nội kim tiêu sỏi làm phụ dược; Hổ phách mạt khử ứ thông lộ, chỉ thống, Quảng mộc hương hành khí giải uất chỉ thống, Sinh địa, Bạch thược lợi thủy mà không gây tổn âm làm tá dược. Còn Tiểu cam thảo lợi thủy và các vị khác làm sứ dược.

 

159. SỎI NIỆU QUẢN

- Biện chứng đông y: Hạ tiêu thấp nhiệt.

- Cách trị: Thanh nhiệt tiêu thạch, lợi thủy thông lâm.

- Đơn thuốc: Bài thạch thang.

- Công thức:

 Kim tiền thảo             30g  Kê nội kim (sống)     15g
 Biển xúc                    15g  Cù mạch                   15g
 Hoạt thạch                30g  Xa tiền tử                  15g
 Mộc thông                   6g  Đông quy tử              30g
 Lưu hành tử              18g  Ngưu tất                    10g
 Bạch mao cǎn           30g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Dùng bài thuốc trên chữa đường tiết niệu nói chung không cần gia giảm, đặc biệt đối với bệnh thành cơn, cấp tính thì hiệu quả càng tốt. Liệu trình thường là 30 ngày. Tổng kết trong 100 trường hợp thì tỉ lệ thải được sỏi ra ngoài là 56%, làm tan sỏi 4%.

 

160. SỎI NIỆU QUẢN

- Biện chứng đông y: Thấp nhiệt hạ chú.

- Cách trị: Tiêu thạch thông lâm, hành khí hóa ứ, thanh lợi thấp nhiệt.

- Đơn thuốc: Niệu lộ bài thạch thang số 2.

- Công thức:

 Kim tiền thảo          30g  Thạch vi                 30g
 Xa tiền tử               24g  Mộc thông              10g
 Cù mạch                15g  Biển xúc                 24g
 Chi tử                     20g  Đại hoàng              12g
 Hoạt thạch             15g  Cam thảo sao        10g
 Ngưu tất                15g  Chỉ xác                   10g

Mỗi ngày 1 thang chia sắc làm 2 lần, một lần uống hết. Trong thời gian uống thuốc cố gắng uống nhiều nước, hoạt động nhiều, phối hợp gián đoạn với Tổng công kích liệu pháp. Phương pháp tổng công kích liệu pháp như sau: 8g30 uống 500ml nước, uống 75mg dihydroclorothiazid; 8g45 uống 1 thang "Niệu lộ bài thạch thang" số 2; 9g00 uống 500ml nước; 9g30 uống 500ml nước, tiêm bắp 1mg atropin 9g35 điện châm: huyện Chiếu hài (-), Tam âm giao (+), kích thích tương đối mạnh, sóng điện ngắt quãng, lưu kim 25 phút , 10 giờ xuống giường hoạt động.

- Hiệu quả lâm sàng: ng dụng bài thuốc trên phối hợp với tổng công kích liệu pháp để điều trị 400 trường hợp sỏi niệu quản, trong đó thải ra sỏi có 240 trường hợp (60%), sỏi di chuyển xuống dưới 69 trường hợp (17,3%). Cộng tỉ lệ kết quả 77,3%. Trung bình thời gian điều trị là 19,2 ngày.

- Bàn luận: Cần nắm vững bài thuốc thải sỏi trên thích ứng với các chứng sau: 1. Sỏi có đường kính ngang nhỏ hơn 1cm, đường kính dài nhỏ hơn 2cm, 2. Hệ tiết niệu không có dị dạng về giải phẫu và những biến đổi bệnh lý, 3. Chức nǎng thận bên bệnh còn tốt.

 

88. SỎI TÁO ĐEN DẠ DÀY

- Biện chứng đông y: ǎn quá nhiều táo đen, ngưng tụ thành ra tích.

- Cách trị: Tiêu đạo công tích.

- Đơn thuốc: Gia vị tiếu thừa khí thang.

- Công thức:

 Chế xuyên phác           9g  Sinh sơn tra               15g
 Thần khúc                  15g  Sinh mạch nha           15g
 Chỉ thực                       9g  Sinh địa hoàng             9g
 Binh lang                    15g  

Mỗi ngày một thang, sắc hai nước, chia ra 3 lần mà uống. Buồn nôn và nôn mửa thì thêm Chế bán hạ 9g, Trần bì 9g; Bụng chướng thì thêm Lai phục tử 15g; đại tiện táo bón thì thêm Nguyên minh phấn 9-15g; chảy máy dạ dày thêm Thiến thảo cǎn 9g, Ngẫu tiết 15g.

- Hiệu quả lâm sàng: Những nǎm vừa qua tổng cộng có 7 ca sỏi táo dạ dày đã được điều trị bằng bài thuốc này, tất cả đều là bệnh nhân nội trú. Trước khi điều trị các bệnh nhân đều có bệnh sử ǎn quá nhiều táo, và đã được chụp X quang bari sunfat chẩn đoán chắc chắn, sau khi trị, mọi chứng đều hết, kết quả khỏi hẳn 5 ca, thuyên giảm 2 ca. Biên XX, nǎm, 57 tuổi, ngày 30-11-1970, do bụng trên đau chướng đầy 1 tháng mà vào viện. Một tháng trước bệnh nhân ǎn táo tươi ước 40-50 quả, và 2 quả thị, ǎn xong thì thấy bệnh trên đau kéo dài, đầy chướng khó chịu, nửa tháng nay bệnh càng nặng. Kiểm tra X quang thấy trong dạ dày có 3 cục to bằng hạt đào cho đến bằng nắm tay, mật độ không đều, có thể di động, có hình ảnh vết loét ở bờ cong nhỏ. Chẩn đóan là sỏi táo dạ dày và loét ở bờ cong nhỏ. Tiền sử nói chung không có gì đặc biệt. Khám thấy: bệnh nhân gầy gò trông có dáng đau ốm lâu ngày, chất lưỡi hồng nhạt, rêu mỏng, mạch nhược, tim phổi bình thường, cơ bụng mềm, dưới mũi ức sờ thấy một cục 7x4 cm, cứng, ấn đau nhẹ, di động được, chưa sờ thấy gan lách. Vào viện đến ngày thứ 5, bắt đầu điều trị bằng đông y. Biện chứng đông y cho là ǎn quá nhiều táo ngưng tụ thành ra tích, phép trị là tiêu đạo công tích, dùng bài trên 5 ngaỳ bắt đầu đi ngoài ra táo, sau đó một tuần tổng cộng đã bài xuất hơn một chục cục to bằng hạt đào, uống thuốc hai tuần thì ra sạch. Kiểm tra X quang thấy hết cục, loét cũng khỏi.

- Bàn luận: Bệnh này ngày xưa gọi là "bạo chứng", "quả tích", dùng bài này điều trị 7 ca đều là do ǎn quá nhiều táo sống lạnh mà ra, ngoài một ca có bệnh sử tì vị hư nhược, các ca khác đều khoẻ mạnh vô bệnh, có thể thấy ǎn một lúc nhiều táo là nguyên nhân sinh bệnh này. Trị bệnh này theo nguyên tắc của "Nội kinh" là "kiên thì bóc, lưu thì công, kết thì tán, khách thì trừ". Cho dùng Gia vị tiểu thừa khí thang, trong đó Chỉ thực để tiêu bĩ, Hậu phác làm hết đầy, Sơn tra, Thần khúc, Mạch nha để tiêu đạo, Bình lang, Đại hoàng để công kiên hạ tích, đủ tiêu tích. Bài này đơn giản, rẻ tiền hữu hiệu, hơn hẳn phẫu thuật, có thể áp dụng rộng rãi.

 

161. SỎI THẬN VÀ Ứ NƯỚC BỂ THẬN

- Biện chứng đông y: Thận khí hư tổn.

- Cách trị: n thận hành thủy.

- Đơn thuốc: Phụ kim thang.

- Công thức:

 Thục phụ tử             12g  Kim tiền thảo           30g
 Trạch tả                   10g  Thục hoàng địa        20g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Lưu XX, nam, 46 tuổi, nhân viên, khám lần đầu ngày 15-6-1977. Bị sỏi thận phải đã hơn 1 nǎm, uống thuốc thải sỏi và phối hợp "tổng công kích" nhiều lần không kết quả. Vì bị ứ nước nhẹ, bệnh viện khuyên nên mổ, nhưng bệnh nhân yêu cầu dùng đông y. Đầu váng, mắt hoa, mặt phù, lưng bên phải nặng, bụng dưới và 2 chân lạnh, nước tiểu đục, đêm đi tiểu nhiều. Môi lưỡi trắng nhợt, mạch phù, hư mà trì. Chẩn đoán lâm sàng là sỏi thận và ứ nước bể thận. Sau khi uống 20 thang "Phụ kim thang", thể lực dần dần hồi phục. Tháng 9 nǎm ấy chụp phim kiểm tra thấy sỏi đã di chuyển xuống đoạn trên của niệu quản. Lúc ấy bụng dưới bị đau, trướng và nặng, tiểu tiện không lợi. Dùng bài thuốc cũ, thêm Đông qui tử 12g, Nhục quế 3g. Uống liền 25 thang cuối cùng thải ra 1 viên sỏi cỡ 0,9 x 1,4cm. Chụp phim không còn thấy sỏi. Các chứng đều đã hết.

- Bàn luận: Chữa bệnh sỏi thận sao thêm ôn nhiệt? Kha Vân Bá nói rằng:" Trong thận có hỏa thì mới có thể trị thủy được", ứ bể nước do sỏi gắn đọng phần nhiều thuộc dương hư. Ôn vận thận dương là phép trị bệnh tốt, đặc biệt là đối với bệnh dương hư lâu ngày, có khả nǎng chịu được lượng Phụ tử nhiều hơn người bình thường. Xuất hiện cảm giác lạnh 2 chân là biểu hiện thận dương hư, đó là chứng có thể dùng Phụ phiến. Đau lưng đái ra máu, mủ mà dùng Phụ, Quế là vị thuốc tân, cam đại nhiệt thì dường như khó giải thích. Nhưng cần biết đau lưng, đái ra máu mủ là các chứng bệnh của sỏi. Cǎn cứ vào chỗ bụng dưới lạnh đau, thích nóng, thích xoa nắn, thì Kim tiền thảo thạch thông lâm, lại được đại nhiệt của Phụ tử, như vậy tính hãm tiêu tan mà giữ lại được tính thông lợi, một bên hàn một bên nhiệt, một đằng thông một đằng tắc, thǎng giáng cùng tác dụng, chúng trợ giúp lẫn nhau để đạt kết quả. Dùng các vị khổ, cam hàn như Kim tiền thảo, Đông qui tử, thêm Nhục quế để trợ lực cho Phụ tử. Khí hóa hành, nhiệt giải tà xuất, đó là cái vững của sự không vững, sự thông của cái không thông. Thông dương không phải là ở chỗ thông lợi mà là do ôn, thận dương mà phấn chấn thì tinh ẩn sẽ dấu sẽ phục chính, cho nên chủ ý không phải là chữa đau, lạnh bụng dưới mà quan trọng là ở chỗ khôi phục chức nǎng của thận, do vậy mà sỏi bị đẩy xuống.

 

156. SỎI TIẾT NIỆU

- Biện chứng đông y: Thận hư, thấp nhiệt uẩn kết.

- Cách trị: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm chỉ thống.

- Đơn thuốc: Tang cǎn tam kim nhị thạch thang.

- Công thức:

 Tang thu cǎn                30g       
(Tang chi cũng được)
 Kê nội kim                  10g
(rang cát tán nhỏ, chia ra uống)
 Kim tiền thảo                30g  Hải kim sa                  30g
 Hoạt thạch                   30g  Thạch vi                      15g
 Vương bất lưu hành       9g  Ngưu đằng                   9g
 Tì giải                            9g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần. Nếu tích nước bể thận thì thêm Bạch giới tử (sao), Lai phục tử (sao) mỗi thứ 15g.

- Hiệu quả lâm sàng: Giang XX, nam, cán bộ. Tháng 9-1977, đang đi công tác đột nhiên bị đau lưng, cứ hơi ngửa lên cúi xuống là xương sống đau như gẫy, không chịu nổi. Mọi hoạt động bị hạn chế. Nước tiểu vàng đỏ, có máu rõ ràng. Uống thuốc, tiêm thuốc đều không đỡ, lập tức đưa về điều trị. Bệnh nhân vẻ đau đớn, mặt trắng bệch, mồ hôi vã ra. Kể rằng lưng đau từng cơn đau lan xuống bụng dưới, cơn đau lan xuống bẹn. Xét nghiệm nước tiểu: albumin (+), hồng cầu (+++), bạch cầu 6-9. Rêu lưỡi vàng, dày, bẩn, mạch trầm, huyền, có lực. Chụp phim chuẩn đoán là sỏi thận phải. Bệnh nhân xin uống thuốc đông y. Bèn cho uống liền 5 thang bài thuốc trên. Sau đó bênh nhân lại đến, mừng rỡ kể rằng: buổi sáng đi tiểu, bỗng thấy bị tắc, dòng nước tiểu bị ngắt, đau nhói không chịu được, đường niệu như có vật gì kẹt lại. Bèn lấy sức rặn mạnh, viên sỏi to bằng hạt đỗ tương theo nước tiểu bắn ra, chợt cảm thấy khắp người nhẹ nhõm như vừa trút được gánh nặng. Lưng dần dần hết đau. Đi chụp phim X quang, hai thận và niệu quản không còn thấy bóng của sỏi. Bèn cấp cho thuốc bổ thận kiện tì trừ thấp để củng cố. Sau nửa nǎm hỏi lại, lưng không còn đau tái phát, xét nghiệm nước tiểu hoàn toàn bình thường. Nghe tin Giang XX bị sỏi đường niệu nhờ đông y mà thải được. Trần XX cũng đến yêu cầu chữa đông y. Ông này từng đi khám chẩn bệnh là sỏi niệu đạo trái kèm theo nước ứ bể thận trái. Dùng bài thuốc trên, bỏ Tì giải, thêm Bạch giới tử (sao) Lại phục tử (sao) đối với chứng ứ nước bể thận, uống liền 8 thang, trước sau đi tiểu ra 4 hạt sỏi to bằng hạt đỗ xanh. Các chứng lâm sàng đều cơ bản tiêu tan.

- Bàn luận: Sỏi là một trong những bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu. Sỏi phần nhiều bắt nguồn từ thận và bàng quang. Sỏi này chỉ có thể mổ lấy ra hoặc tự thải ra chứ rất khó hòa tan, vì vậy dễ tạo thành tắc đường niệu hoặc nhiễm khuẩn, nếu không kịp thời xử lý thì bể thận bị ứ nước, rồi chứng tǎng urê huyết sẽ tới rất nguy hiểm. Mấy nǎm nay, chữa sỏi tiết niệu theo phương pháp kết hợp đông tây y, tức là tây y chẩn đoán rõ ràng chính xác (bao gồm kích thước, hình dáng, số lượng hạt sỏi, chức nǎng của thận tốt hay xấu, có nhiễm khuẩn không) rồi cho dùng bài thuôcỳ thải sỏi thích hợp để thải sỏi ra một cách kết quả, giải trừ đau đớn cho bệnh nhân. Qua những tư liệu tích luỹ được, việc thải sỏi quyết định bởi vị trí, kích thước và độ nhẵn của viên sỏi. Nếu các điều kiện trên thuận lợi, lấy bài thuốc trên làm chính, có gia giảm thêm thì hiệu quả thu được khá tốt. Nói chung sau khi uống thuốc, viên sỏi đều thải được ra ngoài.

 

253. SỐT CAO

- Biện chứng đông y: Tà nhiệt vào dương minh, đọng ở da thịt.

- Công thức: Cam hàn thanh nhiệt.

- Đơn thuốc: Thanh nhiệt thang.

- Công thức:

 Sinh thạch cao         50g  Tri mẫu                    10g
 Cam thảo                 10g  Hoàng liên                 5g
 Hoàng cầm              10g  Sơn chi                   10g
 Hoàng bá                 10g  Sinh khương           3 lát
để dẫn thuốc
 Ngạnh mễ              100g
(bỏ bao mà sắc)
 

Sẵn uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Khương XX, nam, 14 tuổi, học sinh, sơ chẩn ngày 2/3/1978, cho biết sau khi phải cảm thì sốt cao, đã dùng các thuốc kháng sinh để giải nhiệt chấn thống và truyền dịch để điều trị, nhưng vẫn sốt cao trên 39,2 độ C, kéo dài 8 ngày không lui, cả nhà hoang mang lo sợ.

Các triệu chứng hiện nay là: thân nhiệt 39,2 độ C, mặt đỏ, miêng khô khát, bồn chồn không yên, mồ hôi hầm hập. Lưỡi đỏ sẫm, rêu vàng khô mà dày, sốt cao kéo dài không lui với 4 chứng là người nóng, miệng khát, ra mồ hôi, mạch hoạt sác mà dại, có thể chẩn đoán là chứng nhiệt ở dương minh "Nội kinh" viết: nhiệt ắt bình phu hoãn, lỗ chân lông mở, mồ hôi ra nhiều, tà nhiệt vào dương minh đọng ở da thịt không khử được, làm cho người nóng cao không lui. Thân nhiệt không lui ắt bì phu tri hoãn, hoãn ắt lỗ chân lông mở và ra mồ hôi do đó mồ hôi hầm hập. Mồ hôi ra và nhiệt thịnh ắt hại đến tân dịch làm cho miệng khát mà rêu lưỡi vàng khô. Nóng dữ ắt huyết dịch sôi sục, tuần hoàn tǎng nhanh, các lạc mạnh nhỏ bé sung huyết, biểu hiện ra các chứng mặt đỏ, mắt đỏ, lưỡi đỏ, sẫm, mạch hoạt sác mà dại v.v... có thể sơ bộ chẩn đoán là chứng nhiệt ở dương minh, dùng phép cam hàn thanh nhiệt phối hợp thêm các thuốc khổ hàn thích hợp dùng bài Bạch hổ thang và Hoàng liên giải độc thang phối hợp (tức là bài Thanh nhiệt thang nói trên). Ngày 4 tháng 3 người nhà bệnh nhân hết sức mừng rỡ đến báo cho biết: hiệu quả của thuốc này đặc biệt tốt, hôm ấy uống hết 1 thang thuốc thì chứng người nóng đã lui một nửa, uống hết một nước sắc thứ hai thì thân nhiệt hạ xuống tới 36,4 độ C, bệnh khỏi.

 

254. SỐT NHẸ

- Biện chứng đông y: Ôn tà phạm phế, chuyển ngược lên tâm bảo, tổn thương đến âm của can thận, ôn tà lâu ngày hư nhiệt không lui.

- Cách trị: Tư âm thanh nhiệt.

- Đơn thuốc: Thanh cốt tán gia giảm.

- Công thức:

 Địa cốt bì                  15g  Thanh hao                  5g
 Tri mẫu                     12g  Đơn bì                     12g
 Hoài ngưu tất            10g  Thái tử sâm             15g
 Mạch đông                10g  Ngũ vị tử                   6g
 Phi hoạt thạch           10g  Cam thảo                  3g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Đoạn XX, nam, 30 tuổi, cán bộ. Tháng 9 nǎm 1979 đột nhiên sốt cao, thân nhiệt 39 độ C, điều trị ngay tại bệnh xá đơn vị. Khởi đầu chữa theo cảm mạo, theo dõi mấy ngày không hiệu quả phải vào bệnh viện. Qua nhiều xét nghiệm loại trừ các bệnh truyền nhiễm virút, vi khuẩn, rickettsia và các bệnh phong thấp nhiệt, bệnh máu, bệnh viêm gan. Tuy đã hội chẩn nhiều lần song chưa có chẩn đoán xác định, phải cho điều trị triệu chứng và nâng sức, nằm bệnh viên hơn 2 tháng sốt cao lui dần, thân nhiệt xuống đến 37,5 độ C thì xuất viện. Sau khi xuất viện cứ sốt nhẹ mãi không dứt. Ngày 25/3/1980 đến khám bệnh viện chúng tôi, thấy thần kinh suy sụp, mặt vàng bợt, người gày gò, mạch trầm tế mà hơi sác, chất lưỡi đỏ non, đến khám 8 lần. dùng "Thanh cốt tán gia giảm" tất cả 24 thang, thân nhiệt giảm xuống dưới 37 độ C, theo dõi 1 tuần lễ chưa thấy lên cao, hết cả chứng váng đầu, tim nhanh, sức khỏe được phục hồi.

- Bàn luận: Sốt là triệu chứng thường thấy trên lâm sàng, có thể phát sinh trong nhiều quá trình bệnh lý. Đông y qui nạp về hai phương diện "ngoại cảm" và "nội thương", sốt do nội thương thì nhiệt độ thường thấy là sốt nhẹ, nguyên nhân bệnh lý phần nhiều là thể chất hư nhược hoặc nhiệt bệnh lâu ngày không khỏi, đến nỗi âm tinh bị tổn khuyết, trên lâm sàng tương đối hay gặp, ca bệnh nói trên là thuộc về nhiệt bệnh thương âm, nhưng lại kèm thấp tà kéo dài (rêu lưỡi trắng hơi vàng) thêm Hoạt thạch, Cam thảo để lợi thấp thanh nhiệt. Bài Thanh cốt tán này gốc từ cuốn "Chứng trị chuẩn thằng".

 

255. SỐT NHẸ

- Biện chứng đông y: Khí hư phát nhiệt.

- Cách trị: Bổ khí thǎng đề.

- Đơn thuốc: Bổ trung ích khí thang.

- Công thức:

 Hoàng kỳ                  30g  Bạch truật                   9g
 Trần bì                        9g  Thǎng ma                    6g
 Sài hồ                       10g  Đảng sâm                  12g
 Đương qui                  9g  Cam thảo                    9g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Bàn luận: Những trường hợp sốt không rõ nguyên nhân mà không lui dùng phép bổ khí thǎng đề, uống bổ trung ích khí thang phần lớn đạt kết quả như mong muốn. Kiểu sốt nhẹ này thân nhiệt nói chung trên dưới 38 độ C mà lâu ngày không khỏi, bạch cầu đều bình thường, đồng thời có những triệu chứng thở ngắn, lười nói, ǎn giảm, tinh thần mệt mỏi, yếu sức, phân mềm, lỏng mạch lui hoặc hư sác vô lực, có lúc cũng thấy miệng khô môi đỏ, lưỡi đỏ dày v.v.... rất dễ chẩn đoán nhầm là âm hư, cho dùng thuốc dưỡng âm thanh nhiệt thường vô hiệu hoặc lại sốt nặng thêm. Dùng "Bổ trung ích khí" để chữa bệnh này quan trọng nhất là dùng lượng thuốc hợp lý. Lượng Hoàng kỳ phải cao, nói chung trên dưới 30g, Sài hồ trên dưới 10g, Sài hồ vốn có thể thanh nhiệt nhưng sốt do hư khí mà nếu không cùng dùng với Hoàng kỳ thì khó có công hiệu, đây chính là phép "Cam ôn đại nhiệt". Những điều kể trên là kinh nghiệm của cụ Trương Hải Phong.

 

256. SỐT NHẸ

- Biện chứng đông y: Can đởm khí trệ, chứng bệnh của thiếu dương.

- Cách trị: Sơ can thanh nhiệt, kiện tì lý khí.

- Đơn thuốc: Tiêu sài hồ thang gia giảm.

- Công thức:

 Sài hồ                       9g  Hoàng cầm              15g
 Liên kiều                 15g  Song hoa                15g
 Bản lam cǎn            30g  Bán hạ                      9g
 Đảng sâm               12g  Trần bì                      9g
 Thanh hao               12g  Chỉ xác                    9g
 Tiêu tam tiên
( mỗi thứ)                 9 g
 Nhân sâm                 6g
(uống riêng nước)

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Đã điều trị 7 ca sốt nhẹ không điển hình như ca dưới đây đều khỏi. Chu XX, nam, 59 tuổi, cán bộ, 8 tháng trước do sỏi mật nên đã cắt bỏ túi mật, một tháng trước đây sốt nhẹ (37,1 - 37,5 độ C) không rõ nguyên nhân. Bạch cầu 6999/mm3, trung tính 72%, lympho 28%, gan có chức nǎng bình thường và không có triệu chứng thực thể, chiếu ngực và các xét nghiệm khác đều không thấy gì bất thường. Đã dùng nhiều thứ thuốc kháng khuẩn không có công hiệu, xin khám chữa đông y. Cǎn cứ tình trạng sốt nhẹ phải đi phải lại, váng đầu, nhức đầu, ǎn xong thì đầy bụng, ǎn uống không ngon, sút cân, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng đắng, họng khô, ngực sườn đau âm ỉ, người yếu dễ ra mồ hôi, rêu lưỡi mỏng trắng, chất lưỡi đỏ thắm, mạch huyền. Đã phân tích các triệu chứng trên, đưa ra phép chữa và cách dùng thuốc. Cho bài trên 6 thang, thân nhiệt trở lại bình thường, các triệu chứng giảm nhẹ rõ rệt, lại uống thêm bài trên 8 tháng nữa, thân nhiệt bình thường bệnh khỏi.

- Bàn luận: Người bệnh này thể chất yếu đuối, lại đã bị cắt bỏ túi mật, tuy đã quá 6 tháng nhưng chính khí chưa hồi phục, như vậy bất luận tình chí nội thương hoặc tà thừa hư xâm nhập đều có thể làm cho can khí ứ trệ, can chủ vệ sơ tiết, tính thích điều đạt, ứ lâu ắt có thể hóa nhiệt phát thành chứng bệnh của thiệu dương. Sách "Thương hàn luận" nói: "Thiếu âm mà bị bệnh thì miệng đắng họng khô, mắt hoa vậy", lại viết "hàn nhiệt đi đi lại lại, sườn ngực đầy khó chịu, chẳng muốn ǎn uống, tâm phiền muốn nôn... thì phải dùng Tiêu sài hồ thang để chữa vậy". Cách trị ca bệnh này là theo phép của Tiêu sài hồ thang, lại kết hợp với bệnh chứng cụ thể của người bệnh là dùng các thuốc phù chính hòa trung và thanh nhiệt giải độc, lấy sài hồ, Thanh hao để giải uất nhiệt của thiếu dương, Bản lam cǎn, Liên kiều, Hoàng cầm, Song hoa giải độc kháng khuẩn để thanh trừ nội tà của thiếu dương, Nhân sân, Đảng sâm, Cam thảo bổ khí hòa trung tǎng cường sức kháng bệnh của cơ thể, Trần bì, Bán hạ, Tiêu tam tiên, Chỉ xác kiện tì hòa vị, tiêu trừ các triệu chứng ở đường tiêu hóa. Phép điều trị và thuốc phù hợp với bệnh làm tǎng tác dụng của thuốc, vừa công vừa bổ, đem lại kết quả nhanh chóng.

 

257. SỐT NHẸ (sốt mùa hè)

- Biện chứng đông y: Thư nhiệt hiệp thấp.

- Cách trị: Tuyên khai ôn hóa.

- Đơn thuốc: Thanh tuyên ôn hóa ẩm.

- Công thức:

 Liên kiều                15g  Phục linh                 9g
 Hạnh nhân               9g  Bội lan                    9g
 Mao cǎn                12g  Trần bì                    6g
 Ý dĩ nhân                9g  Trúc diệp                 6g
 Cam thảo                3g  Song hoa                6g

Riêng  Hà diệp 6g (có thể dùng 1 tàu lá sen tươi)

Sắc uống thay nước trà.

- Bàn luận: Mùa hè nóng nực mà sốt (sốt mùa hè) không lui và buổi chiều sốt tǎng, bụng trên tắc khó chịu, khát nhiều song uống ít, hoặc cứ đến mùa hè thu thì mình nóng hoặc không thoải mãi, rêu lưỡi bẩn, mạch trệ, hoặc cảm phải thứ thấp mà sốt nhẹ không lui, đều có thể dùng bài này. Các chứng kể trên phần lớn là do thấp và nhiệt kết hợp gây lên, nếu không dùng phép khinh thanh tuyên hoá, một mặt thanh nhiệt, một mặt dùng thuốc phương hóa thấp tà thì không thể có công hiệu. Còn nếu có cả tiểu tà có thể thêm Lô cǎn và Bạc hà. Nếu tiểu tiện đỏ và ít thì có thể thêm Hoạt thạch (Thanh tuyên ôn hóa ẩm) cũng có thể chữa bệnh nhân bị gan mạn tính có các chứng can nhiệt tì thấp, biểu hiện chủ yếu là ǎn ít, toàn thân mệt mỏi, sườn đau bụng chướng, miệng đắng lưỡi khô, buồn nôn, tay chận nặng nề yếu sức, lưỡi bẩn dính, trong miệng cũng bẩn dính. Trên cơ sở bài trên mà thêm Nhân trần, Sa nhân. Còn nếu dưới vùng dưới tim mà đầy tắc thì lúc đó có thể thêm Uất kim, Qua lâu xác, Chỉ xác.

 

258. SỐT NHẸ KÉO DÀI

- Biện chứng đông y: Dương hư khí nhược.

- Cách trị: Ôn bổ dưỡng khí.

- Đơn thuốc: Ôn dương ích khí phương.

- Công thức:

 Đảng sâm                40g  Hoàng kỳ                 50g
 Cam thảo                 10g  Thǎng ma                10g
 Tử tô                       10g  Đương qui               15g
 Bạch truật                15g  Trần bì                     15g
 Xuyên khung              5g  Phục thần                30g
 Bán hạ                    10g  Quế chi                   15g
 Ngũ vị tử                 15g  Viễn chí                   15g
 Táo nhân                 15g  Bá tử nhân              15g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 24 tuổi, sơ chẩn ngày 15/2/1978. Bốn nǎm trước đây, sốt nhẹ kéo dài mãi không lui. Thân nhiệt lúc nào cũng xấp xỉ 37 độ C, đã chữa bằng thuốc tây trước sau không hạ nhiệt. Triệu chứng biểu hiện là: đầu nhức, chóng mặt, yếu sức, thở ngắn, lười nói, tự đổ mồ hôi, tim đập, trong lòng hoảng loạn không yên, ngủ ít hay mơ, sợ gió sợ lạnh, tay chân không ấm, lúc vận động thì thở gấp như xuyễn, mặt trắng bệnh, lưỡi nhạt non mà ít rêu, mạch hơi nhược. Mạch chứng của dương hư. Đó là cǎn cứ để chẩn đoán là dương hư. Dương lui hãm xuống, thanh dương thì không thể thǎng lên ở đầu mặt, gây đầu nhức chóng mặt, sắc mặt trắng bệch. Dương nhược ắt khí nhược, khí nhược ắt công nǎng của cơ thể suy thoái làm cho hơi thở ngắn, lười nói, toàn thân yếu mệt. Tâm khí hư, ắt tim đập trong lòng hoảng loạn ngủ ít mơ nhiều. Vệ khí hư ắt không thể cổ biểu nên mồ hôi tự ra. Dương hư mà sao lại nóng? Đó là vì dương khí của cơ thể trong tình trạng bình thường thì không ngừng toả ra ở cơ biểu, dương hư không đủ sức vượt ra ngoài mà uất lại ở đa cơ vì vậy mà 4 nǎm nay sốt nhẹ không lui. Cho uống "Ôn dương ích khí phương" lấy ôn dương bổ khí để trừ khử gốc bệnh. Khám lần thứ hai: ngày 20/2/1978, người bệnh cho biết đã uống hết 3 thang "Ôn dương ích khí phương", thân nhiệt hạ xuống còn 36,5 độ C, chứng sốt nhẹ 4 nǎm nay đã khỏi hẳn, hiện chỉ còn lại chứng tim đập nhanh, ngoài ra không còn gì khó chịu. Lại cho bài "Quế chi long cốt mẫu lệ thang gia giảm" để củng cố.

 

259. SỐT NHIỄM KHUẨN

- Biện chứng đông y: Thử nhiệt hiệp với thấp.

- Cách trị: Tâm lương giải cơ, thanh khí giải độc, kèm theo thấu biểu, phương thương hóa trọc thanh dinh và thông phủ.

- Đơn thuốc: Ngân kiều bạch hổ thang.

- Công thức:

 Ngân hoa            10 -15g  Liên kiều            10 - 15g
 Cát cǎn               18-30g  Cam thảo              6-10g
 Tri mẫu                10-15g  Sinh thạch cao   50-100g
  (bao riêng sắc trước)
 Thạch cao           10-15g
  (bao riêng cho vào sau)
 

Trên là liều dùng cho người lớn, trẻ em và người già yếu có thể giảm lượng.

Sắc uống hai lần. Người bệnh nặng có thể uống mỗi ngày 2 thang. Không có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, các chứng biểu vệ nặng hoặc kèm ho xuyễn thì thêm Ma hoàng, Hạnh nhân; rêu lưỡi bẩn, vàng, yếu sức, ǎn kém, ỉa lỏng kèm thấp thì bỏ Tri mẫu, Cát cánh, thêm Hoắc hương, Bội lan, táo bón, rêu lưỡi vàng đỏ, ban chẩn từng đám, mạch tế sác thì thêm Tê giác, Huyền sâm, Sinh địa, có mụn nhọt mưng mủ thì lấy Bạc hà đổi cho Thanh hao, thêm Bồ công anh, Xuyên liên. "Ngân kiều bạch hổ thang" điều trị bệnh nhân sốt cao do nhiễm khuẩn, như viêm phổi do vi khuẩn cúm, cảm mạo cúm, viêm não, nhiễm trùng cục bộ cấp, virut, viêm phổi, đều có hiệu quả tốt, bài là thuốc hạ sốt đông y khá ổn định, điều trị cả gốc lẫn ngọn. Những người sốt cao, sau khi biện chứng đều có thể dựa vào bài thuốc trên gia giảm, sau khi hết sốt cao lại tiếp tục biện chứng luận trị, có thể đạt được kết quả điều trị rất tốt.

Tǎng XX, nam 21 tuổi, học viên đông y, đầu mùa hè 1966 giữa ngày nắng gắt lên núi hái thuốc, rồi xuống nước bơi lội, hai ngày sau sốt cao 39,6 độ C, ngày hôm ấy uống thuốc cảm mạo tự chế, sốt lui nhưng hôm sau lại lên tới 40,8 độ C, phải đến bệnh viện huyện cấp cứu. Chẩn đoán là: 1 - cảm mạo nặng. 2- thương hàn (là một bệnh ngoại cảm do hàn gây nên, không phải là bệnh thương hàn ở ruột). Đề nghị vào nằm viện, bệnh nhân xin điều trị đông y. Các triệu chứng là sốt cao, mặt bẩn, rêu lưỡi vàng bẩn, chất lưỡi đỏ tươi, mạch hoạt sác, biện chứng đầy đủ thì đây là thứ nhiệt hiệp thấp, bệnh ở phần vệ khí dùng "Ngân kiều bạch hổ thang" điều trị, mà khử Tri mẫu, Cát cǎn, thêm Hoắc hương, Bội lan diệp để phương hương hóa thấp. Uống được 2 thang thì sốt hạ đến 38,5 độ C. Lại dùng bài trên gia giảm thêm bớt ba thang nữa thì khỏi.

 

260. SỐT SAU KHI NHIỄM NẤM

- Biện chứng đông y: Thân thể suy nhược sau khi mổ, nhiễm phải tà độc làm dinh vệ mất điều hòa.

- Cách trị: Điều hòa dinh vệ.

- Đơn thuốc: Quế chi thang gia vị.

- Công thức:

 Quế chi                   9g  Bạch thược           15g
 Bạch truật               9g  Hoàng kỳ               24g
 Sinh khương           9g  Đại táo                5 quả
 Long cốt                15g  Mẫu lệ                   15g
 Cam thảo                3g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Dư XX, nam, 42 tuổi. Bị loét lở bờ cong nhỏ. Đã mổ cắt một phần dạ dày và nối thông dạ dày ruột chay. 18 tháng sau miệng nối bị dò vào kết tràng và bị nhiễm nấm. Vào viện mổ cắt bỏ miệng nối và kết tràng ngang, nối dạ dày ruột chay và kết tràng xuống. Sau đó chiều chiều lại sốt khoảng 37,5 - 38,5 độ C. Thử máu, thử nước tiểu thường quy, máu lắng, chiếu X quang ngực đều bình thường. Cấy máu, nước tiểu đều âm tính. Có thể ǎn chế độ lỏng hoặc nửa lỏng. Có các biểu hiện sợ gió, ra mồ hôi, mệt lả, người gày, vẻ mặt tiều tụy, mặt trắng bệch, mạch nhu tế, đã từng dùng penicillin, streptomicin, neomycin không công hiệu. Sốt đến ngày thứ 48 chuyển sang dùng thuốc đông y. Đông y chẩn đoán cho là dinh vệ mất điều hòa, phép chữa phải điều hòa dinh vệ. Cho uống bài "Quế chi thang gia vị" mỗi ngày 1 thang, sau khi dùng 5 ngày thì hết sốt, thân nhiệt ổn định, sau khi mổ lại 58 ngày thì khỏi, xuất viện.

 

230. SUY NHƯỢC THẦN KINH

- Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, hóa hỏa thương âm, tâm âm bất túc, thần vô sở phụ.

- Cách trị: Sơ can giải uất, tư âm nhuận táo, dưỡng tâm an thần.

- Đơn thuốc: Tiêu cam bách hợp thang.

- Công thức:

 Bách hợp                 40g  Dạ giao đằng            50g
 Đương quy               15g  Bạch thược             20g
 Uất kim                      1g  Hương phụ              15g
 Liên kiều                  15g  Liên tử tâm              15g
 Sinh địa hoàng          20g  Mạch nha                50g
 Trân châu mẫu          30g  Cam thảo                 15g
 Đại táo                  9 quả  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng "Tiêu cam bách hợp thang" điều trị cho 50 bệnh nhân suy nhược thần kinh, trong đó trừ 3 trường hợp có kèm các triệu chứng của tuổi già, còn tất cả các bệnh nhân khác đều có tiến triển tốt hoặc khỏi hẳn, đạt được kết quả điều trị tương đối lý tưởng. Thang XX, nữ, 43 tuổi, cán bộ. Tới khám ngày 19-12-1978. Nửa tháng nay, bệnh nhân đêm nằm không ngủ được, tâm phiền, hay quên, tức ngực, thường thở vắn than dài. Chất lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, mạch huyền sác. Tây y chẩn đoán là suy nhược thần kinh, chuyển tới cho chúng tôi điều trị. Khám thấy chứng bệnh thuộc về can uất khí trệ, hóa hỏa làm thương âm, tâm âm không đủ, thần vô sở phụ. Cần trị bằng pháp sơ can giải uất, tư âm nhuận táo, dưỡng tâm an thần. Cho dùng "Tiêu cam bách hợp thang". Bệnh nhân uống liền 12 thang, các triệu chứng đều hết, hồi phục như thường.

- Bàn luận: Trường hợp này sử dụng "Tiêu cam bách hợp thang" là bài thuốc chúng tôi phối hợp Tiêu giao tán với Cam mạch đại táo thang, Bách hợp địa hoàng thang gia giảm mà thành. Chúng tôi dùng bài thuốc này không những điều trị suy nhược thần kinh có kết quả khá tốt, mà điều trị bệnh histeria cũng đạt hiệu quả rất lý tưởng. Suy nhược thần kinh, bệnh histeria, trong tây y đều xếp vào phạm trù bệnh thần kinh chức nǎng. Triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân này khá phức tạp và đa dạng, thậm chí nhiều hệ thống đều có thể biểu hiện chắc nǎng bị rối loạn, bệnh nhân cảm thấy vô cùng đau khổ, nhưng khi kiểm tra, phần lớn lại rất khó phát hiện các triệu chứng thực thể dương tính, các xét nghiệm lý, hóa cũng thường không thấy gì khác, do đó mà không biết nên bắt đầu chữa từ đâu, đành chịu bó tay, không có phương pháp đặc hiệu, nhiều khi chỉ có thể xử lý các triệu chứng. Đông y cho rằng nguyên nhân loại bệnh này phần lớn do do ưu sầu, uất ức, tức giận, lo nghĩ sau đó bi thương không giải thoát được, mong muốn không được đáp ứng v.v... gây xúc động tâm lý tinh thần mãnh liệt mà sinh bệnh. Vì bệnh có cǎn nguyên tình chí thường liên lụy tới 2 tạng tâm can, về mặt sinh lý thì tâm chủ thần minh, can có chức nǎng sơ tiết, hoạt động tinh thần, tư duy là do tâm khống chế, quản lý, còn việc sơ thông khí của thân thể lại do can làm chủ. Do đó, những ba động quá mạnh của cảm xúc tâm thần trước hết phạm đến tâm. Đúng như đã nêu trong "Thiên khẩu vấn sách linh khu": "Bi ai ưu sầu thì tâm động, tâm động thì lục phủ ngũ tạng đều bị chuyển lay". Trên lâm sàng thấy rõ bao giờ bệnh nhân cũng kêu ca triệu chứng đầu tiên là mất ngủ, tâm phiền, tim hồi hộp. Uất ức, tức giận của người bệnh khó giải thoát là do can mộc không thể điều đạt, khí không được sơ tiết, do vậy mà sinh ra các triệu chứng tức ngực, thở dài, vui buồn thất thường hoặc lo buồn muốn khóc. Cần phải trị bằng phép sơ can giải uất, tư âm nhuận táo, dưỡng tâm an thần. Mà các vị thuốc của "Tiêu cam bách hợp thang" đều có tác dụng tương ứng, do đó có thể thu được hiệu quả khá tốt.

 

231. SUY NHƯỢC THẦN KINH

- Biện chứng đông y: Tâm thận bất giao.

- Cách trị: Tư âm giáng hỏa, giao thông tâm thận.

- Đơn thuốc: Giao thái ẩm.

- Công thức:

 Hoàng liên               6g  Nhục quế                 6g
 Huyền sâm            10g  

 Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

- Hiệu quả lâm sàng: Ngao XX, nữ, 24 tuổi. Tới khám ngày 24-11-1962. Bệnh nhân mất ngủ đã hơn nửa nǎm, mỗi đêm chỉ ngủ được độ 1 tiếng, một tháng nay bệnh càng nặng thêm, váng đầu hoa mắt, họng khô, miệng khát, thích uống nước nóng, nửa thân trên thấy nóng bức, nửa thân bên dưới lại thấy lạnh, mặt đỏ, thần sắc kém, đêm tiểu tiện nhiều, đại tiện khó khǎn, kinh nguyệt sớm, máu kinh màu đỏ xẫm, 8 ngày mới sạch kinh. Khám thấy sáu mạch hơi sác, ba mạch bên trái trầm tế, mạch xích bên phải trầm nhược, đầu lưỡi đỏ, rêu vàng trắng. Hỏi kỹ về nguyên nhân bệnh mới biết bệnh nhân bị trĩ thường hay bị chảy máu, lại thêm có bệnh phụ khoa. Tổng hợp mạch và chứng, thấy do mất khá nhiều máu, âm huyết hư tổn, tâm âm không đủ, hỏa không hạ xuống, dẫn đến tâm thận bất giao. Cần trị bằng phép tư âm giáng hỏa, giao thông tâm thận. Theo lời người xưa "Người giỏi về bổ âm phải biết tìm âm trong dương", chúng tôi đã dựa vào bài thuốc "Giao thái hoàn" để đưa ra bài thuốc "Giao thái ẩm", uống 1 thang, đến đêm bệnh nhân đã ngủ được hơn 3 tiếng, giảm hẳn các triệu chứng váng đầu, hoa mắt, họng khô. Như vậy thuốc có kiến hiệu, lại cho dùng tiếp bài thuốc trên, tǎng Huyền sâm lên tới 24g, để dưỡng thận âm, thêm Cam thảo 3g để hòa trung, lại cho uống riêng 60g mật ong để nhuận tràng. Sau khi uống tiếp 4 thang nữa, các triệu chứng đều hết, đã ngủ được như thường. Theo dõi thấy tình trạng sức khoẻ người bệnh tốt.

 

232. SUY NHƯỢC THẦN KINH

- Biện chứng đông y: Lao lực mệt mỏi làm thương tổn bên trong, thận âm khuy hư, thủy hỏa bất tế, tâm thận bất giao.

- Cách trị: Tư âm thanh nhiệt, giao thông tâm thận.

- Đơn thuốc: Bách hợp an miên thang.

- Công thức:

 Bách hợp              24g  Sao táo nhân          12g
 Long cốt               15g
  (sắc trước)
 Quy bản                 24g
  (sắc trước)
 Ngũ vị tử                6g  Chế thủ ô               24g
 Thục địa               15g  Đương quy            10g
 Sinh kỳ                15g  Viễn chí                 10g
 Bá tử nhân           10g  Trần bì                     6g
 Đông quy tử         10g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Bàn luận: "Bách hợp an miên thang" là một bài thuốc gia truyền, dùng trên lâm sàng điều trị các bệnh nhân suy nhược thần kinh đều có thể thu được kết quả tốt trong một thời gian ngắn.

 

233. SUY SINH DỤC (liệt dương)

- Biện chứng đông y: Âm dương lưỡng khuy.

- Cách trị: Tư âm tráng dương ích thận.

- Đơn thuốc: Gia vị ích tinh tráng dương hoàn.

- Công thức:

 Thục địa                     15g  Sơn thù nhục             15g
 Sơn dược                  15g  Phục linh                   12g
 Câu kỷ                       15g  Nhục thung dung        12g
 Toả dương                 12g  Dâm dương hoắc diệp 30g
 Ba kích nhục              12g  Bạch nhân sâm          12g
 Sao táo nhân              12g  Thỏ ti tử                     12g
 Thiên môn đông            9g  Lộc nhung                    6g
 Cam thảo                     9g  

Tất cả đem tán mịn trộn mật làm hoàn, mỗi viên nặng 9g, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống với nước đun sôi để nguội. Kiêng ǎn thức ǎn tanh, lạnh.

- Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nam, 38 tuổi, cán bộ. Tới khám ngày 8-11-1962. Từ nǎm 1961, bệnh nhân đã bắt đầu phát hiện khi giao hợp dương vật không cương lên được, có lúc bị hoạt tinh, sau khi đi giải có ra ít dịch trắng đục, từ eo lưng trở xuống sợ lạnh, tim hồi hộp, khí đoản, mất ngủ, hay quên, sắc mặt xanh xạm, thể trạng béo bệu, môi lưỡi nhạt, không có rêu, tinh thần mỏi mệt, khổ não, không thể ở trong buồng lạnh, tiếng nói nhỏ yếu, mạch huyền tế vô lực, mạch xích trầm, trì. Chứng này thuộc về âm dương lưỡng khuy, liệt dương. Cần trị bằng phép tư âm tráng dương ích thận. Cho dùng "Gia vị ích tinh tráng dương hoàn". Sau khi uống thuốc 1 đợt, mạch chuyển hoãn hoạt, mạch xích vẫn chậm, tự cảm thấy các triệu chứng đã giảm được tới hai phần ba, có nghĩa là âm dương của thận đã dần dần được hồi phục, lại tiếp tục dùng bài thuốc cũ, thêm hai đợt nữa, bệnh khỏi hoàn toàn.

- Bàn luận: Sách "Loại chứng trị tài" viết: "Thương tổn vào trong tất (dương vật) không cương lên được, liệt dương, phần nhiều do sắc dục làm kiệt hết tinh khí, quá suy nhược, hoặc do lo nghĩ làm cho thần bị tổn thương, hoặc do sợ hãi mà tổn tới thận..., cũng có người thấp nhiệt hạ trú, gân lớn mềm nhão mà sinh chứng liệt dương". Cǎn cứ các triệu chứng thấy trường hợp này có thể do sắc dục quá độ, kiệt tinh thương âm, âm tổn đến dương, âm dương đều khuy mà sinh liệt dương. Mạch huyền tế, mạch xích trầm, trì là thuộc mạch dương suy. Liệt dương hoạt tinh. Sau khi đi giải có ra ít dịch trắng đục, từ eo lưng trở xuống sợ lạnh, không dám ở trong buồng lạnh, là dương hư âm khuy, tinh quan bất cố. Tim hồi hộp hay quên, mất ngủ là âm tinh của thận không đủ, dẫn tới tâm thận bất giao. Trị bằng phép tư âm tráng dương ích thận. Đơn thuốc này dùng Thục địa, Thù nhục, Sơn dược, Phục linh để tư âm bổ thận. Nhục thung dung là vị cam toan và ôn (ẩm) vào thận để bổ hỏa của mệnh môn, trấn tinh ích tủy, Toả dương là vị cam, ổn bổ sâm, ích tinh hưng dương, Ba kích nhục cam tân hơi ôn vào thận, làm cường âm ích tinh, Dâm dương hoắc là vị tân hương cam ôn vào can, thận, có tác dụng bổ mệnh môn, ích tinh khí, Thỏ ti tử là vị cam ôn bình hòa, cường âm ích tinh, Câu kỷ là vị cam bình, thanh can, tư thận, ích khí sinh tinh trợ dương, Lộc nhung là vị cam ôn thuần dương, sinh tinh bổ tủy, dưỡng huyết trợ dương, làm cho dương của thận phục hồi, âm của thận sẽ đầy, sinh tinh mà khỏi bệnh. Đó thực là như "Tố Vấn - Sinh khí tông thiên luận" đã viết: "Âm bình dương bí, tinh thần nãi trị".

 

234. SUY SINH DỤC

- Biện chứng đông y: Thận dương hư suy, tinh quan bất cố.

- Cách trị: Bổ thận trợ dương, ích thận cố tinh.

- Đơn thuốc: Bổ tử hoàn.

- Công thức:

 Phá cố chỉ              240g
(sao với nước muối)
 Vân linh                  120g
 Cửu tử                    60g  

Đem các vị trên ngâm trong dấm cũ, mức dấm cao hơn thuốc 1 khoát ngón tay, đem ninh cạn thành bột, làm hoàn to bằng hạt thầu dầu, mỗi lần uống 20 hoàn, mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và tối.

- Hiệu quả lâm sàng: Triết XX, nam, 25 tuổi, xã viên. Tới khám ngày 29-4-1979. Vào tháng 2, bệnh nhân bị cảm lạnh, qua điều trị thấy khỏi dần. Vài hôm sau cảm thấy đôi lúc bụng dưới và bìu dái co giật, nhưng vì bản thân bệnh nhân không để ý, nên chẳng điều trị gì cả. Sau khi kết hôn, động phòng với vợ, không lâu đã xuất hiện triệu chứng tình dục giảm sút, dương vật không cương lên được, hoặc có cương lên nhưng không cứng, đã qua các phương pháp điều trị bằng thuốc đông tây y mà chưa có kết quả. Gần đây lại xuất hiện di tính, hoạt tinh, kèm theo đau lưng, mỏi gối rã rời vô lực, có lúc lạnh cả người, trí nhớ giảm rõ rệt, đầu cǎng váng vất, đái vặt, kém ǎn, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch hư nhược. Cho dùng 1 liều "Bổ tử hoàn". Ngày 15-6 khám lại, sau khi bệnh nhân dùng hết 1 liều thuốc, hoạt động cương nhu của dương vật đã được phục hồi cơ bản, tinh không tự xuất, tinh thần chuyển biến tốt, cho uống thêm 1 liều, tât cả các triệu chứng đều lui, theo dõi về sau không thấy tái phát.

- Bàn luận: Bệnh này là do cảm hàn đi thẳng vào quyết tâm, hàn khách can mạch, hàn chủ thu dẫn, ngưng trệ mà có lúc sinh ra cảm giác bụng dưới và bộ phận sinh dục co giật. Lại thêm sau khi cưới tình dục không điều độ, tổn thương đến thận dương, tinh quan bất cố, dẫn đến liệt dương. Trong bài thuốc có Bổ cốt chỉ vị tân, khổ, đại ôn bổ thận trợ dương, ích thận cố thoát, Cửu tử cam ôn cố tinh ngừng di tinh, lại dùng Phục linh là để kiện tì ích khí hóa tinh huyết mà dưỡng tiên thiên, sắc bằng nước dấm cũ để lấy vị chua sáp làm tǎng thêm tác dụng giữ gìn tinh khí.

 

235. SUY SINH DỤC

- Biện chứng đông y: Thận dương bất túc, mệnh hỏa suy vi.

- Cách trị: Ôn thận tráng dương.

- Đơn thuốc: Hải hà tán.

- Công thức:

 Sinh hải hà            500g
 (tôm biển sống)
 Hạch đào nhân    80 cái
 Dâm dương hoắc   200g  Rượu trắng         250ml

Trước tiên đổ rượu vào bình đựng đủ rộng, châm lửa đốt, khi rượu đã nóng thì cho Tôm biển vào, Rượu ngập hết, ngấm kỹ trong tôm. Lấy tôm rượu ra sấy cho khô. Đem Hạch đào nhân bỏ vỏ, ngâm nước muối, sấy khô cùng tán với Hải hà thành bột mịn, chia thành 20 gói, mỗi ngày dùng 1 gói chia làm 2 lần, mỗi lần lấy 10g, Dâm dương hoắc, sắc với 100ml nước uống cùng với Hải hà tán. Một đợt điều trị là 2 tháng. Trong thời gian uống thuốc phải kiêng phòng sự.

- Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nam, 25 tuổi, xã viên, sau khi lấy vợ vì dương vật không cương cứng lên được nên không thoả mãn nhu cầu của vợ, vợ chồng bất hòa, người bệnh vô cùng đau khổ, đã từng tìm nhiều thầy để chữa, tuy uống đã nhiều thứ bổ thận tráng dương nhưng chưa thấy tác dụng rõ rệt. Chúng tôi cho dùng "Hải hà tán" uống được 2 tuần lễ, dương vật đã cứng lên được, dùng liền hơn một tháng bệnh khỏi. Sau lại dặn uống thêm Lục vị địa hoàng, lấy âm để tích dương, củng cố cǎn nguyên. Hơn một nǎm hỏi lại, mừng vợ đã sinh 1 con.

- Bàn luận: Trong bài có tôm biển vị cam hàn, sắc trong lúc chín thì biến ra đỏ, là một thuốc quan trọng tư bổ các kinh can thận tâm; Hạch đào nhân chuyên lợi tam tiêu, bổ mệnh môn; Dâm dương hoắc bổ âm trợ dương; ba thứ bổ cả âm dương, giúp ích lẫn nhau nên hiệu quả nhanh.

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây