RÂU NGÔ

Thứ năm - 10/09/2015 11:32

.

.
Tên khác: Ngọc mễ tu. Tên khoa học: Styli et stigmata Maydis Nguồn gốc: Vòi và núm phơi khô của hoa cây Ngô (Zea mays L.), họ Lúa (Poaceae) đã già và cho bắp, râu ngô hái vào lúc thu hoạch Ngô. Ngô được trồng ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIX - Thẩm thấp lợi thủy.

Thành phần hoá học chính:

Saponin, tinh dầu, chất nhầy, muối khoáng.

Công dụng:

Dùng chữa viêm túi mật, viêm gan. Làm thuốc thông tiểu tiện trong các bệnh về tim, đau thận, tê thấp, sỏi thận.

Cách dùng, liều lượng:

Dùng nước sắc râu Ngô hoặc nấu thành cao lỏng ngày uống 10-20g râu Ngô.

Mô tả Rau Ngô Khô

Cây thảo lớn mọc hằng năm, có thể cao tới 2,5m. Thân cây đặc, dày. Lá to, rộng, mép có nhiều lông mi ráp. Hoa đực màu lục, tạo thành bông dài họp thành chuỳ ở ngọn. Hoa cái họp thành bông to hình trụ ở nách lá và bao bởi nhiều lá bắc dạng màng; các vòi nhuỵ dạng sợi, màu vàng, dài tới 20cm, tạo thành túm vượt quá các lá bắc; các thuỳ đầu nhuỵ mảnh màu nâu nâu. Quả hình trứng hay nhiều góc, xếp sít nhau tạo thành 8-10 dây dọc. Hạt cứng, bóng, có màu sắc thay đổi.
 
Bộ phận dùng: Râu ngô (vòi nhuỵ) và hạt - Stylum et Semen Zeae.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được trồng ở đồng bằng và vùng núi lấy hạt làm lương thực. Thu hái râu ngô đem phơi thật khô, nhặt bỏ những sợi đen, chỉ lấy những sợi vàng nâu óng mượt.
Thành phần hoá học: Trong hạt Ngô, có những thành phần đã biết: mannit, kalium, calcium, glucose, maltose, các hydrocarbua trung hoà, acid oleic, linoleic, stearic, palmitic. Râu Ngô chứa 4-5% chất khoáng giàu muối kali, đường, lipid (2,8%) kèm theo các sterol (sitosterol, stigmasterol), tanin, các vết tinh dầu, allantoin.
Tính vị, tác dụng: Ngô có vị ngọt, tính bình; có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, bình can, lợi đàm. Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng.
Cụ Việt Cúc viết về Ngô như sau: Bắp, Ngọc thực thử, mát khí nhẹ nhàng, bổ phế tỳ, mát thận, nhuận huyết mạch, giải khát, thông tiểu tiện.
Bắp mát, ngọt, thơm, vị khả quan,
Bổ tỳ thanh phế thận tâm can,
Nhiệt tan khát giải thông tiểu tiện,
Công dụng râu ngô khí nhẹ nhàng.
Công dụng: Thường dùng chữa: 1. Viêm thận phù thũng; 2. Viêm nhiễm đường tiết niệu và sỏi; 3. xơ gan, cổ trướng; 4. Viêm túi mật, sỏi mật, viêm gan; 5. Đái tháo đường, Huyết áp cao.
Liều dùng: Ngô 25-30g, Râu ngô 30-40g hoặc ruột cây Ngô 100-200g.
Cách dùng: Râu ngô được dùng ở dạng pha, sắc uống hoặc chế thành cao lỏng. Trung bình uống mỗi ngày 10-20g râu ngô. Khi pha dùng 10g râu ngô rửa sạch, cho vào 200-300ml nước đun sôi rồi để nguội uống dần. Ngày pha hai lần, không để cách đêm vì dễ bị thiu. Nếu chế thành cao lỏng, đóng thành lọ, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê trước bữa ăn.

Đơn thuốc:

1. Viêm thận và bàng quang: Râu Ngô 100g, Rau má 50g, Ý dĩ 50g, Sài đất 40g, Mã đề 50g, nước 600ml sắc còn 250ml. Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 giờ.
2. Viêm thận phù thũng: Râu ngô, Mơ leo, Thóc lép, mỗi vị 30g, sắc uống.
3. Viêm túi mật, sỏi mật và viêm gan: Râu ngô 30g, Nhân trần bắc 30g, đun sôi uống.
4. Huyết áp cao: Uống nước luộc Ngô hằng ngày, ngày 2-3 lần, mỗi lần vài bát, liên tục trong 2-3 tháng.
5. đái đường: Hạt Ngô trấn nước, ủ cho mọc mầm. Dùng mầm Ngô sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 20-30g với nước sắc đọt Khoai lang đỏ làm thang. Hoặc ăn chè Ngô sữa nấu với Củ mài, đồng thời ăn rau Lang nấu canh hằng ngày.

Trong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo , vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.
Tác dụng dược lý của râu ngô là tác dụng hỗn hợp của các chất kể trên :
- Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.
- Uống nuớc râu ngô còn làm hạ đường huyết , tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.
- Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật .
- Nước luộc rau ngô có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh về thận .
- Nước luộc rau ngô có tác dụng trong các trường hợp bị phù có quan hệđến bệnh tim.
- Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.
- Nuớc hãm râu ngô có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung, nhất là tạngngười dễ chảy máu.
* Ðối với trường hợp đã bị bệnh sỏi thận hoặc tiết niệu thì có thể làm thuốc điều trị từ râu ngô như sau :
+ Cho 10 gam râu ngô vào 200 ml nuớc sôi, đun cách thủy 30 phút lấy nước hãm.
+ Nếu làm nuớc sắc râu ngô thì lấy 10 gam râu ngô cho vào 300 ml nước rồi đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút .
Nước hãm , nước sắc râu ngô dùng mỗi lần từ 20 – 60 ml trước các bữa ăn 3 – 4 giờ.
Có thể nói râu ngô chính là một loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống oxy hoá tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào. Nhiều ngườithuờng đi mua những loại thuốc phối hợp các loại vitamin chống oxy hoá khá đắt tiền để làm thuốc bổ nâng cao thể trạng, tăng cuờng sinh lực, chống lão hoá. Nhưng có một loại thuốc tự nhiên bao gồm nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp kéo dài tuổi thanh xuân, không độc hại mà lại rẻ tiền . Ðó chính là râu ngô.
Người trồng ngô đôi khi dùng ngô làm thức ăn hàng ngày, vì thế mà họ tránh được bệnh nan y vì rau ngô là một thứ họ thường hàng ngày khi uống nước luộc ngô. Nhờ tác dụng dược lý của râu ngô nói trên ở một số nước, người ta đã sấy râu ngô rồiép thành viên hoặc nấu cao lỏng râu ngô. Các sản phẩm này được dùng làm thuốc lợi mật trong các bệnh viêm túi mật, viêm gan, viêm tiểu kết tràng và các bệnh về mật và đường ruột khác.
Trong thực tế , ở nông thôn , vào vụ thu hoạch ngô có rất nhiều râu ngô bị bỏ đi. Việc sử dụng nước luộc ngô cũng tận dụng được một ít râu ngô có trong các bắp ngô luộc. Nhiều người thường thu mua râu ngô, phơi khô để dùng dần. Cách đơn giản là làm nuớc sắc hay nước hãm râu ngô như đã giới thiệu ở trên.
Râu ngô là vị thuốc quý . Bà con ta ở những nơi có trồng ngô nên tận dụng để làm thuốc, vừa tốt vừa rẻ tiền. Có người bán cả xe thồ bắp ngô mới mua được một hộp thuốc multivitamin trong hiệu thuốc về cho con ốm. Nhưng chính xe thồ bắp ngô đó còn có hiệu quả hơn nhiều so với lọ thuốc đắt tiền vừa mua được.
 
Nguồn: thuocvasuckhoe

Nguồn tin: từ internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây