Nạn kinh từ 6 đến 10

Thứ tư - 06/11/2013 12:30

Danh y Biển Thước

Danh y Biển Thước
* Điều 6 Nan ghi :“Mạch có Âm thịnh, Dương hư, có Dương thịnh Âm hư. Nói thế nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy : “Phù mà đi tới tổn Tiểu, Trầm mà đi tới thực Đại, cho nên mới nói đó là Âm thịnh Dương hư; Trầm mà đi tới tổn Tiểu, Phù mà đi tới thực Đại, cho nên mới nói đó là Dương thịnh Âm hư. Đây là nói về cái ý Âm Dương hư thực.

* Điều 7 Nan ghi : “Kinh nói : “Mạch Thiếu dương đến lúc Đại, lúc Tiểu, lúc Đoản, lúc Trường; mạch Dương minh đến Phù Đại mà Đoản; mạch Thái dương đến Hồng Đại mà Trường; mạch Thái âm đến Khẩn Đại mà Trường; mạch Thiếu âm đến Khần Tế mà Vi; mạch Quyết âm đến Trầm Đoản mà Đôn. Sáu mạch trên đến như vậy là “bình mạch” ư ? Là “bệnh  mạch” ư ? Thực vậy tất cả thuộc “Vượng mạch” vậy.
“Khi đó mỗi kinh vượng bao nhiêu ngày trong tháng nào”.
Thực vậy : “Sau tiết Đông chí, ta có ngày Giáp tý, đó là ngày vượng của kinh Thiếu dương, sau đó lại tới ngày Giáp tý khác là ngày kinh Dương minh vượng, sau đó lại tới ngày Giáp tý khác là ngày kinh Thái dương vượng, sau đó lại tới ngày Giáp tý khác là ngày kinh Thái âm vượng, sau đó lại tới ngày Giáp tý khác là ngày kinh Thiếu âm vượng, sau đó lại tới ngày Giáp tý khác là ngày kinh Quyết âm vượng. Mỗi lần vượng là 60 nhật. 6 lần 6 như vậy là 360 nhật, thành 1 tuế. Trên đây là đại yếu của nhật vượng, thời vượng của tam Âm, tam Dương vậy”.

Điều 8 Nan ghi : “Mạch Thốn khẩu “bình” mà vẫn chết, thế nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy : “Các đường kinh của 12 kinh mạch đều ràng buộc vào cái “nguyên : gốc nguồn” của “sinh khí”. Cái gọi là “nguyên” của sinh khí chính là cái “căn bản : gốc rễ” của 12 kinh, là cái “động khí” trong vùng “thận gian”.
Đây chính là cái “bản” của ngũ tạng lục phủ, là cái “căn” của 12 kinh mạch, là cái “ cửa” của sự hô hấp, là cái “nguồn” của Tam tiêu. Nó còn có tên là “vị thần gìn giữ tà khí”. Cho nên, (người xưa) nói rằng “khí” là cái “gốc rễ” của con người. Khi nào cái “căn : rễ” bị tuyệt thì thân cây và lá cây sẽ bị mục nát.
Khi nói rằng “mạch Thốn khẩu bình mà vẫn chết”, đó là nói cái “sinh khí” bị tuyệt một mình ở bên trong vậy

Điều 9 Nan nói : “Làm thế nào để biết 1 cách phân biệt bệnh ở tạng hay ở phủ ?”.
Thực vậy : “Mạch Sác là bệnh ở phủ, mạch Trì là bệnh ở tạng. Mạch Sác gây thành nhiệt, mạch Trì gây thành hàn. Các chứng Dương gây thành nhiệt, các chứng Âm gây thành hàn. Cho nên, ta nhờ đó mà biết 1 cách phân biệt về bệnh của tạng phủ vậy”.
 

Điều 10 Nan ghi : “Một mạch có thể thành thập biến. Như vậy có nghĩa là gì ?”.
Thực vậy : Đây là ý nói về “ngũ tà cương nhu” cùng gặp nhau vậy.
Giả sử như Tâm mạch bị Cấp thậm, đó là tà khí của Can “can: thừa lên” Tâm; Tâm mạch bị vi Cấp, đó là tà khí của Đởm thừa lên Tiểu trường; Tâm mạch bị Đại thậm, đó là tà khí của Tâm tự thừa lên mình; Tâm mạch bị vi Đại, đó là tà khí của Tiểu trường tự thừa lên Tiểu trường; Tâm mạch bị Hoãn thậm, đó là tà khí của Tỳ thừa lên Tâm; Tâm mạch bị vi Hoãn, đó là tà khí của Vị thừa lên Tiểu trường; Tâm mạch bị Sắc thậm, đó là tà khí của Phế thừa lên Tâm; Tâm mạch bị vi Sắc, đó là tà khí của Đại trường thừa lên Tiểu trường; Tâm mạch bị Trầm thậm, đó là tà khí của Thận thừa lên Tâm; Tâm mạch bị vi Trầm, đó là tà khí của Bàng quang thừa lên Tiểu trường. Ngũ tạng đều có tà khí thuộc cương nhu, cho nên mới có việc một mạch mà rồi biến thành thập biến vậy.
 

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

 Từ khóa: nghĩa là

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây