Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


206 BÀI THUỐC NHẬT BẢN - Bài thuốc vần G

Các bài thuốc đều sử dụng các dược liệu Bắc Nam quen thuộc không khó kiếm, lại thuyết minh công dụng theo khái niệm của Y học hiện đại về bệnh tật và tàn phế rất thích hợp cho các thầy thuốc nước ta kể cả đông y và tây y nghiên cứu, hành nghề y học cổ truyền và kết hợp đông tây y. Với ý thức coi trọng vốn y học cổ truyền và thắt chặt mối giao lưu hữu nghị giữa các nền y học Việt - Nhật đang đầy triển vọng ra hoa kết quả. Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương đã trân trọng giới thiệu cuốn sách quý này, phổ biến rộng rãi trên Website của Viện.
.

Bài 28: GIA VỊ BÌNH VỊ TÁN (KA MI HEI I SAN)
 

- Thành phần và phân lượng:

 Truật                       4 - 6g  Hậu phác            3 - 4,5g
 Trần bì                 3 - 4,5g  Cam thảo           1 - 1,5g
 Sinh khương         2 - 3g  Đại táo                   2 - 3g
Thần khúc               2 - 3g  Mạch nha               2 - 3g
 Sơn tra tử              2 - 3g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Đây là bài Bình vị tán thêm Thần khúc, Mạch nha, Sơn tra tử, được coi là bài thuốc của cuốn Y phương khảo, nhưng trong sách này thì bài thuốc không có vị Sơn tra tử. Bình vị tán dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa trong trường hợp ǎn uống không tiêu vì ǎn phải thức ǎn mất vệ sinh hoặc khi ǎn uống kém ngon.

 

Bài 25: GIA VỊ GIẢI ĐỘC THANG (KA MI GE DOKU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Hoàng liên               2g  Hoàng cầm              2g
 Hoàng bá                2g  Sơn chi tử                2g
 Sài hồ                      2g  Nhân trần                 2g
 Long đởm               2g  Mộc thông                2g
 Hoạt thạch               3g  Thǎng ma              1,5g
 Cam thảo             1,5g  Đǎng tâm thảo      1,5g
 Đại hoàng            1,5g  

(Cũng có thể không có đại hoàng).

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng khi tiểu tiện buốt, khó tiểu tiện ở những người có thể lực khá tốt, huyết sắc tốt, và trị các bệnh trĩ.

- Giải thích:
     + Theo sách Thọ thế bảo nguyên:

Tên thuốc sống

Tên TLTK

Hoàng liên Hoàng cầm Hoàng bá Sơn chi tử Sài hổ Nhân trần Long đảm Mộc thông Hoạt thạch Thǎng ma Cam thảo Đǎng tâm thảo Đại hoàng
Tập phân lượng các vị thuốc 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 3,0 1,5 1,5 1,5 1,5
Thực tế chẩn liệu 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 3,0 1,5 1,5 1,5 1,5
Chẩn liệu y điển 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 3,0 1,5 1,5 1,5 1,5
Giải thích các bài

thuốc chủ yếu hậu thế

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

3,0

3,0

1,5

1,5

1,5

1,5

1,5

1,5

1,5

1.5

Thực tế ứng dụng 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 3,0 1,5 1,5 1,5 1,5
Trǎm mẩu chuyện về đông y                          



 

Bài 23: GIA VỊ ÔN ĐẢM THANG (KA MI UN TAN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Bán hạ               4 - 6g  Phục linh            4  -  6g
 Trúc nhự            2 - 3g  Can sinh khương     2g
 Chỉ thực            1 - 2g  Cam thảo            1 - 2g
 Viễn chí                  2g  Huyền sâm               2g
 Nhân sâm              2g  Địa hoàng                 2g
 Toan táo nhân        2g  Đại táo                      2g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các bệnh thần kinh và mất ngủ ở những người vị tràng hư nhược.

- Giải thích:

     + Theo sách Thiên kim phương: Đây là bài Ôn đảm thang có thêm một số vị khác đều xuất hiện trong các sách Thiên kim phương, Vạn bệnh hồi xuânCổ kim y giám, cho nên trong các sách hiện đại đều được các tác giả nhắc đến cùng tên bài thuốc này với nội dung cấu thành có khác nhau chút ít.

So với bài Ôn đảm thang, thì bài thuốc này hiệu nghiệm hơn đối với người mà các chứng bệnh thần kinh dễ trở nên nặng hơn, đặc biệt là có tác dụng chữa cho những người suy nhược cơ thể và mất ngủ do bệnh mạn tính hoặc sau khi bị ốm.

     + Trong tập Phân lượng các vị thuốc ghi cả bài thuốc trong sách Vạn bệnh hồi xuân: ngoài các vị thuốc ghi trên, còn thêm các vị Mạch môn đông 3,0g, Đương quy và Sơn chi tử mỗi thứ 2,0g, Thần sa 1,0g.

Thuốc dùng để trị các bệnh thần kinh, mất ngủ, sa dạ dày, mất trương lực dạ dày và các chứng hư phiền do cơ thể suy nhược sau khi ốm dậy.

- Tham khảo:

     + Về các bài thuốc có gia giảm cùng loại, trong sách Vạn bệnh hồi xuân có ghi bài Trúc nhự ôn đảm thang gồm các vị: Sài hồ 5,0g, Cát cánh, Trần bì, Bán hạ, Trúc nhự, Phục linh mỗi thứ 3,0g, Hương phụ tử, Nhân sâm, Hoàng liên mỗi thứ 2,0g, Chỉ thực, Cam thảo và Can sinh khương mỗi thứ 1,0g.

     + Trong sách Thiên kim phương có bài Thiên kim ôn đảm thang gồm các vị Bán hạ 5,0g, Trần bì 3,0g, Cam thảo, Trúc nhự mỗi thứ 2,0g.

    + Trong sách Cổ kim y giám có bài Thanh tâm ôn đảm thang gồm các vị Bán hạ, Phục linh, Trần bì, Bạch truật mỗi thứ 3,0g, Đương quy, Xuyên khung, Thược dược, Mạch môn, Viễn chí, Nhân sâm, Trúc nhự mỗi thứ 2,0g, Hoàng liên, Chỉ thực, Hương phụ, Xương bồ, Cam thảo mỗi thứ 1,0g.

 

Bài 24: GIA VỊ QUY TỲ THANG (KA MI KI HI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Nhân sâm                   2 - 3g  Truật                        2 - 3g
 Phục linh                     2 - 3g  Toan táo                  2 - 3g
 Long nhãn nhục         2 - 3g  Hoàng kì                 2 - 3g
 Đương quy                      2g  Viễn chí                   1 - 2g
 Sài hồ                              3g  Sơn chi tử                    2g
 Cam thảo                        1g  Mộc hương                  1g
Mẫu đơn bì                       2g
(Mẫu đơn bì không có cũng được)
 Can sinh khương        1g
(Sinh khương             1,5g)

 
 Đại táo                       1 - 2g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Thuốc dùng để trị các chứng thiếu máu, mất ngủ, tinh thần bất an, bệnh thần kinh ở những người suy nhược, thể chất yếu và huyết sắc kém.

- Giải thích:

     + Theo sách Tế sinh toàn thư: Đây là bài thuốc được dùng cho những người có chứng bệnh giống như trong bài Quy tì thang cộng thêm các chứng về huyết ở trạng thái nhiệt, bài thuốc được thêm các vị Sài hồ và Sơn chi tử. Bài Quy tì thang chính là bài Tứ quân tử thang chủ trị các chứng suy nhược tì vị cộng thêm các vị thuốc bổ huyết, an thần và cầm máu để dùng cho những người tì vị yếu lại hoạt động tinh thần quá mức dẫn tới cả cơ thể lẫn tinh thần đều bị mệt mỏi quá mức, sinh ra các chứng xuất huyết, đái ra máu, albumin niệu, chức nǎng của thận bị rối loạn khiến cho tinh thần bất an, mất ngủ, có các chứng thần kinh, thiếu máu. Do đó, bài này cũng còn được dùng để trị các chứng xuất huyết và bệnh về máu như xuất huyết trong ruột, xuất huyết tử cung, loét dạ dày, đái ra máu v.v...; bệnh máu trắng, kinh nguyệt thất thường, thuốc này cũng được dùng để chữa các bệnh thần kinh như chứng hay quên, mất ngủ, đánh trống ngực do thần kinh, hysteria, suy nhược thần kinh, di tinh, v.v...

     + Theo các tài liệu tham khảo: Thuốc dùng cho những người gầy yếu, thể lực giảm sút, sắc mặt xấu, thiếu máu không rõ nguyên nhân, thiếu máu ác tính, thiếu máu khó hồi phục, tâm thần bất an, đánh trống ngực dồn dập, nói trước quên sau, đêm khó ngủ, lo nghĩ vẩn vơ, sốt, đổ mồ hôi trộm hoặc nằm li bì, chân tay mỏi mệt, bí đại tiện, hoặc phụ nữ kinh nguyệt thất thường, âm môn nóng và ngứa. Thuốc cũng dùng cho những người bị các chứng về máu như hạ huyết, xuất huyết, thổ huyết, cơ thể suy nhược, sốt, di tinh, lậu (bạch trọc).


 

Bài 27: GIA VỊ TIÊU DAO TÁN HỢP TỨ VẬT THANG (KA MI SHO YO SAN GO SHI MOTSU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy                3g  Thược dược           3g
 Truật                           3g  Phục linh                  3g
 Sài hồ                        3g  Xuyên khung           3g
 Địa hoàng                  3g  Cam thảo       1,5 - 2g
 Mẫu đơn bì                2g  Sơn chi tử               2g
 Can sinh khương     1g  Bạc hà diệp            1g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng lạnh, thể chất hư nhược, kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt khó, các chứng của thời kỳ mãn kinh, các chứng về huyết đạo, eczema, rám da, ở những người phụ nữ thể trạng suy nhược, da khô, nước da xấu, vai tê mỏi, rối loạn vị tràng, dễ mệt mỏi, tinh thần bất an, các chứng tinh thần thần kinh và đôi khi có chiều hướng bí đại tiện.

- Giải thích:
     + Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài thuốc kết hợp giữa bài Gia vị tiêu giao tán với bài Tứ vật thang, thêm các vị Xuyên khung và Địa hoàng vào bài Gia vị tiêu dao tán, chủ yếu dùng để chữa bệnh da bị cứng ở phụ nữ, những người vị tràng yếu dễ bị đi tả. Những người uống thuốc vào thấy kém ǎn ngon miệng thì không được dùng thuốc này.

Thuốc này được dùng để trị cho những người mắc bệnh viêm vùng xung quanh khớp vai: Ban đêm khi đi ngủ thì cánh tay mỏi và có cảm giác đau, hoặc cho tay vào trong chǎn thì thấy phiền nhiệt, bỏ tay ra ngoài chǎn lại thấy lạnh đau cho nên người lúc nào cũng bứt rứt khó chịu, ngủ không ngon giấc. Chứng bệnh này thường thấy ở phụ nữ.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Gia vị tiêu dao tán dùng để trị các bệnh về da, cho những người phụ nữ bị suy nhược, thiếu máu, lạnh ở chân và vùng thắt lưng, bệnh eczêma mạn tính, da khô cứng, ngứa ngáy khó chịu. Khám bụng thì vùng bụng trên hơi bị cứng. Thuốc này cũng thường được dùng để trị chứng rám da do chức nǎng gan bị rối loạn, tùy theo chứng bệnh, bài thuốc có thêm Địa hoàng, Xuyên khung, Kinh giới, Địa cốt bì v.v... Bài thuốc này cũng có thể trị chứng mày đay mạn tính ở những phụ nữ bị suy nhược, chân và vùng thắt lưng lạnh, tùy chứng bệnh có thể thêm Địa hoàng, Xuyên khung.


 

Bài 26: GIA VỊ TIÊU DAO TÁN (KA MI SHO YO SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy              3g  Thược dược            3g
 Truật                         3g  Phục linh                   3g
 Sài hồ                      3g  Mẫu đơn bì               2g
 Sơn chi tử               2g  Cam thảo         1,5 - 2g
 Can sinh khương   1g  Bạc hà diệp             1g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Thuốc dùng cho phụ nữ có thể chất yếu, vai tê mỏi, người dễ mệt, tâm thần bất an, đặc biệt là các chứng lạnh, thể chất suy nhược, kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt khó, các chứng thời kỳ mãn kinh, các bệnh về huyết đạo ở những người có chiều hướng bí đại tiện.

- Giải thích:

     + Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài Tiêu dao tán thêm các vị Mẫu đơn bì, Sơn chi tử, cho nên thuốc này còn có tên là Đơn chi tiêu dao tán. Thuốc này dùng cho những người có thể lực suy yếu hơn là những người trong bài Tiểu sài hồ thang. Thuốc còn dùng cho những người mà triệu chứng của bài Tiêu dao tán rõ ràng: tê mỏi vai, máu dồn lên mặt, đau đầu, người có chứng nhiệt nhẹ. Thuốc được dùng rộng rãi để trị các chứng về huyết đạo.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc trị hư chứng của thiếu dương bệnh, bệnh nằm ở gan, tức là thuốc dùng để trị các hư chứng của bài Sài hồ thang, đặc biệt là dùng để trị các bệnh đi liền với bệnh thần kinh ở phụ nữ. Bài thuốc này rất hiệu nghiệm với các bệnh phụ khoa. Các triệu chứng chủ yếu là chân tay cảm thấy mệt mỏi rã rời, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, hay cáu gắt, lúc sốt lúc không, kinh nguyệt thất thường, chiều đến máu dồn lên mặt gây ra chứng đỏ mặt, lưng cảm thấy lạnh và hâm hấp sốt gây ra đổ mồ hôi.

 

Bài 61: GIÁP TỰ THANG (KO JI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Quế chi                          4g  Phục linh                       4g
 Mẫu đơn bì                   4g  Đào nhân                      4g
 Thược dược                4g  Can sinh khương        1g
 Cam thảo                  1,5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Thuốc dùng để trị các chứng kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt dị thường, đau khi có kinh, mắc các chứng của thời kỳ mãn kinh, các chứng về huyết đạo ở những người thể lực tương đối khá lại có các triệu chứng như thỉnh thoảng bị đau bụng dưới, vai đau tê, nặng đầu, chóng mặt, thượng khí và lạnh chân; trị chứng đau tê vai, chóng mặt, nặng đầu, người bầm tím, cước và rám da.

- Giải thích:
     + Theo sách Nguyên nam dương: Đây là bài Quế chi phục linh hoàn có thêm Sinh khương và Cam thảo. Nguyên nam dương gọi bài thuốc này là bài thuốc chữa tràng ung (viêm ruột thừa). Bài thuốc này cũng dùng chữa thấp khớp và đau thần kinh do ứ máu gây ra.

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây