Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


206 BÀI THUỐC NHẬT BẢN - Bài thuốc vần Q

.

Bài 46: QUẾ CHI GIA CẤT CǍN THANG (KEI SHI KA KAK KON TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Quế chi                 3 - 4g  Thược dược        3 - 4g
 Đại táo                 3 - 4g  Sinh khương             4g
 Cam thảo                  2g  Cát cǎn                      6g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Chữa đau tê vai, đau đầu trong giai đoạn đầu của cảm mạo do phong tà ở những người thân thể hư nhược.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận:

(1) Đây là bài Quế chi thang thêm cát cǎn; (2) Dùng trị các chứng của Quế chi thang, những người có cảm giác cǎng cứng từ gáy xuống tận lưng, (3) Cát cǎn có tác dụng giảm bớt sự cǎng thẳng của gân cơ.

     + Theo Thực tế ứng dụng: Dùng cho những người có triệu chứng của bài Quế chi thang: Gáy lưng cǎng, vai cứng, và những chứng bệnh của Cát cǎn thang, mạch khẩn trương nhược, hoặc mạch phù nhược ở những người có thể chất yếu hay ra mồ hôi. ng dụng của bài thuốc này là những ứng dụng của bài Quế chi thang và Cát cǎn thang

a. Quế chi thang: Cảm mạo, đau thần kinh, đau đầu, đau bụng, ỉa lỏng.

b. Cát cǎn thang: Cảm mạo, thấp khớp, đau thần kinh, viêm chảy đại tràng.

     + Theo Thực tế chẩn liệu: Thuốc chủ trị các chứng của Quế chi thang, cǎng da từ vùng gáy xuống tới lưng. Cát cǎn có tác dụng làm giảm sự cǎng thẳng của cơ.

 

Bài 47: QUẾ CHI GIA HẬU PHÁC HẠNH NHÂN THANG (KEI SHI KA KO BOKU KYO NIN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Quế chi                     3 - 4g  Thược dược            3 - 4g
 Đại táo                     3 - 4g  Sinh khương            3 - 4g
 Cam thảo                      2g  Hậu phác                  1 - 4g
 Hạnh nhân               3 - 4g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị ho ở những người cơ thể gầy yếu.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận: Bài thuốc này còn có tên là Quế chi gia hậu phác hạnh tử thang. Đây là bài Quế chi thang thêm hậu phác và hạnh nhân. Thuốc dùng cho những người cảm, ho nhưng không đổ nước mũi và đờm loãng.

     + Theo các tài liệu tham khảo như:

Thực tế chẩn liệu: Bài này dùng để trị các chứng của bài Quế chi thang. Những người bị ho và hội đủ các triệu chứng của bài Quế chi thang dùng bài thuốc này rất hiệu nghiệm.

Những người gầy yếu, cứ bị cảm là ho mà không dùng được Ma hoàng thì sử dụng bài thuốc này.

108 bài thuốc chọn lọc: Những người có các triệu chứng của bài Quế chi thang, cứ bị cảm là ho khúng khắng thì người ta thêm hậu phác và hạnh nhân. Trường hợp bệnh thái dương chữa nhầm khiến bệnh tình thêm nặng và ho thì cho dùng bài thuốc này.

     + Thương hàn luận: Khi dùng Quế chi thang, biểu tà không hư ở lý, chuyển vào ngực sinh ra hen nhẹ thì dùng bài thuốc này. Bài thuốc có tác dụng chủ yếu là làm tiêu tán biểu tà, giải uất trệ trong ngực và trị hen nhẹ.

 

Bài 45: QUẾ CHI GIA HOÀNG KỲ THANG (KEI SHI KA O GI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Quế chi                 3 - 4g  Thược dược         3 - 4g
 Đại táo                  3 - 4g  Sinh khương             4g
 Cam thảo                   2g  Hoàng kì               3 - 4g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị đổ mồ hôi trộm và rôm sảy ở những người thể lực suy yếu.

- Giải thích:

     + Theo sách Kim quỹ yếu lược:

(1) Đây là bài Quế chi thang có thêm Hoàng kì.

(2) Dùng cho những người da có thủy khí, đàn hồi kém, đổ mồ hôi trộm, có cảm giác tê, v.v...

     + Theo các tài liệu tham khảo như:

Chẩn liệu y điển: Hoàng kì có tác dụng làm cǎng da, loại trừ thủy khí loại mủ, bồi bổ và thúc đẩy quá trình lên mầm thịt. Do đó, Hoàng kì được dùng trị cảm mạo ở trẻ hư nhược, chữa bệnh da, đổ mồ hôi trộm, viêm tai giữa, liệt thần kinh mặt.

Thực tế chẩn liệu: Thuốc dùng để chữa cảm mạo ở trẻ hư nhược, đổ mồ hôi trộm.

Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng để trị các chứng đổ mồ hôi trộm, rôm sảy, bệnh ngứa sẩn của trẻ em, các bệnh về da ở những người gầy yếu.

Nhập môn đông y hiện đại: Chữa cảm mạo ở trẻ em hư nhược, đổ mồ hôi trộm, viêm tai giữa, chứng tích mủ, hoàng đản, phù thũng.

 

Bài 52: QUẾ CHI GIA LONG CỐT MẪU LỆ THANG (KEI SHI KA RYU KOTSU BO REI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Quế chi                3 - 4g  Thược dược        3 - 4g
 Đại táo                 3 - 4g  Sinh khương       3 - 4g
 Cam thảo                 2g  Long cốt                    2g
 Mẫu lệ                       3g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng trị chứng thần kinh dễ bị kích thích, mất ngủ ở những người thể chất gầy yếu, dễ mệt và dễ hưng phấn, trẻ em khóc đêm, trẻ em đái dầm, thị lực yếu mỏi mắt.

- Giải thích:

     + Theo sách Kim quỹ yếu lược: Trong chương 6 có nêu ra chứng "thất tinh" và ghi rằng những người dễ bị "thất tinh" thì bụng dưới bị co thắt, đầu dương vật bị lạnh, chóng mặt, mí mắt đau, rụng tóc, mạch cực hư, khâu, trì, thức ǎn không tiêu hóa, mất máu, thất tinh. Những người mạch vi khẩn, nếu nam thì thất tinh, nếu nữ thì mơ giao hợp. Những người mắc chứng bệnh này thì dùng bài Quế chi gia long cốt mẫu lệ thang.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Dùng cho những người ốm yếu hư nhược, thần kinh dễ bị hưng phấn, người dễ mệt mỏi. Mạch nhìn chung là yếu, ở vùng quanh rốn phần nhiều là có tiếng máy động dồn dập. Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong các bệnh thần kinh, liệt dương, xuất tinh sớm, không có tinh, tình dục yếu, đái dầm, chứng máy cơ, v.v...

     + Theo Thực tế trị liệu: Thuốc dùng trong trường hợp cơ thể yếu, thần kinh quá nhạy cảm dễ hưng phấn, dễ bị chóng mặt, đầu nhiều gàu trắng, rụng tóc. Thuốc dùng trị chứng tinh lực yếu, dễ quên, đái dầm, mất ngủ.

     + Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc dùng để hồi phục nguyên khí trong trường hợp sinh hoạt tình dục quá mức, bị liệt dương, di tinh, v.v...

Ngoài ra, bài thuốc này dùng trong các trường hợp thần kinh suy nhược, thần kinh về tình dục bị suy nhược, dương vật cường trực, tràn máu não, tǎng huyết áp.

 

Bài 49: QUẾ CHI GIA THƯỢC DƯỢC ĐẠI HOÀNG THANG (KEI SHI KA SHAKU YAKU DAI O TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Quế chi                      4g  Thược dược              6g
 Đại táo                       4g  Sinh khương       3 - 4g
 Can sinh khương 1-2g  Cam thảo                  2g
 Đại hoàng            1 - 2g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị bí đại tiện và kiết lị ở những người bụng cǎng trướng, bụng đau và bí đại tiện.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận: Bài này còn có tên là Quế chi gia Đại hoàng thang, là bài thuốc hạ (hạ ở đây là xổ - puzgatif, có thuốc ôn hạ và thuốc hàn hạ) trong đông y. Trong đông y có thuốc ôn hạ và thuốc hàn hạ. Thuốc hàn hạ có Đại thừa khí thang và Tiểu thừa khí thang với các vị thuốc hàn như Đại hoàng và Mang tiêu là chủ vị, còn thuốc ôn hạ là những bài thuốc tuy cũng dùng những bài thuốc hàn tương tự nhưng có phối hợp thêm các vị thuốc ôn như Tế tân, Phụ tử, Quế chi v.v...

Trong sách Thương hàn luận, bài thuốc này là cái xương sống để phát triển các bài thuốc khác, nó là một trong những bài thuốc gia giảm của Quế chi thang: Cơ bụng co thắt, bụng đau, đầy bụng, bí đại tiện và viêm ruột kết, v.v...

     + Theo Chẩn liệu y điển: Dùng cho những người bụng cǎng muốn đi ngoài nhưng khó đi, những người viêm trực tràng, hẹp trực tràng, viêm đại tràng, bí đại tiện nhưng nếu cho dùng thuốc nhuận tràng mạnh thì lại đau bụng.

      + Theo Thực tế ứng dụng: Dùng để trị ỉa lỏng, bí đại tiện lâu ở những người thể chất hư nhược không chỉ mất trương lực dạ dày mà ruột cũng bị mất trương lực cơ sau khi kiết lị, viêm ruột, đau đầu, sốt, đau tê vai.

     + Theo Tập các bài thuốc đông y: Thuốc dùng cho những người bụng đầy và đau của hư chứng, bí đại tiện hoặc ỉa lỏng, viêm ruột cấp và mạn tính, viêm chảy đại tràng, viêm ruột thừa cấp và mạn tính, bí đại tiện thường xuyên, trĩ.

 

Bài 50: QUẾ CHI GIA THƯỢC DƯỢC THANG (KEI SHI KA SHAKU YAKU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Quế chi                  4g  Thược dược          6g
 Đại táo                   4g  Sinh khương         4g
 Cam thảo              2g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Thuốc dùng để chữa kiết lị và đau bụng ở những người có cảm giác đầy chướng bụng.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận: Quế chi gia thược dược thang là bài thuốc tǎng lượng Thược dược trong bài Quế chi thang, trị thái âm trong khi Quế chi thang trị bệnh thái dương. Người xưa cho rằng Quế chi trợ dương, Thược dược trợ âm, cho nên tǎng lượng Thược dược trợ âm này để trị các chứng của bệnh thái âm như đầy bụng, đau bụng.

Trong loại bệnh này, cũng có những người có chiều hướng bí đại tiện, lại cũng có người phân lỏng và lại cũng có người bị kiết lị. Phần nhiều những người bị các chứng bệnh này cơ bụng cǎng, nhưng nhìn chung thành bụng kém đàn hồi, da mỏng. Bài thuốc này dùng cho những người vị tràng yếu, mất trương lực dạ dày, sa dạ dày, viêm đại tràng, viêm phúc mạc mạn tính, v.v...

     + Các tài kiệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Thực tế trị liệu, v.v... đều có nhận định chung: Thuốc dùng cho người đau bụng vì bị lạnh, viêm đại tràng co thắt hoặc bụng đầy trướng ở những người hư nhược, kiết lị, sa dạ dày, thoát vị âm nang, thoát vị bẹn, trĩ nội. Ngoài ra bài thuốc này còn hiệu nghiệm trong trường hợp đau đầu, trị đổ mồ hôi, sốt ớn lạnh.

 

Bài 48: QUẾ CHI GIA THƯỢC DƯỢC SINH KHƯƠNG NHÂN SÂM THANG (KEI SHI KA SHAKU YAKU SHO KYO NIN ZIN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Quế chi              3 - 4g  Đại táo                 3 - 4g
 Thược dược      4 - 6g  Sinh khương      4 - 5,5g
 Cam thảo                2g  Nhân sâm            3 - 4,5

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng khi đầy tức vùng thượng vị, đau bụng, đau chân tay.

- Giải thích:

     + Theo Thương hàn luận: Đây là bài Quế chi gia thược dược thang thêm Sinh khương và Nhân sâm, dùng khi đầy tức ở vùng thượng vị, đau người.

Sau khi cho ra mồ hôi thì trong ngừơi bị mất nước, trở nên hư táo và đau người, mạch trầm và trì, biểu tà chưa giải hết, dư tà tập trung vào phần thượng vị. Bài thuốc này dùng vào trường hợp như vậy, chủ yêùu là để làm cho cơ thể khỏi hư táo và điều hòakhí huyết.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Sau khi phát hãn, mình mẩy đau nhức, mạch thấy trầm trì lại không có triệu chứng của bệnh thiếu âm thì dùng bài này. Những người có những chứng biểu tà thịnh và đau người, mạch phù và khẩn là các chứng của bài Ma hoàng thang, uống phát hãn khỏi.

Bài thuốc này dùng để trị các chứng khí huyết không lưu thông. Đau người chứng tỏ máu lưu thông kém, đau là tình trạng khí không lưu thông. Bị tháo mồ hôi thì khí huyết lưu thông chậm, nước thoát ra khắp bề mặt cơ thể. Nếu không đổ mồ hôi thì mạch phù và khẩn, đó là những triệu chứng của bài Ma hoàng thang. Do bị tháo mồ hôi, người bị háo nước, mạch trầm và trì, máu lưu thông chậm, khí trương lên thể hiện lên mạch.

 

Bài 51: QUẾ CHI GIA TRUẬT PHỤ THANG (KEI SHI KA JUTSU BU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Quế chi                        4g  Thược dược                4g
 Đại táo                         4g  Sinh khương               4g
 Cam thảo                    2g  Truật                           4g
 Phụ tử                 0,5 - 1g  

Bài này có thể thêm 4,0g Phục linh (Quế chi gia linh truật phụ thang).

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Chữa đau khớp, đau thần kinh.

- Giải thích:

Tên thuốc sống

Tên tài liệu tham khảo

Quế chi Thược dược Đại táo Sinh khương Cam thảo Truật Phụ tử
Chẩn liệu y điển (1)

4

4

4

4

2

4 (thương thuật)

0,5-1

Thực tế trị liệu

4

4

4

4

2

4

0,5

Thực tế ứng dụng (2)

4

4

4

4

2

4

0,5

Thực tế chẩn liệu (3)

4

4

4

4

2

4

0,5-1

Tập các bài thuốc (4)

3

3

3

3

2

4 (thương thuật)

1

Bách khoa về thuốc dân gian

4

4

4

4

2

3

1

Tập phân lượng các vị thuốc

4

4

4

4

2

4 (thương thuật)

1

 

     + Theo Chẩn liệu y điển: Dùng để trị đau thần kinh, thấp khớp, đau bụng do lạnh, bán thân bất toại, liệt trẻ em.

    + Theo Thực tế ứng dụng: ớn lạnh, đổ mồ hôi, tiểu tiện khó, hoặc đái vặt, khớp chân tay đau và sưng tấy, chân tay vận động khó khǎn. Thuốc chủ trị cho những người sức yếu, cơ bụng không cǎng, tuy mạch có người mạch phù người mạch trầm.

Thuốc được dùng để trị thấp khớp, đau thần kinh, bán thân bất toại (sau khi xuất huyết não), viêm khớp, thống phong.

 

Bài 53: QUẾ CHI NHÂN SÂM THANG (KEI SHI NIN ZIN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Quế chi                     4g  Nhân sâm                3g
 Truật                         3g  Cam thảo                 3g
 Can khương              2g  

(không được dùng Sinh khương).

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Sách Thương hàn luận hướng dẫn cách điều chế bài thuốc này như sau: trước hết cho 4 vị Cam thảo, Bạch truật, Nhân sâm và Can khương vào sắc với 9 bát nước lấy 5 bát, sau cho Quế chi vào sắc tiếp lấy 3 bát, bỏ bã lấy 1 bát uống lúc thuốc còn nóng.

- Công dụng: Trị các chứng đau đầu, đánh trống ngực, viêm dạ dày ruột mạn tính, mất trương lực dạ dày ở những người bụng dạ yếu.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận: Bài thuốc này chính là bài Lý trung hoàn (Nhân sâm thang) có thêm Quế chi. Lý trung hoàn trị các chứng thổ tả, thêm vào đó là đau đầu, sốt, người đau, trong khi đó lý hàn không cần nước. Quế chi giải hư chứng của biểu, tức là tự đổ mồ hôi dẫn tới mạch phù nhược.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Dùng cho những người có biểu nhiệt nhưng trong bụng thì lạnh, chức nǎng các cơ quan tiêu hóa bị suy yếu dẫn tới bị nôn hoặc ỉa lỏng. Thuốc còn dùng trị viêm dạ dày ruột cấp tính, đau đầu, hồi hộp và khó thở do bụng dạ yếu. Thuốc được ứng dụng trong các trường hợp đánh trống ngực dồn dập do thần kinh, các bệnh tim, đau đầu thường xuyên.

     + Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc này dùng cho những người đau đầu, sốt, đổ mồ hôi, ớn lạnh, biểu nhiệt, vùng bụng trên rắn, ỉa chảy, những người hư chứng dễ bị ỉa chảy do lạnh.

     + Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng cho những người có chiều hướng đau đầu, sốt, đổ mồ hôi, chân tay mệt mỏi, vùng thượng vị đầy cứng, ỉa chảy như tháo nước. Thuốc được dùng trong các trường hợp ỉa chảy do cảm mạo cơ quan tiêu hóa bị rối loạn do uống thuốc cảm.

 

Bài 54: QUẾ CHI PHỤC LINH HOÀN (KEI SHI BUKU RYO GAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Quế chi                   4g  Phục linh                 4g
 Mẫu đơn bì              4g  Đào nhân                 4g
 Thược dược            4g  

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: Trộn đều với mật ong làm thành hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 2,0 - 3,0g.

2. Thang: Sắc uống.

- Công dụng: Thuốc dùng trị các chứng kinh nguyệt không thuận, kinh nguyệt lạ thường, đau khi có kinh, các chứng của thời kỳ mãn kinh và các chứng về huyết đạo mà có các triệu chứng người không được khỏe mạnh, đôi lúc đau bụng dưới, vai đau tê, nặng đầu, chóng mặt, máu dồn lên mặt và chân tay lạnh; cùng với các chứng bầm tím, bệnh cước và rám da.

- Giải thích:

     + Theo Kim quỹ yếu lược: Trong các bài trị chứng ứ huyết có Đại hoàng mẫu đơn bì thang, Đào hạch thừa khí thang, Đương quy thược dược tán, Tứ vật thang, v.v..., bài này là một trong những bài thường được dùng nhất. Đây là thuốc trục ứ huyết, các chứng xuất huyết, huyết trệ. Những người dùng thuốc này thường có những triệu chứng như có cục gì ở bụng dưới, có những cơn đau rất dữ dội (chủ yếu ở bụng dưới bên trái) do ứ huyết, thể lực tương đối, nhiều trường hợp bị chứng máu dồn lên đầu làm đỏ mặt. Thuốc này dùng để trị chóng mặt, máu dồn lên đầu, đau đầu, đau tê vai, ù tai, đánh trống ngực dồn dập, chân lạnh v.v..., song bệnh trạng chưa nặng lắm và không kèm theo hiện tượng bí đại tiện.

     + Theo Thực tế chẩn liệu và các tài liệu tham khảo khác: ở bụng dưới có cục cứng và đau dữ dội, đó là do chứng ứ huyết sinh ra. Bụng của những người như vậy phần nhiều là đàn hồi tốt, cǎng, không có chiều hướng thiếu máu và ít có người bị khô lúc nào cũng muốn ngậm nước. Đi đái nhiều. Thân nhiệt không tǎng nhưng toàn thân hoặc từng chỗ cảm thấy nóng, xung quanh môi và lưỡi có màu tím xám, da xạm đen hoặc xuất hiện những đám rám như là những vết bẩn. Phân đen và rất thối.

a. Nổi gân xanh hoặc có chiều hướng bị xuất huyết.

b. Có những biểu hiện của các loại xuất huyết: xuất huyết tử cung, đổ máu cam, chảy máu chân rǎng, xuất huyết dưới niêm mạc da, v.v...

c. phụ nữ thì bị các dạng kinh nguyệt dị thường như kinh nguyệt thất thường, không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc quá ít, đau bụng khi có kinh và các dạng kinh nguyệt khó khác, chứng vô sinh hoặc dễ sảy thai, đau bụng dưới hoặc bị bạch đới.

d. Các biểu hiện ở bụng: có u cục gì rắn ở bụng dưới và hay đau dữ, nhưng cần phải phân biệt giữa u cục do sưng với những đám khí tụ lại.

e. Mạch thì phần nhiều là trầm.

 

Bài 55: QUẾ CHI PHỤC LINH HOÀN LIỆU GIA Ý DĨ NHÂN (KEI SHI BUKU RYO GAN RYO KA YOKU I NIN)

- Thành phần và phân lượng:

 Quế chi                 4g  Phục linh               4g
 Mẫu đơn bì            4g  Đào nhân               4g
 Thược dược          4g  Ý dĩ nhân              10g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Nghiền các vị Quế chi, Phục linh, Mẫu đơn bì, Đào nhân và Thược dược thành bột rồi luyện với mật ong, uống ngày 3 lần mỗi lần 2g. Hoặc dùng theo thuốc sắc với số lượng gấp 2-3 lần thuốc hoàn cũng được. Nếu thêm vào đó 10g ý dĩ nhân thuốc sẽ có tác dụng rất nhanh đối với bệnh trứng cá ở thanh niên.

- Công dụng: Dùng trị các chứng kinh nguyệt thất thường, các chứng về huyết đạo, trứng cá, rám da, tay chân khô ráp ở những người thể lực tương đối khá, thỉnh thoảng đau bụng dưới, vai đau tê, nặng đầu, chóng mặt, máu dồn lên mặt khiến chân tay lạnh.

- Giải thích:

     + Đây là bài Quế chi Phục linh hoàn có thêm Ý dĩ nhân là vị thuốc dân gian thường được dùng trị chứng ráp da, thuốc này được dùng để chữa các chứng ráp da, trứng cá và các bệnh về da do sự ứ máu gây ra.

Thuốc dùng cho những người có thể lực tương đối tốt, dùng thuốc thang Thượng phòng phong thang và A kinh giới liên kiều thang không có hiệu quả mà có chiều hướng máu dồn lên mặt sinh ra chứng ứ máu, môi và lưỡi bị thâm, bụng dưới phía trái có u cục cứng và đau dữ, có trứng cá do ứ máu gây ra.

     + Theo Chẩn liệu y điển hay Phương pháp chẩn liệu: Thuốc dùng trị các chứng viêm tuyến giáp trạng, thoát vị đĩa đệm do ứ máu, mụn nhọt, rám da, viêm tinh hoàn, ung thư tử cung (ở giai đoạn đầu thể lực vẫn chưa bị suy sụp, cảm thấy có vật gì chướng ở phần bụng dưới, bắt đầu xuất hiện bạch đới thì nên uống thuốc kết hợp vớt trị liệu bằng quang tuyến, cho 10,0g ý dĩ nhân), mụn ngứa (những người có thể chất có máu ứ, có những mụn nhỏ như đầu kim có vành đỏ, ngứa, thì dùng 5,0g ý dĩ nhân), chứng tiểu bì (cuticula) ở bàn tay có tính chất lan truyền (thường xuất hiện ở những người phụ nữ thể chất khỏe mạnh mắc chứng đa huyết, bụng dưới bị ứ máu, có cục cứng và đau dữ ở bụng dưới và hay đau bụng kinh, thì cho 6g ý dĩ nhân), trứng cá (thường có ở những người có thể chất bị ứ huyết), ở phụ nữ thì máu thường dồn lên mặt, môi tím, bụng dưới có vật cứng và đau, kinh nguyệt khác thường. Những người có chiều hướng bí đại tiện thì dứt khoát phải thêm Đại hoàng, bệnh cứng da (thêm 10g ý dĩ nhân).

Ngoài các chứng về bụng, bài thuốc này rất có tác dụng đối với các bệnh Raynaud (rối loạn tuần hoàn kịch phát đối xứng quan sát chủ yếu trên bàn tay ở đàn bà), bệnh rám da, bạch tạng, chai sạn chân tay, các bệnh về tuyến sữa.

 

Bài 44: QUẾ CHI THANG (KEI SHI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Quế chi                3 - 4g  Thược dược        3 - 4g
 Đại táo                 3 - 4g  Sinh khương            4g
 Cam thảo                  2g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng trong giai đoạn đầu của bệnh cảm mạo (phong tà) khi thể lực bị suy nhược.

- Giải thích:

     + Bài thuốc này cón có tên là Dương đán thang, xuất hiện lần đầu tiên trong sách Thương hàn luận, có tác dụng làm máu lưu thông, làm ấm thân thể và tǎng cường chức nǎng của các cơ quan trong cơ thể. Khi dùng thuốc này để chữa các bệnh có sốt, chẳng hạn như cảm mạo, thì mục tiêu của nó là trị ớn lạnh, sợ gió, phát sốt, đau đầu và mạch phù nhược. Trong trường hợp này, thuốc có thể dùng cả khi có đổ mồ hôi lẫn không đổ mồ hôi. Bài thuốc này trị các chứng của tạp bệnh nói chung không có nhiệt bởi vì tuy không có ớn lạnh, sợ gió, nhưng mạch nhược.

Thuốc này cũng còn được dùng trong các trường hợp cảm mạo, đau thần kinh, đau đầu, đau bụng lạnh, thể chất gầy yếu suy nhược, bị nôn do nghén, v. v...

Quế chi thang là bài thuốc đầu tiên của sách Thương hàn luận và nó là cơ sở của nhiều bài thuốc khác. Trong sách Thương hàn luận có tới 60 bài thuốc có thành phần Quế chi, trong đó có tới 30 bài thuốc Quế chi là thành phần chủ đạo. Lương y Isada Muhetaka cho rằng bài thuốc này là ông tổ của các bài thuốc khác, trong các bài thuốc cổ có tới hàng trǎm bài thuốc bắt nguồn từ bài thuốc này. Quế chi thang được ứng dụng chữa các bệnh cảm mạo, đau thần kinh, đau đầu, đi tả, đau bụng do lạnh, v.v...

Trường hợp dùng Quế chi thang là những bệnh thể hiện biểu hư đó là bệnh tà ở biểu, người lại gầy yếu, gân cốt yếu. Do đó, người dễ đổ mồ hôi và phần nhiều là những người thường ngày cơ thể hư nhược. Những người như vậy nếu uống thuốc giải nhiệt làm cho đổ mồ hôi thì mồ hôi lại ra không dứt, nhiệt độ cơ thể có giảm xuống nhưng người mệt mỏi rã rời. Triệu chứng của những người dùng bài Quế chi thang này không dứt khoát là cứ phải đổ mồ hôi mà đôi khi không có mồ hôi. Sách Thương hàn luận cho rằng những lúc như vậy nên uống Quế chi thang khi thuốc còn nóng, lấy chǎn đắp cho ra chút ít mồ hôi. Như vậy, Quế chi thang có tác dụng cầm mồ hôi ở những người đổ mồ hôi và kích thích ra mồ hôi ở những người không ra mồ hôi để hạ nhiệt và làm lành bệnh. Sách Thương hàn luận gọi tác dụng này là "giải cơ".

 

Bài 58: QUẾ MA CÁC BÁN THANG (KEI MA KAK HAN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Quế chi         3 - 3,5g  Thược dược         2g
 Sinh khương         2g  Cam thảo              2g
 Ma hoàng              2g  Đại táo                  2g
 Hạnh nhân     2 - 2,5g  

(trong trường hợp dùng Can sinh khương thì phân lượng là 1,0g).

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Chữa cảm mạo, ho, ngứa.

- Giải thích:
     + Theo sách Thương hàn luận: Đây là tên gọi tắt của Quế chi ma hoàng các bán thang, kết hợp các bài Quế chi thang và Ma hoàng thang với tỉ lệ một nửa lượng của mỗi bài thuốc trên. Thuốc dùng cho những người có thể lực tương đối yếu, chữa ho và ngứa da khi đầu đau và có sốt, có lạnh.

Thái dương bệnh: được 8-9 ngày, bệnh trạng giống như bệnh sốt rét, người phát sốt, ớn lạnh, nóng nhiều lạnh ít, người bệnh không nôn, tiểu tiện trong, ngày 2-3 lần bị sốt rét, những người mạch vi hoãn thì bệnh muốn khỏi, những người mạch vi lại ớn lạnh thì cả âm dương đều hư, không thể phát hãn, cho đi ngoài và cho nôn nữa, phần đông có kèm những người mặt đỏ là chưa giải. Không ra được ít mồ hôi thì người tất ngứa và nên dùng bài thuốc này.

     + Theo Chẩn liệu y điển: bài thuốc trị bệnh mày đay, dùng trong trường hợp mới phát ban giai đoạn đầu, rất ngứa và hơi sốt. Chứng ngứa da: dùng trong trường hợp giai đoạn đầu bệnh trạng bên ngoài không nặng nhưng rất ngứa và hơi bị sốt.

     + Theo Thực tế ứng dụng: Dùng cho những người có biểu chứng, thể lực không khỏe lắm, mạch không khẩn trương và có ho. Biểu chứng thể hiện ở đau đầu, ớn lạnh, phát sốt và mạch phù. Thuốc này dùng có hiệu nghiệm đối với những người không ra mồ hôi, da ngứa.

 

Bài 34: QUI KỲ KIẾN TRUNG THANG (KI GI KEN CHU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy            4g  Quế chi                 4g
 Sinh khương         4g  Đại táo                  4g
 Thược dược     5 - 6g  Cam thảo              2g
 Hoàng kỳ          2 - 4g  Giao di                20g

(Giao di không có cũng được).

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng thể trạng suy nhược, suy nhược sau khi ốm dậy và đổ mồ hôi trộm ở những người cơ thể suy nhược, dễ mệt mỏi.

- Giải thích:

     + Đây là một bài thuốc gia truyền của gia đình Hanaoka Seishu, một danh y nổi tiếng của Nhật Bản (1760-1835).

Khi bệnh nhân quá yếu thì dùng thêm Giao di.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Chữa trẻ em suy nhược, những người suy nhược sau khi ốm nặng, trĩ lậu và các loại trĩ, viêm tai giữa mạn tính, bệnh mục xương (caries), lở loét mạn tính và các loại mụn nhọt có mủ khác. Dùng như Hoàng kỳ kiến trung thang.

     + Theo Thực tế ứng dụng: Tiểu kiến trung thang thêm Hoàng kỳ thì thành Hoàng kỳ kiến trung thang, do đó có thể nói đây là bài Hoàng kỳ kiến trung thang được thêm Đương quy. Vì vậy, bài thuốc này được dùng cho những người bệnh trạng nặng hơn trong bài Hoàng kỳ kiến trung thang.

     + Theo Đông y đó đây: Thuốc dùng cho những người tâm tỳ hư, mặt nhợt nhạt, bụng và mạch đều mềm yếu, nguyên khí suy, sức khỏe suy giảm, luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu máu và suy nhược do xuất huyết trong ruột, xuất huyết tử cung, đái ra máu ít nhiều kèm theo các chứng bệnh về thần kinh, những người mắc bệnh hay quên, mất ngủ v.v...

Ngoài ra, thuốc này cũng được ứng dụng để trị các chứng đánh trống ngực dồn dập do thần kinh, ǎn uống kém ngon miệng, kinh nguyệt thất thường, hysteria, suy nhược thần kinh, di tinh, lậu mạn tính, tràng nhạc, v.v...

Theo các tài liệu tham khảo khác: Thuốc còn trị bệnh ưu uất, trị các chứng mất trương lực dạ dày, suy nhược thần kinh, sưng tuyến vòm miệng, thổ huyết, xuất huyết hậu môn, di tinh.

 

Bài 35: QUY TỲ THANG (KI HI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Nhân sâm          2 - 3g        Bạch truật          2 - 3g       
 Phục linh           2 - 3g  Toan táo nhân     2 - 3g
 Long nhãn nhục  2 - 3g  Hoàng kỳ           2 - 3g
 Đương quy             2g  Viễn chí             1 - 2g
 Cam thảo               1g  Mộc hương             1g
 Đại táo              1 - 2g  Can sinh khương 1 - 1,5g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng thiếu máu, mất ngủ ở những người thể chất hư nhược, huyết sắc kém.

- Giải thích:

     + Theo Tế sinh phương: Bài thuốc này dùng cho những người hư yếu, thể lực bị giảm sút, sắc mặt kém, thiếu máu, tinh thần bất an, đánh trống ngực dồn dập, hay quên, đêm ít ngủ, chỉ lo nghĩ vẩn vơ, hoặc bị sốt, đổ mồ hôi trộm, hoặc trái lại, ngủ li bì, chân tay mệt mỏi, đại tiện có chiều hướng khó, ở phụ nữ thì kinh nguyệt thất thường. Thuốc này cũng dùng cho những người hay lo nghĩ nhiều, hoặc bị hạ huyết, thổ huyết và xuất huyết.

Vốn dĩ đây là bài thuốc dùng cho những người thể chất hư nhược, vị tràng yếu bị các loại xuất huyết dẫn đến thiếu máu, hay quên và các chứng thần kinh do lao lực lao tâm quá nhiều.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Dùng trong các trường hợp xuất huyết, như chảy máu ruột, chảy máu tử cung, loét dạ dày, đái ra máu, v.v... Ngoài ra, bài thuốc này còn được ứng dụng trong các trường hợp thiếu máu, hay quên, mất ngủ, đánh trống ngực dồn dập do thần kinh, ǎn uống không ngon miệng, kinh nguyệt thất thường, hysteria, thần kinh suy nhược, di tinh, lậu mạn tính, tràng nhạc mưng loét.

Theo Thực tế trị liệu: Dùng cho những người hư chứng, thể lực cũng như khí lực đều suy nhược.

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây