Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


CỰC TUYỀN

.

.

CỰC TUYỀN ( Jiquán). Huyệt thứ 1 thuộc Tâm kinh ( H 1). Tên gọi: Cực ( có nghĩa là cái nóc nhà, nay gọi các sự vật gì cao gọi là Cực. Ở đây nói đến huyệt cao nhất ở vùng nách); Tuyền ( có nghĩa là con suối). Tâm chi phối sự lưu thông huyết trong các mạch. Trường hợp này nó được so sánh với dòng chảy của con suối. Huyệt cao nhất của kinh Tâm, nằm ở trung tâm của nách nơi mà động mạch nách có thể sờ được. Sự lưu thông huyết ở đây nhanh và mạnh, giống như nước chảy từ một con suối ở trên chảy xuống, do đó mà có tên là Cực tuyền ( suối trên cao chảy xuống).

CỰC TUYỀN

Vị trí: - Ở động mạch đi vào ngực, trong hố nách, giữa các gân(Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Tay dơ ngang lấy huyệt ở đỉnh hõm nách, sau gân cơ hai đầu và cơ quạ cánh tay trước động mạch nách ( lần theo đường đi của cơ hai đầu cánh tay lên đỉnh nách sẽ sờ tìm được động mạch)

Giải phẫu: Dưới da là khe giữa động mạch nách, và mặt sau gân cơ quạ cánh tay, gân cơ hai đầu (phần ngắn), trước nữa là mặt sau cơ ngực to, ở trên là đầu trên xương cánh tay. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ- da cánh tay và thần kinh ngực to của đám rối cánh tay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn D3.

Tác dụng:
     - Tại chỗ và theo kinh: Đau ngực sườn, đau tim, tay lạnh đau, cánh tay không giơ được.

     - Toàn thân: Lao hạch.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 3-5 phút.

Chú ý: Không vê kim để tránh tổn thương bó mạch thần kinh nách.
 

 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây