Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


NGHÊNH HƯƠNG

.

.

NGHÊNH HƯƠNG ( Yíngxiăng - Ing Siang). Huyệt thứ 20 thuộc Đại trường kinh ( LI 20). Tên gọi: Nghênh ( có nghĩa là đón tiếp một cách ân cần); Hương ( có nghĩa là mùi thơm). Huyệt có quan hệ Biểu ( Phế); Lý ( Đại trường) cũng là huyệt cuối cùng của đường kinh Thủ Dương minh Đại trường. Phế có chỗ thông với mũi, châm vào có tác dụng thông lợi tỷ khiếu, khôi phục được khứu giác, cho nên có tên là Nghênh hương ( đón tiếp mùi thơm).

NGHÊNH HƯƠNG

(Huyệt Hội của các kinh Dương minh ở tay và ở chân)

Vị trí: - Ở ngoài huyệt Hòa liêu 1 tấc, phía ngoài lỗ mũi 0,5 tấc (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

- Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi - mồm ( bảo người bệnh cười cho rãnh mũi, mồm mà lấy huyệt).

Giải phẫu: Dưới da là bờ ngoài cơ nâng cánh mũi và môi trên, bờ ngoài cơ nở cánh mũi và cơ ngang mũi, bờ trong cơ gò má nhỏ và cơ nanh, bờ trên cơ vòng môi. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số VII. Da vùng huyệt chi phối bởi nhánh dưới hố mắt của dây thần kinh sọ não số V.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Ngạt mũi, chảy nước mũi, chảy máu mũi, liệt mặt.

Cách châm cứu: Châm sâu 0,2 - 0,3 tấc.

Chú ý: Kết hợp với Thượng tinh: chữa chảy nước mũi.

Kết hợp với Khúc trì, Hợp cốc: chữa viêm mũi.

Khi cần cứu không được gây bỏng.
 

 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây