Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


TÌM HIỂU ĐỊA DANH: CẦU THÀNH - PHÚ YÊN

.

.

PHÚC TÂM ĐƯỜNG xin giới thiệu đến các bạn một tác phẩm của Thầy Nguyễn Đình Chúc đã dày công tìm hiểu và nghiên cứu địa danh vùng đất " Xứ Nẫu" qua tục ngữ, ca dao:
Ham vui anh đến Cầu Thành
Em giàu mấy vạn gặp anh phải chào.
Vì dù em có nơi nào
Gặp anh cũng phải hỏi chào mới khôn.
     Cầu Thành thuộc thôn Long Bình gần tỉnh lỵ Phú Yên, trước năm 1945, Long Bình có đàn Xã Tắc mà thế kỷ XIX xây dựng ở thôn Phú Mỹ nay thuộc An Dân huyện Tuy An. Đàn Xã Tắc được dời đến Long Bình năm 1899. Ở đây có đàn Nghinh Xuân và đàn Lễ Tế ( tế âm hồn).
     Từ ngã ba quốc lộ 1A phía ngoài cầu Thị Thạc đi về hướng Tây bắt gặp cầu Thành, móng xây xi măng. Do cầu ở gần tỉnh lỵ nên có cái tên  ấy. Trước năm 1945, tỉnh lỵ Phú Yên ở thôn Long Uyên, xã An Dân nên ở thôn này có miếu Hội Đồng và miếu Thành Hoàng. Trước năm 1899 ở Long Uyên có đàn Sơn Xuyên, nhưng sau đó lại dời đến thôn Phước Lý nay thuộc thị trấn Sông Cầu. Đến năm 1889 Tòa Công sứ Phú yên  xây dựng trên bờ vịnh  Xuân Đài thì tỉnh lỵ Phú Yên cũng chuyển đến thôn Long Bình cách Tòa Công sứ khoảng 500m. Tỉnh lỵ có chu vi 2210 trượng gồm có đàn Xã Tắc, đàn Nghinh Xuân, đàn Lễ Tế, tại làng Phước Lý có đàn Sơn Xuyên.

    

     Xưa nay, dù ở thời nào, khi một chế độ sụp đổ, thành quách lâu đài đề phải sụp đổ theo. Dấu vết tỉnh lỵ ở nơi này chỉ còn bờ thành xây bằng đá, chiều cao 1m và bốn trụ xi măng có đường kính 60cm, cao 4m, chạm rồng khảm mẻ sành xưa. Những con rồng quấn quanh trụ cột đã sứt mẻ nhiều chỗ và bức thành còn lại nguyên là bờ thành cũ hay đã có sự tu sửa lại. Cầu Thành ở Long Bình ngày nào trông dáng vẻ tiều tụy, không khác những cây cầu thôn quê các vùng lân cận vậy mà xe cộ lưu thông qua lại thường xuyên.

Di tích hành cung Long bình ( Ảnh: Dương Thanh Xuân)

Tác giả bài viết: Nguyễn Đình Chúc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây