Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


KHIẾM THỰC

.

.

KHIẾM THỰC (Semen Euryales Ferox) Khiêm thực nguyên tên là Kê đầu thực, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là hạt chín phơi hay sấy khô của cây Khiếm thực ( Euryale ferox Salisb) thuộc họ Súng ( Nymphaeaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIII - Thu liễm cố sáp.

Cây Khiếm thực hiện chưa thấy mọc ở Việt Nam. Cây được trồng ở các đầm ao nhiều tỉnh của Trung Quốc giáp giới Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Vào tháng 9,10 quả chín hái về xay vỡ, sẩy lấy hạt rồi xay bỏ vỏ hạt lấy nhân làm thuốc.

Tính vị qui kinh:

Khiếm thực vị ngọt sáp tính bình, qui kinh Tỳ thận.

Theo các sách thuốc cổ:

  • Sách Bản kinh: ngọt bình sáp, không độc.
  • Sách Dược phẩm hóa nghĩa: vị ngọt, tính thuốc khô thì ôn, thuốc tươi thì lương, nhập 3 kinh Tỳ Vị Can.
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 4 kinh: Tâm Thận Tỳ Vị.

Thành phần chủ yếu:

Protid (4,4%), chất béo (0,2%), carbon hydrat (32%), calcium, phosphorus thiamine, nicotinic acid, carotene, vitamine C, sắt.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Khiếm thực có tác dụng: bổ tỳ trừ thấp, ích thận cố tinh. Chủ trị các chứng cửu tả cửu lỵ, hoạt tinh, di tinh, di niệu, bạch đới nhiều.

Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Bản kinh: " chủ trị thấp tý, thắt lưng gối đau, bổ trung, ích tinh khí, cường chí, làm rõ tai sáng mắt ( lệnh nhĩ mục thông minh)".
  • Sách Bản thảo cương mục: " chỉ khát ích thận, trị tiểu tiện nhiều lần, di tinh, bạch trọc đới hạ".
  • Sách Bản thảo cầu chân: " vị ngọt bổ tỳ, nên lợi thấp, có thể trị chứng tiêu chảy bụng đau, vị sáp cố thận nên bế khí khiến cho di tinh, bạch đới, đái rát đều khỏi".

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: chưa có tài liệu nghiên cứu dược lý về Khiếm thực.
 

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị tiêu chảy trẻ em do tỳ hư:

  • Bài Sâm linh Bạch truật tán gia giảm: Sơn dược, Khiếm thực, Đảng sâm, Bạch linh, Ý dĩ nhân, Trần bì đều 10g, Bạch truật, Trạch tả, Thần khúc đều 6g, Cam thảo 3g, sắc uống.

2.Trị di mộng tinh: dùng bài Thủy lục đơn ( xem vị Kim anh tử).

3.Trị chứng bạch đới do thấp nhiệt:

  • Dị hoàng tán: Khiếm thực, Bạch quả, Xa tiền tử đều 10g, Sơn dược 15g, Hoàng bá 6g, sắc uống hoặc làm thuốc tán.
  • Phàn thanh hoàn: Khiếm thực, Bạch linh lượng vừa đủ tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 10g với nước muối nhạt.

4.Trị tiểu đường: Khiếm thực 30g, gan heo 80 - 120g nấu chung ăn.

Liều lượng thường dùng:

  • Liều: 10 - 15g uống.

Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây