.

PHONG PHỦ

 06:22 17/12/2015

PHONG PHỦ ( Fèng fu - Fong Fou). Huyệt thứ 16 thuộc Đốc mạch (GV 16). Tên gọi: Phong ( có nghĩa ở đây nói đến gió, là một yếu tố gây ra bệnh tật); Phủ ( có nghĩa là tòa lâu đài). Phong là tác nhân gây dương bệnh, tính đặc tính của nó là hay đi lên, đó cũng là yếu tố chính liên quan đến các bệnh ở đầu và cổ gáy. Huyệt nằm ở bên trong đường chân tóc sau gáy, ở chỗ hõm giữa cơ thang mỗi bên. Nó là nơi hội tụ của Túc Thái dương, Dương duy và Đốc mạch. Huyệt có thể dùng để chữa bất cứ sự rối loạn nào do phong gây ra, Cho nên gọi là Phong phủ.

.

PHI DƯƠNG

 23:51 13/12/2015

PHI DƯƠNG ( Fèi Yáng ) . Huyệt thứ 58 thuộc Bàng quang kinh ( B 58). Tên gọi: Phi ( có nghĩa là bay lên); Dương ( có nghĩa là bay lên, bốc lên). Huyệt là " lạc huyệt " của kinh Túc Thái dương. Khí của Bàng quang có thể đi ngang qua nhanh chóng từ lạc huyệt này đến kinh Thận. Đối với các chi dưới bị yếu, sau khi châm huyệt này bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng, bay bổng so với lúc bị bệnh. Do đó mà có tên Phi dương.

.

NGỌC CHẨM

 06:59 28/11/2015

NGỌC CHẨM ( Yùzhen - Iu Tchenn - Iou Tcham). Huyệt thứ 9 thuộc Bàng quang kinh ( B 9). Tên gọi: Ngọc ( nguyên gốc có nghĩa là đá quý nhưng ở đây nói đến Phế); Chẩm ( có nghĩa là gối, ở đây nói đến xương chẩm sau đầu). Huyệt nằm phía sau chẩm ót, nơi quan trọng chủ yếu dùng để chữa nghẹt mũi, mũi là cửa sổ của Phế. Do đó mà có tên Ngọc chẩm.

.

NGHÊNH HƯƠNG

 08:10 25/11/2015

NGHÊNH HƯƠNG ( Yíngxiăng - Ing Siang). Huyệt thứ 20 thuộc Đại trường kinh ( LI 20). Tên gọi: Nghênh ( có nghĩa là đón tiếp một cách ân cần); Hương ( có nghĩa là mùi thơm). Huyệt có quan hệ Biểu ( Phế); Lý ( Đại trường) cũng là huyệt cuối cùng của đường kinh Thủ Dương minh Đại trường. Phế có chỗ thông với mũi, châm vào có tác dụng thông lợi tỷ khiếu, khôi phục được khứu giác, cho nên có tên là Nghênh hương ( đón tiếp mùi thơm).

.

KHÚC SAI

 06:01 03/09/2015

KHÚC SAI ( Qùchà - Qùchài - Tsiou Tchraé - Kou Tcha). HUyệt thứ 4 thuộc Bàng quang kinh ( B 4). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là rẽ hay uốn cong); Sai (có nghĩa là không đều, thất thường). Đường kinh rẽ đột ngột về phía mặt bên của đầu từ Mi xung làm thành một đường cong trước khi đến huyệt này. Do đó mà có tên Khúc sai ( rẽ thất thường).

.

HÒA LIÊU

 07:53 10/08/2015

HÒA LIÊU ( Kouhéliáo - Héliáo - Ro Tsiao). Huyệt thứ 19 thuộc Đại trường kinh ( LI 19). Tên gọi: Hòa ( có nghĩa là hạt lúa chưa cắt rơm rạ, nơi có râu mọc ra); Liêu ( có nghĩa là kẽ nứt gần chỗ hõm trong xương nơi răng nanh, chỗ râu mọc). Huyệt nằm ở dưới mũi và trên miệng, dưới mũi có thể ngửi được thức ăn, trên miệng có thể ăn được thức ăn, thường để trị méo miệng và mất khứu giác. Người ta thường phân biệt với huyệt Hòa liêu gần ở tai ( Nhĩ Hòa liêu) thuộc kinh Tam tiêu, nên có tên là Hòa liêu ở mũi (Tỵ Hòa liêu)

.

CHÍ ÂM

 08:30 04/09/2014

CHÍ ÂM ( Zhỉyìn) . Huyệt thứ 67 thuộc Bàng quang kinh ( B 67). Tên gọi: Chí ( có nghĩa là cao nhất, cuối cùng, tột đỉnh); Âm ( có nghĩa là ở dưới, nối tiếp với kinh âm). Dòng chảy của Túc Thái dương Bàng quang chấm dứt ở huyệt này, sau đó nó vào Túc Thái âm Thận, huyệt này có ý nghĩa là dương tận mà âm bắt đầu nên gọi là Chí âm.

.

BÁCH HỘI

 00:46 27/08/2014

BÁCH HỘI ( Băihùi). Huyệt thứ 20 thuộc Đốc mạch ( GV 20). Tên gọi: Bách ( có nghĩa là một trăm, nhiều về số lượng); Hội ( có nghĩa là hội tụ, cùng đổ về). Tất cá các kinh dương đều hội tụ với đầu, là nói "Chư dương chi sở hội", huyệt là trung tâm của đỉnh đầu. Do đó có tên là Bách hội.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây