Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


206 BÀI THUỐC NHẬT BẢN - Bài thuốc vần A

Các bài thuốc đều sử dụng các dược liệu Bắc Nam quen thuộc không khó kiếm, lại thuyết minh công dụng theo khái niệm của Y học hiện đại về bệnh tật và tàn phế rất thích hợp cho các thầy thuốc nước ta kể cả đông y và tây y nghiên cứu, hành nghề y học cổ truyền và kết hợp đông tây y. Với ý thức coi trọng vốn y học cổ truyền và thắt chặt mối giao lưu hữu nghị giữa các nền y học Việt - Nhật đang đầy triển vọng ra hoa kết quả. Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương đã trân trọng giới thiệu cuốn sách quý này, phổ biến rộng rãi trên Website của Viện.
.

Bài 1: AN TRUNG TÁN (AN CHU SAN)

1. Thành phần và phân lượng:

 Quế chi                     3 - 5g  Hồi hương          1,5 - 2g
 Súc sa nhân             1 - 2g  Cam thảo               1 - 2g
 Lương khương    0,5 - 1g  Phục linh                   0,5g.

2. Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: Tán cả thành bột, hòa với rượu hâm nóng, hoặc dầm loãng với nước ấm để uống, mỗi lần 1-2g . Ngày uống 2-3 lần.

2. Sắc: Ngày 1 thang.

3. Công dụng: Trị đau dạ dày hoặc đau bụng và những bệnh viêm dạ dày do thần kinh, viêm dạ dày mạn tính và mất trương lực dạ dày đôi lúc đi kèm theo những triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, chán ǎn hoặc buồn nôn ... Ngoài ra còn làm giảm cơn đau bụng kinh, giảm đau dạ dày do ung thư.

4. Giải thích:

- Theo Hòa Tễ Cục Phương: Đây là bài thuốc giảm đau cho người đau dạ dày mạn tính, cơ bụng giảm trương lực, gầy, thích ǎn ngọt.

- Theo Phương Hàm Loại Tụ: Đây là chủ dược cho chứng mất trương lực giãn dạ dày, làm giảm đau bụng do đau dạ dày, ung thư dạ dày, đau bụng kinh nguyệt kịch phát.

     Bài thuốc này rất có hiệu nghiệm với đau bụng do hư hàn Tì Vị, khí huyết không lưu thông với những triệu chứng: gầy, da gân cốt nhão, mạch Hư hoặc Nhược, đau tức vùng tim, đầy bụng, ...


Bài 16: ẤT TỰ THANG (OTSU JI TO)

1. Thành phần và phân lượng:

 Đương qui             4 - 6g  Sài hồ                    4 - 6g
 Hoàng cầm                 3g  Cam thảo              2 - 3g
 Thǎng ma              1 - 2g  Đại hoàng        0,5 -1,5g

 (trường hợp không có Đại hoàng cũng được).

2. Cách dùng và lượng dùng: Thang.

3. Công dụng: Trị các chứng trĩ nội, trĩ ngoại, bí đại tiện ở những người phân khô có chiều hướng bí đại tiện. Tuy nhiên, trong các sách không thấy ghi những triệu chứng có thể điều trị trong trường hợp không có vị Đại hoàng.

4. Giải thích:

- Sách Nguyên nam dương: Bài thuốc này do Asada Munetaka cải tiến bài thuốc gốc của Nguyên nam dương vốn là bài cải tiến Tiểu sài hồ thang bao gồm các vị Sài hồ, Hoàng cầm, Đại táo, Sinh khương, Cam thảo, Thǎng ma, Đại hoàng, bài cải tiến của Asada bỏ Đại táo, Sinh khương mà thêm Đương qui. Nguyên nam dương cho nhiều Sài hồ và Thǎng ma vì nó có tác dụng giải trừ nhiệt và thấp, Thǎng ma còn được dùng để thay thế Tê giác, có tác dụng cầm máu. Thông thường, bài thuốc này được dùng cho những người bị đau vì trĩ nội, nếu cơ thể không bị suy nhược thì thuốc này dùng cho những người bị bệnh trĩ tình trạng chưa nặng lắm, máu mất chưa nhiều, thể lực còn tốt.

- Sách Phương hàm loại tụ: Thuốc này dùng để trị cho những người bị các loại bệnh trĩ, Thǎng ma là vị dùng thay cho Tê giác có hiệu quả cầm máu, nếu dùng nhiều Cam thảo sẽ không có hiệu quả.

Các tài liệu tham khảo khác đều thống nhất đây là bài thuốc trị trĩ cho những trường hợp bệnh chưa nặng. Bài thuốc có thể bỏ hoặc thêm Đại hoàng là tùy theo tình trạng đại tiện của bệnh nhân.

 

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây