Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


206 BÀI THUỐC NHẬT BẢN - Bài thuốc vần L

.

Bài 200: LẬP CÔNG TÁN (RIK KO SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Tế tân                1,5 - 2g  Thǎng ma          1,5 - 2g
 Phòng phong       2 - 3g  Cam thảo          1,5 - 2g
 Long đảm         1 - 1,5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Bài thuốc này ngậm rồi nuốt dần.

- Công dụng: Trị đau rǎng và đau sau khi nhổ rǎng.

- Giải thích:

Đây là bài thuốc của Lý Đông Viên trong Chúng phương quy củ và được coi là bài thuốc thần trị đau rǎng.

Tên thuốc sống

Tên tài liệu thao khảo

Tế tân Thǎng ma Phòng phong Cam thảo Long đảm
Chẩn liệu y điển 2 2 2 1.5 1
Số 11 quyển Hoạt thứ 10 1.5 1.5 3 2 1.5



Bài 203: LINH KHƯƠNG TRUẬT CAM THANG (RYO KYO JUTSU KAN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Phục linh                 6g  Truật                        3g
 Can khương          3g  Cam thảo               2g

* Lưu ý: không được dùng Sinh khương.

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng đau vùng thắt lưng, lạnh vùng thắt lưng, đái dầm ở những người bị đau và lạnh vùng thắt lưng và lượng tiểu tiện nhiều.

- Giải thích:

     + Theo sách Kim quỹ yếu lược: Có thể coi Cam thảo can khương thang là nguồn gốc của bài thuốc này. Đây là bài thuốc trị chứng lạnh vùng thắt lưng. Quế chi của bài Linh quế truật cam thang được thay bằng Can khương, Nhân sâm trong Nhân sâm thang được thay bằng Phục linh. Do đó người ta có thể hiểu được công dụng của bài thuốc này. Bài thuốc này dùng cho những người không bị thượng xung, thủy độc tập trung ở nửa dưới cơ thể. Do đó Can khương có tác dụng trợ ôn chống lại chứng hàn lãnh cũng khá mạnh. Cho nên đối tượng của bài thuốc này là lý hàn, những người từ sống lưng trở xuống rất lạnh, nước tiểu loãng như nước và lượng tiểu tiện nhiều. (Bài Cam thảo can khương thang gồm Cam thảo 4g, Can khương 2g dùng trị chứng di niệu và hay đi đái).

     + Theo các tài liệu tham khảo khác: Thuốc dùng cho người vùng thắt lưng hoặc từ thắt lưng trở xuống cảm thấy lạnh. Đúng như người ta thường nói "như ngồi trong nước", hoặc "như thắt đai ngũ thiên kim". Vùng thắt lưng không chỉ cảm thấy lạnh mà còn cảm thấy nặng như thắt đai ngũ thiên kim, hoặc vừa lạnh vừa đau. Mạch thì trầm tế, lưỡi không có rêu, miệng không khát, nhìn chung là thành bụng mềm, tiểu tiện bất lợi và hay đi đái. Thuốc cũng dùng cho những người bị eczêma kèm theo chất bài tiết loãng giống như bị lãnh thấp và âm hạ thấp.

     + Phần Ngũ tạng phong hàn tích tụ bệnh của sách Kim quỹ yếu lược viết: "Những người bị bệnh gọi là thận trứ (bệnh từ vùng thắt lưng trở xuống), người cảm thấy nặng nề khó chịu, vùng thắt lưng lạnh như ngồi trong nước, người giống như phù thũng nhẹ, trong khi đó miệng không khát, tiểu tiện nhiều, bệnh thuộc vùng hạ tiêu giống như những bệnh do ǎn uống gây nên, người mệt mỏi, đổ mồ hôi, biểu lý (trong và ngoài) lãnh thấp, nếu bệnh kéo dài thì vùng từ thắt lưng trở xuống lạnh và đau, thắt lưng nặng như thắt đai ngũ thiên kim, những người như vậy phải dùng bài Cam khương linh truật thang ".

 

Bài 204: LINH QUẾ CAM TÁO THANG (RYO KEI KAN SO TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Phục linh               6g  Quế chi                 4g
 Đại táo                 4g  Cam thảo             2g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng cho những người mạch đập mạnh, thần kinh hưng phấn.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Đây là bài Linh quế truật cam thang bỏ Truật, thêm Đại táo. Thuốc dùng cho những người có vùng từ bụng dưới trở lên máy động và đau kịch phát như dồn ép lên trên.

     + Theo Giải thích các bài thuốc: Đối tượng số một của bài thuốc này là mạch vùng dưới rốn đập mạnh, đôi khi những cơn mạch đập đó dâng lên phía trên hoặc có cảm giác bị nghẹt ở vùng ngực, hoặc gây ra đau dữ ở hạ bộ và vùng bụng dưới, gây ra nôn mửa, hoặc đau đầu. Thuốc còn dùng để trị các chứng bệnh khác như nhịp tim tǎng vọt, chóng mặt, đổ mồ hôi trán, thượng xung, v.v... Mạch phần nhiều là phù sác, song cũng có trường hợp mạch trầm. Các triệu chứng ở bụng thể hiện dưới dạng co thắt ở vùng bụng dưới, và giật ở cơ thẳng đứng bên phải của bụng.

     + Phần Thái dương bệnh của sách Thương hàn luận viết:" Những người sau khi phát hãn vùng dưới rốn máy động mạnh và muốn phát chứng bôn đồn thì phải dùng bài Phục linh quế chi cam thảo đại táo thang ".

     + Theo Thực tế ứng dụng và các tài liệu tham khảo khác: Thuốc dùng cho những người mạch đập mạnh ở dưới rốn đột nhiên dâng lên phía ngực gây ra hiện tượng đánh trống ngực dồn dập. Mạch đập mạnh ở phần dưới rốn dâng lên tới tận họng và mạnh tới mức hầu như muốn ngẹt thở. Khi bệnh này diễn ra, người bệnh có cảm giác như có vật gì dâng lên chèn lấy ngực, và khi bệnh nặng thì có thể gây ra bất tỉnh nhân sự. Khi đó nhịp đập ở vùng bụng rất mạnh, cả vùng bụng máy động, vùng thượng vị như bị chẹn lại, nhịp thở gấp gáp, có trường hợp gây ra kinh giật ở chân và tay.

 

Bài 205: LINH QUẾ TRUẬT CAM THANG (RYO KEI JUTSU KAN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Phục linh            6g  Quế chi              4g
 Truật                   3g  Cam thảo          2g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng thần kinh dễ bị kích thích, rối loạn thần kinh chức nǎng, chóng mặt, tim đập mạnh, tức thở, đau đầu ở những người chóng mặt, người lảo đảo, tim đập mạnh và lượng tiểu tiện giảm.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Đây là bài thuốc loại trừ nước giống như Ngũ linh tán, bài thuốc này được dùng trị các thủy chứng do nước ứ trong dạ dày gây ra. Bệỷnh trạng được biểu hiện dưới các dạng thủy chứng, chóng mặt, tức thở, mạch tim tǎng vọt, cảm giác người lao đao, ứ nước trong dạ dày, lượng tiểu tiện giảm do nước ứ cùng với khí thượng xung gây ra. Do đó bài thuốc này khác với Ngũ linh tán ở chỗ bệnh nhân của bài thuốc Ngũ linh tán do có lý nhiệt nên có ứ nước trong dạ dầy bị đẩy ngược trở ra dẫn tới nôn mửa, khát nước, còn trong những chứng này thì không có chứng nhiệt. Bài Liên châu ẩm dùng cho những bệnh nhân bị các chứng bệnh của bài thuốc này cộng thêm chứng hư huyết, là bài thuốc kết hợp với bài thuốc này với Tứ vật thang. Có khá nhiều bài thuốc tương tự với bài thuốc này: Linh khương truật cam thang thay Quế chi trong bài thuốc này bằng Can khương, Phục linh cam thảo thang thay Bạch truật bằng Sinh khương, Linh quế cam táo thang thay Bạch truật bằng Đại táo, Linh quế vị cam thang thay Bạch truật bằng Ngũ vị tử, v.v...

     + Sách Phương hàm loại tụ viết: "Mục đích của bài thuốc này là loại trừ nước ứ. Khí thượng xung lên họng, hay chóng mặt cũng như run chân tay, tất cả đều là do nước ứ mà ra. Những người chóng mặt mà vùng thượng vị nghịch mãn, buồn nôn thì dùng thuốc này. Nếu dùng thuốc này mà vẫn không khỏi thì dùng Trạch tả thang. Những người đó tuy không còn chóng mặt, nhưng dạ dày vẫn còn yếu, do đó mặt vẫn nhǎn nhó khó chịu. Bài thuốc này thêm một vị Thực tử để trị xuyễn. Thuốc cũng có tác dụng đối với những người chân bị teo do thủy khí, ngoài ra thuốc còn được dùng cho những người chân run, vùng thắt lưng đau, khi nằm xuống thì vùng xương sống chuyển rần rật hoặc mạch trên toàn thân chuyển, những người bị ù tai và nôn".

     + Theo Chẩn liệu y điển: Bài thuốc này được dùng cho các đối tượng thủy độc bị ứ đọng ở vùng bụng trên, lượng tiểu tiện giảm, khí thượng xung, chóng mặt người cảm thấy lao đao, mạch đập tǎng vọt. Các triệu chừng này giống triệu chứng của bài Chân vũ thang, nhưng Chân vũ thang thì âm chứng còn bài thuốc này thì dương chứng, cho nên mạch khỏe, bụng tuy có tiếng nước óc ách nhưng cơ bụng khỏe chứ không mềm nhão.

     + Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng cho những người có thủy độc ứ ở phần bụng trên gây ra mạch đập mạnh và chóng mặt. Có nhiều mức chóng mặt khác nhau: ngồi xuống đứng lên chóng mặt hoa mắt, người cảm thấy lao đao, song hoa mắt là triệu chứng chủ yếu của loại bệnh này. Đồng thời, bị tức thở, mạch đập tǎng vọt, đau đầu thượng xung, lượng tiểu tiện giảm. Mạch trầm khẩn, phần bụng nhìn chung là mềm nhão, vùng bụng trên có tiếng nước óc ách, hơi cǎng. xung quanh rốn, phần nhiều là mạch đập của động mạch vùng bụng tǎng mạnh.

     + Sách San anh tán trị liệu tạp thoại viết: "Bài thuốc này có tác dụng trị bệnh động kinh, tiếng đập thổn thức trong bụng mạnh, khí dâng từ bụng dưới lên ngực, thở gấp, chân tay co thắt. Đối tượng của bài thuốc là vùng bụng trên bị chướng ngồi xuống đứng lên bị choáng đầu, mạch đập nhanh, còn những người sắc mặt tươi, mạch không trầm và cǎng thì bài thuốc này không có hiệu quả. Đó là bí quyết của gia đình nhà Wada".

 

Bài 202: LONG ĐẢM TẢ CAN THANG (RYU TAN SHA KAN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy             5g  Địa hoàng               5g
 Mộc thông              5g  Hoàng cầm             3g
 Trạch tả                  3g  Xa tiền tử                3g
 Long đảm      1 - 1,5g  Sơn chi tử      1 - 1,5g
 Cam thảo       1 - 1,5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng đái buốt, cảm giác đái không hết, nước tiểu đục, bạch đới ở những người thể lực tương đối khá, cơ bụng dưới có chiều hướng bị cǎng.

- Giải thích:

     + Theo Tiết thị lục thập chủng: Bài thuốc này trị chứng viêm bàng quang và niệu đạo, là các loại bệnh thuộc thực chứng, thuốc được dùng chữa viêm niệu đạo dạng lậu cấp hoặc bán cấp, viêm bàng quang, dẫn tới đái buốt, hoặc bạch đới ở phụ nữ. Thuốc cũng dùng cho những người đái ra mủ, vùng hạ bộ bị sưng và đau, tuyến háng bị sưng. Nói chung, đối tượng của bài thuốc này là những người thể lực chưa bị suy yếu, cả mạch lẫn bụng đều tương đối khỏe.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Bài thuốc này còn dùng điều trị viêm màng trong tử cung (bạch đới), viêm tinh hoàn, sưng bạch hạch, eczêma vùng hạ bộ, hôi nách, chứng vô sinh và hạ cam dạng nhuyễn do lậu mạn tính gây ra.

     + Theo Thực tế trị liệu: Ngoài tác dụng lợi tiểu, bài thuốc còn được dùng để tiêu viêm, giải nhiệt, trấn tĩnh.

     + Theo Giải thích các bài thuốc: Bài thuốc còn dùng điều trị trichomonas, biến chứng của xơ gan.

- Tham khảo:

Bài Long đảm tả can thang ghi trong Hòa tễ cục phương gồm có 10 vị: Long đảm thảo, Sài hồ, Trạch tả mỗi vị một tiền, Xa tiền, Mộc thông, Sinh địa hoàng, Đương quy vĩ, Chi tử, Hoàng cầm, Cam thảo mỗi vị 5 phân. Nghiền thành bột rồi cho vào 3 bát nước để sắc lấy 1 bát, uống nóng trong bữa ǎn.

 

Bài 201: LỤC QUÂN TỬ THANG (RIK KUN SHI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Nhân sâm              2 - 4g  Truật                       3 - 4g
 Phục linh                3 - 4g  Bán hạ                   3 - 4g
 Trần bì                    2 - 4g  Đại táo                        2g
 Cam thảo           1 - 1,5g  Sinh khương         1 - 2g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng viêm dạ dày, mất trương lực dạ dày, sa dạ dày, tiêu hóa kém, ǎn uống không ngon miệng, đau dạ dày, nôn mửa ở những người vị tràng yếu, không muốn ǎn, đầy tức ở vùng thượng vị, dễ mệt mỏi, chân tay dễ bị lạnh dạng thiếu máu.

- Giải thích:

     + Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Đây là bài kết hợp giữa Tứ quân tử thang với Nhị trần thang. Bài thuốc được ứng dụng rộng rãi trị các chứng của Tứ quân tử thang đối với những người dịch vị tiết quá nhiều, nhưng người không đến mức suy nhược như trong Tứ quân tử thang, bệnh đã trở thành mạn tính.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng cho những người vị tràng hư nhược có các chứng của bài Tứ quân tử thang nhưng có sức khỏe, bị ứ nước trong dạ dày. Đối tượng của bài thuốc này là những người hư chứng, vùng bụng trên bị đầy tức, ǎn uống không ngon miệng, dễ mệt mỏi, thiếu máu, cả mạch lẫn bụng đều nhuyễn nhược, ngày thường chân tay dễ bị lạnh.

     + Theo Các tài liệu tham khảoThực tế ứng dụng: Thuốc dùng cho những người thể chất hư nhược, da và cơ bắp không cǎng, phần nhiều là gầy và thiếu máu, nói chung người ta gọi là loại người thể chất yếu bị đầy tức ở vùng thượng vị, ǎn uống không ngon miệng, sút cân. Người ta có thể nhận thấy ở những bệnh nhân đó mạch vô lực, bụng mềm nhão và yếu, vùng thượng vị và gần bên rốn có tiếng nước óc ách.


 

Bài 206: LỤC VỊ HOÀN (ROKU MI GAN)

- Thành phần và phân lượng:

 VỊ THUỐC THANG  TÁN
 Địa hoàng  5 - 6g  6 - 8g
 Sơn thù du  3g  3 - 4g
 Sơn dược  3g  3 - 4g
 Trạch tả  3g  3g
 Phục linh  3g  3g
 Mẫu đơn bì  3g  3g

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Thang: Có thể sắc uống như Bát vị địa hoàng thang.

2. Tán: Dùng mật ong luyện thành hoàn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g.

- Công dụng: Trị các chứng đái khó, đái rắt, phù thũng và ngứa ở những người dễ mệt mỏi, lượng tiểu tiện giảm hoặc đái rắt, đôi khi miệng khát.

- Giải thích:

     + Theo sách Tiểu nhi trực quyết: Thuốc này còn có tên là Lục vị địa hoàng hoàn. Các triệu chứng của bài thuốc này lấy triệu chứng của bài Bát vị hoàn làm tiêu chuẩn, song nó được bốc cho những người khó xác định đó là âm chứng và không dùng được Phụ tử. Do đó bài thuốc này là bài Bát vị hoàn bỏ các vị Quế chi, Phụ tử. Những người ǎn uống không ngon miệng và có chiều hướng ỉa chảy tuyệt đối không được dùng bài thuốc này.

     + Theo Giải thích các bài thuốc hậu thế: Bài thuốc này dùng cho những người sức khỏe yếu, sinh lý suy nhược, liệt dương, di tinh, ù tai, những người bước sang tuổi già, lưng đau, mắt mỏi và thị lực giảm sút. Bài thuốc này cũng có thể dùng dưới dạng sắc uống như Bát vị địa hoàng thang. Trong trường hợp khó phân biệt nên dùng bài thuốc này hay Bát vị hoàn bỏ Phụ tử mà thêm Hoàng bá.

     + Theo Liệu pháp đông y thực dụng: Thuốc dùng cho những người dễ bị mệt, vai dễ mỏi, đôi khi bị chóng mặt, nặng đầu, có cảm giác bải hoải ở vùng từ thắt lưng trở xuống, đầu gối dễ bị trẹo, đêm đi tiểu nhiều lần và mỗi lần tiểu tiện thường lại muốn uống nước, dùng tay nắn phía trên và dưới rốn người ta thấy cơ bụng phía dưới rốn yếu hơn ở phía trên rốn rất nhiều. Những người bị các chứng như vậy thì bài thuốc này rất hiệu nghiệm.

 

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây