Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


206 BÀI THUỐC NHẬT BẢN - Bài thuốc vần T

.

.

Bài 84: TAM HOÀNG TẢ TÂM THANG (SAN O SHA SHIN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đại hoàng               1 - 2g  Hoàng cầm        1 - 1,5g
 Hoàng liên            1 - 1,5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Dùng 120ml nước sắc cô lấy 40 ml uống trong 1 lần.

Trong trường hợp bào tễ thì cho vào đó 100 ml nước sôi đun sôi trong 3 phút, bỏ bã, uống trong 1 lần.

Trong trường hợp dùng vải bọc để sắc thì cho vào 100 ml nước sôi đun sôi trong 3 phút, bỏ bã, uống trong 1 lần. Khi bị thổ huyết, đổ máu cam, và các chứng xuất huyết khác (xuất huyết do trĩ, đái ra máu, xuất huyết dưới da) thì dùng vải bọc để sắc lấy nước, để nguội rồi mới uống. Bài này không được dùng cho những người bị xuất huyết kéo dài, thiếu máu rõ rệt và những người mạch vi nhược.

- Công dụng: Thuốc dùng để trị các chứng đi liền với tǎng huyết áp (chóng mặt, đau tê vai, ù tai, nặng đầu, mất ngủ, bồn chồn bất an), đổ máu cam, xuất huyết do trĩ, bí đại tiện, các chứng của thời kỳ mãn kinh, các chứng bệnh về huyết ở những người thể lực tương đối khá, hay bị chóng mặt, mặt đỏ từng cơn, tinh thần bất an và có chiều hướng bị bí đại tiện.

- Giải thích:

     + Theo sách Kim quỹ yếu lược: Đây là bài thuốc gồm có ba vị có chữ hoàng và dùng để hạ tâm nhiệt cho nên người ta gọi là Tam hoàng tả tâm thang. Bài thuốc này cũng còn được gọi là Tả tâm thang.

     + Sách Phương cực ghi bài thuốc này dùng để "trị tình trạng tinh thần bất an, vùng thượng vị bị đầy tức, nhưng nếu ấn vào bụng thì thấy mềm". Sách Y thánh phương cách ghi "những người bị thổ huyết, đổ máu cam và các dạng xuất huyết khác mà phần bụng dưới bị đầy tức, người bứt rứt khó chịu, nhiệt phiền, phân khô, những người bị nặng thì lưỡi rộp vàng, mặt và mắt đỏ. Những người như vậy phải dùng Tả tâm thang". Cần phải nói rằng hai bài thuốc này dùng chủ yếu cho những người máu dồn lên mặt, mặt đỏ từng cơn, tâm trạng bất an, bí đại tiện và mạch cǎng, ... Thuốc được dùng khi bị sung huyết não, xuất huyết não, khạc ra máu, thổ huyết, đổ máu cam, xuất huyết tử cung, xuất huyết do trĩ; khi bị hoảng hốt và lo lắng vì chảy máu ngoại thương thì uống thuốc này liền một lần sẽ có tác dụng làm cho tinh thần trấn tĩnh và cầm được máu. Tuy nhiên, đối với những người ra máu kéo dài, thiếu máu rõ rệt và mạch vi nhược thì không nên dùng bài thuốc này. Ngoài những biểu hiện nói ở trên, bài thuốc này cũng còn được dùng trong các trường hợp tǎng huyết áp, chứng thần kinh, mất ngủ, loét dạ dày, viêm dạ dày, bệnh về huyết đạo, các chứng của thời kỳ mãn kinh, bệnh da, bệnh mắt, động kinh, bệnh tinh thần, bỏng, v.v...

 

Bài 86: TAM VẬT HOÀNG CẦM THANG (SAN MOTSU O GON TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Hoàng cầm                 3g  Khổ sâm                 3g
 Địa hoàng 6g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Chân tay nóng.

- Giải thích:

     + Trong Kim quỹ yếu lược, nơi xuất xứ của bài thuốc này, ghi là bài thuốc nhằm vào những người bị phiền nhiệt chân tay, còn trong sách Loại tụ quảng nghĩa của Odai thì nói là thuốc dùng trị phát sốt sau khi đẻ, sốt khi đẻ và ghẻ. Những lúc như vậy, nếu bị sốt thì người ta thích rút chân tay ra khỏi chǎn và thích làm mát lòng bàn chân. Thuốc được ứng dụng chữa đau đầu do huyết nhiệt, một chứng của lao phổi, chứng thần kinh, mất ngủ, eczêma, ghẻ, cước, viêm trong miệng, v.v...

     + Theo các tài liệu tham khảo như Y học đông y, Thực tế trị liệu, v.v...: Chỉ định của bài thuốc này là phiền nhiệt chân tay. Những bệnh nhân loại này cảm thấy nóng khó chịu ở chân tay, thích cho chân tay ra khỏi chǎn và thích để lên những vật lạnh. Thuốc được ứng dụng để trị sốt khi đẻ, lao phổi, chứng mất ngủ, ghẻ lở, eczêma, viêm trong miệng.

Thuốc dùng cho những người không ngủ được vì phiền nhiệt chân tay, những người mà cổ nhân gọi là huyết nhiệt. Vì huyết nhiệt, chân tay phù thũng nặng nề. Thuốc rất có hiệu nghiệm đối với ghẻ.


 

Bài 98: TAM VỊ GIÁ CÔ THÁI THANG (SHA KO SAI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Hải nhân thảo          3 - 5g  Đại hoàng        1 - 1,5g
 Cam thảo              1 - 1,5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng để tẩy giun.

- Giải thích:

     + Toát yếu phương hàm: Trong dân gian gọi là thuốc tẩy giun, uống vào lúc bụng đói buổi sáng.

     + Theo các tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Giải thích các bài thuốc: Thuốc này là thuốc tẩy giun thường được dùng, nhưng khi giun vào dạ dày không có hiệu quả, mà phải dùng khi giun còn ở trong ruột. Cũng thường được dùng để phòng giun. Nếu bị sán, thì cùng với thuốc này, nên dùng dấm ǎn để tẩy ruột. Thuốc dùng để tẩy giun. Thuốc dùng rất có hiệu quả đối với những người đã quen thuốc tẩy giun santonin và thuốc santonin không có hiệu lực nữa.

     + Sách Cổ phương kiêm dụng hoàn tán phương có viết: "Thuốc dùng cho những người có giun, bị nôn mửa và nhiều chứng khác. Những người thường bị giun quấy, nôn ra bọt rãi, sinh ra đau bụng".

 

Bài 120: TẦN CỬU PHÒNG PHONG THANG (JIN GYO BO FU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Tần cửu                     2g  Trạch tả                2g
 Trần bì                      2g  Sài hồ                   2g
 Phòng phong            2g  Đương quy           3g
 Truật                         3g  Cam thảo             1g
 Hoàng bá                  1g  Thǎng ma            1g
 Đại hoàng                 1g  Đào nhân            3g
 Hồng hoa                  1g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Theo Chẩn liệu y điển: uống lúc đói.

- Công dụng: Dùng cho những người đi ngoài đau do bị trĩ ngoại.

- Giải thích:

     + Theo sách Lan thất bí tàng: Thuốc này dùng cho những người có chiều hướng bí đại tiện, khi đi ỉa rất đau, đôi khi ra lẫn với mủ, thể lực tương đối khá. Thuốc không chỉ dùng cho người bị trĩ dò mà còn dùng cho cả những người bị đau và chảy máu do trĩ ngoại. Tùy theo tình hình đại tiện như thế nào mà gia giảm lượng Đại hoàng.

Thuốc dùng để trị trĩ dò bị đau mỗi khi đi đại tiện. (Mục Thuốc đông y Nhật bản của Koizumi Eijiro).

     + Trung Quốc y học đại từ điển (do Tạ Quan biên soạn) viết: "Thuốc này dùng để trị trĩ dò đau mỗi khi đi đại tiện".

 

Bài 118: TÂN DI THANH PHẾ THANG (SHIN I SEI HAI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Tân di                   2 - 3g  Tri mẫu                    3g
 Bách hợp                   3g  Sơn chi tử        1,5 - 3g
 Mạch môn đông   3 - 6g  Thạch cao          5 - 6g
 Thǎng ma         1 - 1,5g  Tỳ bà diệp          1 - 3g
 Hoàng cầm                3g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng tắc mũi, viêm mũi mạn tính, viêm amidan chứng tích mủ.

- Giải thích:

     + Theo sách Ngọai khoa chính tông: Dùng cho những người phế nhiệt, trong mũi có cục thịt lúc đầu như hạt lựu sau lớn dần làm tắc lỗ mũi khiến cho không khí không qua lại dễ dàng được nữa. Thuốc được ứng dụng chữa tắc mũi, viêm phình mũi, thành mủ hốc vòm họng trên. Thuốc nên dùng khi các bài thuốc khác không có hiệu quả.

     + Theo Đông y đó đây: thuốc dùng khi bị bệnh có rất nhiều mủ, chỉ cần mở miệng ra là đã trông thấy mủ.

 

Bài 119: TẦN GIAO KHƯƠNG HOẠT THANG (JIN GYO KYO KATSU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Tần giao                  3g  Khương hoạt           5g
 Hoàng kỳ                3g  Phòng phong           2g
 Thǎng ma             1,5g  Cam thảo             1,5g
 Ma hoàng             1,5g  Sài hồ                  1.5g
 Cảo mộc              0.5g  Tế tân                  0.5g
 Hồng hoa             0.5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị bệnh trĩ có ngứa.

- Giải thích:

     + Theo Chẩn liệu y điển trong phần trĩ dò của sách "Chúng phương quy củ" có ghi: "Tần giao khương hoạt thang dùng để trị trĩ dò đã lòi ra ngoài và ngứa không chịu được".

     + Tham khảo: Đại từ điển y học Trung Quốc (của Tạ Quang) viết: Thuốc này trị trĩ dò đã thành cục lòi ra ngoài vì ngứa không chịu được.

 

Bài 83: TẢ ĐỘT CAO (SHA TOTSU KO)

- Thành phần và phân lượng:

 Lịch thanh            800g  Hoàng lạp
(Sáp ong vàng)      220g
 Mỡ lợn                  58g  Dầu vừng           1000g

- Cách dùng và lượng dùng: Dùng bôi ngoài.

- Công dụng: Dùng để trị mụn nhọt có mủ. Bài thuốc này dùng để bôi ngoài.

- Giải thích:

Theo danh y Hanaoka Seishu:

Tên thuốc sống

Tên tài liệu tham khảo

Lịch thanh Hoàng lạp Mỡ lợn Dầu vừng
Thực tế ứng dụng (1) 800 220 58 1000
Chất liệu y điển 800 220 58 1000

Dùng để bôi lên những mụn nhọt có mủ và những ung nhọt đã vỡ mủ, thuốc có tác dụng làm dóc thịt thối và giúp cho quá trình lên da non.

 

Bài 114: THǍNG MA CÁT CǍN THANG (SHO MA KAK KON TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Cát cǎn                  5 - 6 g  Thǎng ma               1 - 3 g
 Sinh khương           1 - 3g  Thược dược                3g
 Cam thảo             1,5 - 3g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang .

- Công dụng: Dùng để trị viêm da và giai đoạn đầu của cảm mạo.

- Giải thích:

     + Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Thuốc dùng trong giai đọan đầu của bệnh sởi khi sởi không mọc, có nguy cơ chạy hậu có tác dụng thúc cho sởi lên đều và làm cho bệnh sởi diễn ra suôn sẻ. Thuốc dùng rất tốt cho tới khi sởi đã mọc đều.

     + Theo Giải thích các bài thuốc: thuốc dùng vào giai đoạn đầu của các bệnh sốt kèm theo phát ban như sởi, đậu mùa, tinh hồnh nhiệt, người bị cảm đầu đau dữ dội như bị bệnh não, "khi bị các loại bệnh dịch thời tiết thì người sốt, đau đầu, người và chân tay đau và chưa phát ban". Những người bị các bệnh trên cũng có khi khô mũi , đổ máu cam, mất ngủ. Thuốc cũng được ứng dụng để chữa cúm, lên sởi, tinh hồng nhiệt, thủy đậu, đổ máu cam, mắt xung huyết, bệnh da, viêm amiđan.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Thuốc dùng để trị các bệnh thời khí ôn dịch ở người lớn, trẻ em, đầu đau, người bị sốt, người và chân tay đau. Thuốc uống trong quãng thời gian chưa phát ban. Dùng cho những người bị trúng phong thương hàn dương minh, đầu đau, người đau, sốt rét, không ra được mồ hôi, miệng khát, mắt đau, mũi khô không nằm ngửa được, phát ban dương minh muốn mọc mà không mọc được. Kinh túc dương minh, đi gần dưới mắt và giáp mũi nên mắt cộm, mũi khô và do đó không thể ngủ được.

Đây là bài thuốc dùng để giải nhiệt trong dạ dày và nhiệt trong máu, dùng trị biểu tà của Dương minh kinh. Những người bị các loại bệnh nhiệt, mắt đau, mũi khô, mất ngủ, không ra được mồ hôi, sốt ớn lạnh là những chứng nhiệt dương minh kinh. Thuốc này được dùng cho giai đoạn đầu các loại bệnh nhiệt kèm theo phát ban như đậu mùa, sởi, tinh hồng nhiệt, hoặc những người bị cúm đầu đau dữ dội như bị bệnh não. Thuốc thích hợp đối với những trường hợp chưa phát ban hoặc có nguy cơ sởi không mọc được.

Bài thuốc này còn được ứng dụng trong các trường hợp bị cảm, cúm, sởi, viêm quầng (erysipelas), tinh hồng nhiệt, thủy đậu, đổ máu cam, xung huyết mắt, viêm amiđan và bệnh da v.v... Cách gia giảm:

(a) Nếu đau đầu thì cho thêm ít Thông bạch, Hành hoa;

(b) Nếu ho thì thêm 3g Tang bạch bì;

(c) Nếu nóng ở vùng ngực thì thêm 3g Hoàng cầm và 2g Bạc hà diệp;

(d) Nếu không ra được mồ hôi thì thêm 3g Ma hoàng

(e) Nếu đau họng thì thêm 3g Cát cánh;

(g) Nếu bị viêm quầng màu vàng thì thêm 2g Huyền sâm.

 

Bài 124: THANH CƠ AN HỒI THANG (SEI KI AN KAI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Sài hồ                 4 - 7g  Bán hạ                4 - 5g
 Sinh khương            4g  Nhân sâm           2 - 3g
 Hoàng cầm              3g  Cam thảo                2g
 Hải nhân thảo           3g  Mạch môn đông       3g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng để tẩy giun.

- Giải thích:

     + Theo Man nan lục: Đây là bài Tiểu sài hồ thang bỏ Đại táo, thêm Hải nhân thảo (giá cô thái), Mạch môn đông.

Tên thuốc sống

Tên tài liệu tham khảo

Sài hồ Bán hạ Sinh khương Nhân sâm Hoàng cầm Cam thảo Hải nhân thảo Hải mạch môn
Chẩn liệu y điển

7

5

4

3

3

2

3

3

Tập các bài thuốc (1)

6

6

3

3

3

2

3

3

Thực tế chẩn liệu

7

5

4

3

3

2

3

3

Tập phân lượng các vị thuốc

7

5

4

3

3

2

3

3

- Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng cho những người bị giun sán, người lúc sốt lúc lạnh, da khô, người mệt mỏi giống như bị bệnh sốt và rét, hoặc cho trẻ em bị giun sán mà bị sốt và rét.

 

Bài 130: THANH PHẾ THANG (SEI HAI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Hoàng cầm                2g  Cát cánh                    2g
 Tang bạch bì             2g  Hạnh nhân                 2g
 Sơn chi tử                  2g  Thiên môn đông         2g
 Bối mẫu                     2g  Trần bì                       2g
 Đại táo                      2g  Trúc nhự                    2g
 Phục linh                   3g  Đương quy                 3g
 Mạch môn đông        3g  Ngũ vị tử            0,5 - 2g
 Cam thảo            1-1,5g  Sinh khương      0,5 - 2g

(nếu là Can sinh khương thì dùng 1g), .

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng để trị ho ra nhiều đờm.

- Giải thích:

     + Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Bài thuốc này nhằm vào những người ho dữ, ra nhiều đờm, đờm rất khó ra và ho cho đến khi đờm ra mới thôi.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Thuốc dùng cho những người bị đờm nhiều, ho dữ liên tục, vả lại, đờm lại đặc rất khó ra. Nếu tình trạng trên kéo dài thì họng bị đau, khàn tiếng và ngứa cổ rất khó chịu. Đờm có khi màu vàng, có khi màu xanh, cũng có khi màu trắng, song đó là đờm đặc rất khó ra, ho liên tục cho tới khi ra được đờm mới thôi có khi ra đờm lẫn máu hoặc tức thở, cơ thể bị suy nhược. Trong sách Vật ngộ dược thất phương hàm, danh y Asada Sohaku viết: "Đây là bài thuốc chữa ho đờm, song là hư hỏa (ho do viêm đường hô hấp ở những người suy nhược và hư chứng). Nếu là đàm hỏa thuần thực (viêm ở những người thực chứng) và mạch hoạt sác thì cho dùng Qua quát chỉ thực thang. Thuốc này cũng có thể dùng cho những người phổi bị nhiệt, ho kéo dài. Do đó, thuốc này dùng cho những người dùng Tiểu thanh long thang gia thạch cao không có hiệu quả vẫn bị ho. Những người ho mãi không dứt, người ngày càng trở nên suy nhược thì phải uống ngay thuốc này".

 

Bài 129: THANH TÂM LIÊN TỬ ẨM (SEI SHIN REN SHI IN)

- Thành phần và phân lượng:

 Liên nhục                  4g  Quan môn đông         4g
 Phục linh                   4g  Nhân sâm                  3g
 Sa tiền tử                  3g  Hoàng cầm                3g
 Hoàng kỳ                  2g  Địa cốt bì                  2g
 Cam thảo          1,5 - 2g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị mất ngủ, an thần

 

Bài 125: THANH THẤP HÓA ĐÀM THANG (SEI SHITSU KE TAN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Thiên nam tinh               3g  Hoàng cầm            3g
 Sinh khương                  3g  Bán hạ                  4g
 Phục linh                        4g  Trần bì             2 - 3g
 Khương hoạt               1,5g  Bạch chỉ            1,5g
 Bạch giới tử                 1,5g  Truật                    4g
 Cam thảo                1 - 1,5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng đau thần kinh, đau khớp, đau cơ ở những người cảm thấy lạnh ở lưng.

- Giải thích:

     + Theo Thọ thế bảo nguyên: Đây là bài thuốc tuyệt diệu cho những người "lưng lạnh như một cục bǎng, mạch hoạt như là lǎn viên bi", song không nhất thiết cứ phải câu nệ vào đặc điểm trên.

Vốn dĩ, đây là bài thuốc dùng cho những người mà nơi này hay nơi khác của cơ thể bị đau vì thấp, và cũng được ứng dụng để trị đau ở vùng ngực. Thuốc được dùng để chữa đau thần kinh liên sườn, đau vùng ngực và vùng lưng. Mục tiêu của thuốc này là trị chứng nếu ho thì vùng dưới nách đau co thắt lại, đờm ứ đầu ngực khiến rất khó chịu, thuốc cũng còn được dùng trong trường hợp đau di chuyển nơi này nơi khác trong cơ thể chứ không chỉ ở vùng ngực.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Dùng trị đau thần kinh liên sườn do thủy độc gây ra. Thuốc cũng còn được dùng nhiều để trị các chứng mất trương lực dạ dày, sa dạ dày. Thuốc còn trị phù sữa, cảm mạo, chứng mỏi tê vai và đau ngực thường thấy ở những người da trắng bủng, mọng nước. Thuốc cũng có thể dùng cho những người cổ có cục cứng to như quả mai khô.

Thuốc dùng để trị chứng đau ngực vì đờm khô khó khạc ra, chứng đau các cơ và lạnh lưng. Thuốc cũng được ứng dụng trị chứng đau thần kinh liên sườn, viêm khớp cơ, phù bạch hạch, mỏi tê vai.

 

Bài 126: THANH THỬ ÍCH KHÍ THANG (SEI SHO EK KI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Nhân sâm                    3 - 3,5g  Truật             3 - 3,5g
 Mạch môn đông          3 - 3,5g  Đương quy           3g
 Hoàng kỳ                           3g  Trần bì             2 - 3g
 Ngũ vị tử                        1 - 2g  Hoàng bá         1 - 2g
 Cam thảo                       1 - 2g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng trúng thử và ǎn uống không ngon miệng, ỉa chảy, mệt mỏi toàn thân, gầy về mùa hè do nóng.

- Giải thích:

     + Theo Y học lục yếu: Đây là bài Bổ trung ích khí thang cải biến, và đúng như tên gọi của nó, bài thuốc này có tác dụng loại trừ khí thử và ích khí.

Thuốc "trị những người bị cảm thử mùa hè kéo dài, chân tay mỏi mệt, người nóng, bồn chồn, tiểu tiện ít, phân nhão, người hoặc khát hoặc không khát nhưng không muốn ǎn, đổ mồ hôi trộm".

     + Sách Đông y bảo giám viết: thuốc gồm: Thương truật 1,5 tiền, Hoàng kỳ và Thǎng ma mỗi thứ 1 tiền, Nhân sâm, Bạch truật, Trần bì, Thần khúc, Trạch tả mỗi 5 phân, Tửu hoàng bá, Đương quy, Thanh bì, Mạch môn đông, Cát căn, Cam thảo mỗi thứ 3 phân, Ngũ vị tử 5 hạt, dùng cho những người bị trúng thấp và nhiệt, chân tay mỏi, tinh thần giảm, động tác chậm chạp, nước giải vàng người nóng, khát nước, ỉa chảy, không muốn ǎn và đổ mồ hôi trộm.


 

Bài 128: THANH THƯỢNG PHÒNG PHONG THANG (SEI JO BO FU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Kinh giới             1 - 1,5g  Hoàng liên        1 - 1,5g
 Bạc hà diệp        1 - 1,5g  Chỉ thực           1 - 1,5g
 Cam thảo           1 - 1,5g  Sơn chi tử        1,5 - 3g
 Xuyên khung         2 - 3g  Hoàng cầm         2 - 3g
 Liên kiều               2 - 3g  Bạch chỉ             2 - 3g
 Cát cánh               2 - 3g  Phòng phong      2 - 3g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng để chữa trứng cá.

- Giải thích:

     + Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Đây là bài thuốc dùng đề làm phát tán và giải độc nhiệt ứ ở vùng trên màng hoành cách, đặc biệt ở vùng mặt, thuốc được dùng trong trường hợp bài Kinh phòng bại độc tán thì quá nhẹ mà Phòng phong thông thánh tán thì quá mạnh.

Các vị Hoàng liên, Hoàng cầm, Sơn chi tử có tác dụng giải độc thân nhiệt cao kèm theo việc giảm tiểu tiện; Bạch chỉ, Cát cánh, Xuyên khung, Phòng phong, Kinh giới có tác dụng vào vùng nửa trên của cơ thể từ màng hoành cách trở lên và vùng mặt, có tác dụng khu phong, giải độc, bài độc; Liên kiều cùng Chỉ xác có tác dụng làm tiêu tán những chất độc hóa mủ.

Theo những mục tiêu trên, bài thuốc này được ứng dụng chữa trứng cá ở phần mặt do xung huyết ở nam nữ thanh niên, eczêma ở phần đầu, xung huyết mắt, mũi đỏ v.v...

     + Theo Chẩn liệu y điển: Dùng cho những người phát ban đỏ ở vùng mặt và cổ, hoặc nóng. Thuốc được ứng dụng trị trứng cá, eczêma ở phần đầu, xung huyết mắt, viêm kết mạc, bệnh vảy nến (psoriasis) ở vùng mặt, mũi đỏ v.v...

     + Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc dùng để trị các loại mụn có mủ ở phần đầu những người thể lực dồi dào, hoặc mụn lở, đinh và phát ban trên da. Ngoài ra, thuốc cũng còn được dùng để chữa viêm tai giữa, viêm lợi, viêm màng chân rǎng v.v...

 

Bài 127: THANH THƯƠNG QUYÊN THỐNG THANG (SEI JO KEN TSU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Mạch môn đông          2,5 - 6g  Hoàng cầm       3 - 5g
 Khương hoạt              2,5 - 3g  Độc hoạt       2,5 - 3g
 Phòng phong             2,5 - 3g  Truật             2,5 - 3g
 Đương quy                 2,5 - 3g  Xuyên khung 2,5 - 3g
 Bạch chỉ                     2,5 - 3g  Mạn kinh tử   1,5 - 2g
 Tế tân                                1g  Cam thảo              1g
 Cảo mộc                         1,5g  Cúc hoa        1,5 - 2g
 Sinh khương                     3g  

(Cảo mộc, Cúc hoa và Sinh khương không có cũng được).

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị đau vùng mặt, đau đầu.

- Giải thích:

     + Theo Thọ thế bảo nguyên (phần về đau đầu): Thuốc còn có tên khác là Khu phong xúc thống thang.

     + Các tài liệu tham khảo đều cho rằng: Đây là bài thuốc chủ yếu để trị tất cả các chứng đau đầu, đau đầu mạn tính, đau đầu các loại, đau dây thần kinh sinh ba trigeminal, còn gọi là dây thần kinh sọ số 5, đau do sưng vùng hàm trên.


 

Bài 101: THẬP TOÀN ĐẠI BỔ THANG (JU ZEN TAI HO TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Nhân sâm            2,5 - 3g  Hoàng kỳ          2,5 - 3g
 Truật                           3g  Phục linh                  3g
 Đương quy                  3g  Thược dược             3g
 Địa hoàng                   3g   Xuyên khung           3g
 Quế chi                       3g  Cam thảo              1,5g

- Cách dùng và lượng dùng: (về nguyên tắc là) Thang.

- Công dụng: Thuốc dùng trong các trường hợp thể lực bị suy yếu sau khi ốm dậy, người mệt mỏi rã rời, ǎn uống không ngon miệng, đổ mồ hôi trộm, lạnh chân tay, thiếu máu.

- Giải thích:

     + Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài Bát trân thang (kết hợp Tứ vật thang - gồm Đương quy, Thược dược, Địa hoàng, Xuyên khung với Tứ quân tử thang - gồm Phục linh, Truật, Nhân sâm, Cam thảo) có thêm Quế chi và Hoàng kỳ. Các chứng bệnh mà bài thuốc này trị cũng tương tự như những chứng bệnh của Nhân sâm dưỡng vinh thang, nhưng trong các chứng bệnh của bài thuốc này điều trị còn có chứng ho, cho nên có thể phân biệt được giữa hai bài thuốc.

Bài này dùng trị các hư chứng ở thời kỳ toàn thân suy nhược vì những bệnh mạn tính, mục tiêu của bài thuốc này là trị chứng thiếu máu, ǎn uống kém ngon, da khô. Thuốc này không dùng cho những người nhiệt cao và nǎng hoạt động, hoặc những người sau khi dùng thuốc này thì ǎn uống kém ngon, ỉa chảy, sốt.

Bài thuốc này nhìn chung có tác dụng bổ sung những phần hư về khí huyết, âm dương, biểu lý, nội ngoại, và với ý nghĩa có tác dụng toàn diện như thế cho nên bài thuốc này có tên là Thập toàn đại bổ thang.

Bài thuốc này còn dùng cho những trường hợp cả khí lẫn huyết đều hư, người sốt rét, tháo mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, suy nhược sau đẻ, sau phẫu thuật, sau khi bị các bệnh nhiệt, thị lực giảm sau khi bị các chứng bệnh xuất huyết, lòi dom, tràng nhạc, v.v...

 

Bài 102: THẬP VỊ BẠI ĐỘC THANG (JU MI HAI DOKU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Sài hồ                         2 - 3g  Anh bì                   2-3g
 hoặc Phác tốc
 Cát cánh                     2 - 3g  Xuyên khung       2 - 3g
 Phục linh                     2 - 4g  Độc hoạt          1,5 - 3g
 Phòng phong           1,5 - 3g  Cam thảo         1 - 1,5g
 Sinh khương               1 - 3g  Kinh giới           1 - 1,5g
 Liên kiều                     2 - 3g  

(Liên kiều không có cũng được).

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1,5-2g.

2. Thang.

- Công dụng: Thuốc dùng trong giai đoạn đầu của những người mắc bệnh da có mủ và bệnh da cấp tính, bệnh mày đay, éczema cấp tính, ghẻ.

- Giải thích:

     + Thuốc gia truyền của danh y Hanaoka Seishu:

Bài Thập vị bại độc của Hanaoka Seishu chính là bài Kinh phòng bại độc tán trong Vạn bệnh hồi xuân bỏ các vị Khương hoạt, Tiền hồ, Bạc hà diệp, Liên kiều, Chỉ xác, Kim ngân hoa mà thêm Anh nhự.

Danh y Asada Sohaku đã thay Anh nhự bằng Phác tốc và gọi bài thuốc này là Thập vị bại độc thang.

Bài thuốc này có tác dụng làm vượng chức nǎng của cơ quan giải độc và loại trừ các độc tố. Thông thường, người ta thêm Liên kiều vào để dùng. Bài thuốc được dùng vào giai đoạn đầu của chứng mụn nhọt, nếu bệnh nhẹ thì tự nó sẽ tiêu đi, và nếu không tiêu được thì nó cũng có tác dụng làm giảm độc tính. Đối với những mụn độc mủ bùng lên xẹp xuống, thì bài thuốc này được dùng với mục đích cải thiện thể chất. Đối với chứng eczema, nhiều khi thuốc này cũng có hiệu quả rõ rệt, thuốc này cũng được ứng dụng để chữa mày đay.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Bài thuốc này thường có Liên kiều, dùng cho những người có thể chất giống ở Tiểu sài hồ thang và đòi hỏi tác dụng giải độc. Với ý nghĩa đó, bài thuốc này được ứng dụng chữa mụn, nhọt, éczêma, ngoài ra nhiều khi được dùng để chữa chứng lao rốn phổi, viêm thận, bệnh đái đường, giang mai, ghẻ, suy nhược thần kinh.

Thuốc được ứng dụng chữa viêm tuyến sữa, viêm vòm hàm trên, trứng cá, viêm tai giữa, mụn chắp, viêm tai ngoài.

Bài thuốc này dùng vào giai đoạn đầu của các loại mụn nhọt có tính chất viêm ở những người đã dùng Cát cǎn thang gia cát cánh thạch cao nhưng không có hiệu quả.

 

Bài 93: THẤT VẬT GIÁNG HẠ THANG (SHICHI MOTSU KO KA TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy             3 - 4g  Thược dược       3 - 4g
  Xuyên khung         3 - 4g  Địa hoàng           3 - 4g
 Câu đằng               3 - 4g  Hoàng kỳ            2 - 3g
 Hoàng bá                    2g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng bệnh kèm theo bệnh tǎng huyết áp (như khi huyết dồn lên đầu, vai tê cứng, ù tai, nặng đầu) ở những người có chiều hướng thân thể bị hư nhược.

- Giải thích:

     + Theo sách Tu cầm đường: Bài thuốc này do Otsuka sáng tạo ra và tên bài thuốc do Baba đặt. Đây là bài Tứ vật thang có thêm Hoàng bá, Điếu đằng ( Câu đằng),Hoàng kỳ do đó những người uống Tứ vật thang mà sinh ra ǎn uống kém ngon, đau bụng hoặc ỉa chảy thì không được dùng bài thuốc này. Bài thuốc này đặc biệt có công hiệu đối với những người bị bệnh tǎng huyết áp hư chứng mà không thể dùng được thuốc Sài hồ và Đại hoàng, thận có vấn đề.

     + Theo các tài liệu tham khảo như Tập phân lượng các vị thuốc, Chẩn liệu y điển, Thực tế ứng dụng v.v...: Thêm vào bài thuốc này 3g Đỗ trọng thành Bát vật giáng hạ thang.

Thuốc có tác dụng đối với những người vì bị bệnh tǎng huyết áp mà huyết áp tối thiểu áp lực tâm trương cao, đáy mắt hay bị xuất huyết, chân mỏi, người mệt mỏi rã rời, đau đầu, đổ máu cam và đổ mồ hôi trộm.

Thuốc dùng cho những người bị hư chứng mà vị tràng hoạt động tốt bị chứng huyết áp tǎng vọt, chứng tǎng huyết áp thực thể, tǎng huyết áp do thận gây ra, chứng viêm thận mạn tính, xơ cứng động mạch.

 

Bài 94: THỊ ĐẾ THANG (SHI TEI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đinh tử             1 - 1,5g  Thị đế                      5g
  Sinh khương           4g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị hắt hơi.

- Giải thích:
     + Theo Tế sinh phương: 
Tùy theo mức độ hư hàn mà sử dụng các bài theo tuần tự: Bán hạ tả tâm thang đ Quất bì trúc nhự thang đ Thị đế thang đ Đinh tử thị đế thang.

     + Theo các tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Thực tế ứng dụng v.v...: bài thuốc này dùng cho những người bị hắt hơi do hư nhược hàn trong dạ dày gây ra.

Bài thuốc này có công hiệu đối với những người dùng Ngô thù du thang và Quất bì trúc nhự thang mà không khỏi.

Thuốc dùng trị hắt hơi, nên dùng khi dùng Quất bì trúc nhự thang không có hiệu quả. Danh y Asada Sohaku (1813-1894) cho rằng sự khác nhau giữa hai bài thuốc này là sự chênh nhau về hàn nhiệt, nhưng chưa rõ trong thực tế nên phân biệt như thế nào.

 

Bài 133: THIÊN KIM KÊ MINH TÁN (SEN KIN KEI MEI SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Đại hoàng           2g  Đào nhân            5g
 Đương quy         5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Bài thuốc có tên là Kê minh tán. Đem nghiền nhỏ các vị thuốc rồi cho sắc với 1 bát rượu, lấy 6/10 bát, bỏ bã, uống vào lúc gà gáy, sau một ngày thì sẽ khỏi hẳn hiện tượng ứ huyết (hoặc tụ huyết).

- Công dụng: Dùng chữa sưng và đau vết thương.

- Giải thích:

     + Không rõ xuất xứ của bài thuốc này. Người ta nói bài thuốc này được ghi trong Tam nhân phươngThiên kim phương, nhưng xem ra không có bài thuốc nào giống bài thuốc này. Bài thuốc này còn được gọi đơn giản là Kê minh tán, nhưng để phân biệt với bài thuốc cùng tên nhưng khác thành phần, nên bài thuốc này được gọi là Thiên kim kê minh tán. Thuốc dùng uống trong để trị đau dữ và sưng do bị thương và bong gân gây ra. Bài thuốc này nên sắc với rượu để uống.

     + Theo Ngoại đài yếu phương: Dùng cho những người bị ngã từ trên cao xuống bị sai khớp chảy máu, hoặc phụ nữ đang bị bǎng huyết. Hai vị bên nghiền thành bột uống với rượu ngày 3 lần.

     + Theo Trung Quốc đại từ điển: Tam nhân cực nhất bệnh chứng phương: trị các vết thương, tụ máu, tức thở muốn chết, người nóng, đau đầu. Nghiền tơi cho sắc với 1 bát rượu lấy 6/10 bát, bỏ bã, uống vào lúc gà gáy, uống sau một ngày thì tụ huyết tan. Nếu thấy tắc thở, không thể nói được nữa, nhưng kịp cho uống thuốc, phải cậy miệng đổ nước giải trẻ em còn nóng vào, sẽ khỏi ngay.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Bài Kê minh tán (Thiên kim phương) này dùng rất hiệu nghiệm cho những người sau khi bị thương, vết thương sưng tấy lên và đau. Nên dùng ngay sau khi bị thương.

 

Bài 151: THÔNG ĐẠO TÁN (TSU DO SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy               3g  Đại hoàng                 3g
 Mang tiêu            3 - 4g  Chỉ thực              2 - 3g
 Hậu phác                 2g  Trần bì                     2g
 Mộc thông               2g  Hồng hoa                 2g
 Tô mộc                   2g  Cam thảo                 2g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng kinh nguyệt thất thường, đau khi có kinh, những trở ngại trong thời kỳ mãn kinh, đau vùng thắt lưng, bí đại tiện, bị thương, các chứng kèm theo của bệnh tǎng huyết áp (đau đầu, chóng mặt, mỏi tê vai) ở những người thể lực tương đối khá, hay đau ở vùng bụng dưới và bí đại tiện.

- Giải thích:

     + Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Đây là bài thuốc trừ huyết ứ, có thể sánh với bài thuốc cổ Đào hạch thừa khí thang. Thuốc dùng để đề phòng trước tình trạng xuất huyết trong trường hợp sự tổn thương do vết thương gây ra không nổi bật ở trên da, nhưng tổ chức dưới da và tổ chức tạng phủ bị tổn thương, xuất huyết dưới da diễn ra trong một phạm vi rộng.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Vết thương đòn: Ngày xưa, những người bị tội thường bị đòn roi dẫn tới hiện tượng xuất huyết dưới da trên một phạm vi rất rộng trên thân thể, và do hưng phấn, phần bụng trên bị dồn ép lên phía trên của cơ thể. Bài thuốc này được dùng trong những trường hợp như vậy. Nó rất có hiệu nghiệm đối với những người cơ bụng từ vùng lõm thượng vị trở lên cǎng, dẫn tới tức ngực và đau dữ dội.

Bệnh trạng này cũng thường xuất hiện cả khi bị ngã, bị xô, nếu dùng bài thuốc này thì sẽ thải ra phân đen và hiện tượng xuất huyết cầm ngay.

     + Theo Nhất quán đường y học: Thông đạo tán là bài thuốc loại trừ huyết ứ do bị đòn roi, và còn có thể dùng trong tất cả các trường hợp huyết ứ do những nguyên nhân khác mà có các triệu chứng của Thông đạo tán. Do đó, bài thuốc này được ứng dụng chữa các bệnh nội khoa, đặc biệt là các bệnh phụ khoa, còn phổ biến hơn cả các trường hợp bị đòn roi.

Bài thuốc được dùng trong các trường hợp tràn máu não, liệt nửa người, xuyễn, bệnh dạ dày ruột, lao phổi, trĩ, lậu, các chứng bệnh thần kinh, xơ cứng động mạch, bí đại tiện thường xuyên, đau rǎng, các bệnh mắt, đau vùng thắt lưng, cước khí, tật bệnh các cơ quan tiết niệu, viêm ruột thừa, phát cuồng, bệnh tim, bệnh Basedow, v.v...

Đối với các bệnh phụ khoa, người ta vận dụng thuốc trừ huyết ứ trong hầu hết các bệnh phụ khoa, nhưng đặc biệt là dùng nhiều trong các trường hợp viêm tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.

     + Tham khảo: Tuy chưa viết thành sách, nhưng các thầy thuốc bắt chước bài thuốc gia truyền Nhất quán đường, ngoài các vị thuốc ghi trên, đã thêm Mẫu đơn bì và Đào nhân mỗi vị 1g.

 

Bài 99: THƯỢC DƯỢC CAM THẢO THANG (SHAKU YAKU KAN ZO TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Thược dược       3 - 6g  Cam thảo            3 - 6g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị đau đớn đi liền với co giật cơ xảy ra một cách đột phát và nặng.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận và các tài liệu tham khảo như Tập các bài thuốc, Thực tế ứng dụng v.v...: Thuốc được dùng rộng rãi với mục đích làm dịu đau và những cơn co giật trong những trường hợp: sau khi ra quá nhiều mồ hôi, tà khí nhập vào trong cơ thể gây ra những cơn co giật ở các cơ bắp và ở cơ lưng, ở đùi.

Bài thuốc này còn được ứng dụng trong các trường hợp: lên cơn co thắt cơ bụng chân, đau thần kinh tọa, đau cơ lưng, đau tức ngực, đau vùng quanh vai, thấp khớp cơ, đau mắt cá chân, cước khí, kinh giật dạ dày, tắc ruột, đau sỏi mật, đau sỏi thận, viêm gan, cứng lưỡi, đau cổ khi ngủ, đái đau buốt, ho có tính chất kinh giật, trẻ em khóc đêm, xuyễn phế quản, đau trĩ, đau bàng quang, đau rǎng, đau bụng ở trẻ em v.v...

Phần nhiều thuốc này được dùng kết hợp với các thuốc khác, chẳng hạn như Đại sài hồ thang, Đại hoàng phụ tử thang, Quế chi gia Thược dược Đại hoàng thang v.v...

 

Bài 134: TIỀN THỊ BẠCH TRUẬT TÁN (ZEN SHI BYAKU JUTSU SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Truật                    4g  Phục linh              4g
 Cát cǎn                4g  Nhân sâm             3g
 Mộc hương          1g  Hoắc hương         1g
 Cam thảo             1g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng cho trẻ em kém tiêu hóa, bị thổ tả khi cảm mạo.

Những điều cần chú ý khi sử dụng: Cần chú ý về lượng dùng cho trẻ em khi dùng cho trẻ em kém tiêu hóa.

- Giải thích:

     + Theo sách Tiểu nhi trực quyết: Đây là bài Tứ quân tử thang có tác dụng bổ tỳ hư và làm tǎng thêm sức cho vị tràng được bổ sung thêm các vị Cát cǎn, Hoắc hương, Mộc hương, dùng cho những người tỳ hư và thể dịch bị tiêu hao. Bài Ngũ linh tán dùng cho những người bị ứ nước trong dạ dày cho nên khát và nôn mửa, còn bài thuốc này dùng cho những người bị khô dịch dẫn tới khát và nôn mửa.

     + Trong sách Vạn bệnh hồi xuân viết rằng thuốc này dùng cho những người bị thổ tả, hoặc bị bệnh mà dẫn đến khô tân dịch, khát, thuốc có tác dụng làm dạ dày hoạt động điều hòa và cầm ỉa chảy. Thuốc cũng trị cho những người có nguy cơ bị kinh phong mạn tính.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Dùng cho những trẻ em vị tràng hư nhược tiêu hóa kém, hơi bị sốt, những người bị thổ tả do cảm mạo. Thuốc cũng được ứng dụng cho những người bị đái đường, ǎn uống cái gì cũng thấy nhạt nhẽo.

 

Bài 113: TIỂU BÁN HẠ GIA PHỤC LINH THANG (SHO HAN GE KA BUKU RYO TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Bán hạ               5 - 8g  Sinh khương       5 - 8g
 Phục linh            3 - 5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Nếu uống nhiều trong một lần sẽ bị nôn, nên uống từ từ làm nhiều lần.

- Công dụng: Trị ốm nghén, nôn mửa và buồn nôn.

- Giải thích:

     + Theo sách Kim quỹ yếu lược: Trong các thuốc đông y thì Bán hạ và Sinh khương là những vị thuốc tiêu biểu có tác dụng trị nôn mửa. Kim quỹ yếu lược ghi rằng hai vị này có tác dụng khơi thông dạ dày, hạ khí, chặn nôn mửa", do thuốc trực tiếp tác dụng vào dạ dày, làm dịu bớt những cơn co thắt ở vùng môn vị và hạ khí cho nên người ta cho rằng thuôùc có cả những tác dụng ở trung khu (vùng trung tâm). Ngày nay, qua thực nghiệm, người ta đã biết được rằng Bán hạ có tác dụng hạ nôn mửa ở cả vùng trung khu lẫn vùng đầu mút.

Bài thuốc này dùng để chống nôn mửa, nhưng cần phải phân biệt với chứng mửa ói nước trong bài Ngũ linh tán. Có nghĩa là, nôn mửa trong Ngũ linh tán thì miệng rất khát, nhưng uống nước vào là lập tức bị ói nước, và sau khi ói rồi lại rất khát, uống nước vào lại bị ói, tiểu tiện kém, nhưng bài thuốc này dùng cho những người không khát lắm mà lại rất buồn nôn.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Thuốc được dùng khi vùng lõm thượng vị bị đầy tức, bụng bị ứ nước, đôi khi bị chóng mặt, tim đập mạnh, nôn mửa, miệng khát, nôn mửa trong giai đoạn đầu của ốm nghén, các loại nôn mửa, viêm dạ dày ruột cấp tính. Thuốc còn có hiệu nghiệm với trẻ bị trớ sữa.

 

Bài 117: TIÊU DAO TÁN (SHO YO SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy               3g  Thược dược             3g
 Sài hồ                      3g  Truật                        3g
 Phục linh                  3g  Cam thảo          1,5 - 2g
 Can sinh khương      1g  Bạc hà diệp              1g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Thuốc dùng để trị các chứng lạnh, thể chất hư nhược, kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt khó khǎn, các chứng của thời kỳ mạn kinh và các chứng về đường kinh nguyệt.

- Giải thích:

     + Theo sách Hòa tễ cục phương: Bài thuốc này được đặt tên là Tiêu dao tán là vì bài thuốc này có tác dụng làm dịu cơn bệnh khiến cho con người thanh thản thoải mái.

Đây là bài thuốc được dùng cho những bệnh do gan bị tổn thương gây ra trên những người có thể chất hư chứng của bệnh thiếu dương, nhất là những chứng bệnh kèm theo của tình trạng hư lao và các chứng tinh thần ở phụ nữ. Bài thuốc này nằm ở vị trí giữa Tiểu sài hồ thang và Bổ trung ích khí thang.

Thông thường, phần nhiều người ta thêm Mẫu đơn bì và Sơn chi tử để dùng dưới dạng Gia vị tiêu dao tán (Đơn chi tiêu dao tán).

Sách Hòa tễ cục phương viết:" Thuốc dùng cho những người bị huyết hư, mỏi mệt, ngũ tâm phiền nhiệt, người và chân tay đau nhức, đầu nặng, chóng mặt, miệng khát họng khô, người sốt đổ mồ hôi trộm, ǎn uống kém chỉ muốn nằm, huyết nhiệt, kinh nguyệt không đều, bụng cǎng cứng và đau, sốt rét. Thuốc cũng trị cho những người phụ nữ huyết nhược âm hư, thiếu dinh dưỡng, người nóng, cơ thể gày yếu, ho đờm".

     + Sách Vạn bệnh hồi xuân viết: "Bài thuốc này trị các chứng can tỳ huyết hư, người sốt, đổ mồ hôi trộm, đau đầu, chóng mặt, thần kinh suy nhược, má đỏ, miệng khô, kinh nguyệt không đều, bụng trên đau, bụng dưới nặng, niệu đạo đau hoặc phù nề hoặc có mủ khiến cho nóng trong và khát".

    + Sách Y phương tập giải viết: "Thuốc này trị các chứng huyết hư, gan táo, cốt chưng lao nhiệt, sốt cơn lúc nóng lúc lạnh, bí đại tiện, kinh nguyệt không đều. Cốt chưng triều nhiệt trở thành can huyết hư. Can hóa ảnh hưởng tới phế sinh ra ho. Tà của thiếu dương, cho nên người lúc nóng lúc lạnh. Hỏa thịnh khắc kim khiến cho không sinh ra thủy, do đó miệng khát, táo bón, can tǎng huyết, can ngừng hoạt động kiến cho kinh nguyệt không đều".

 

Bài 106: TIỂU KIẾN TRUNG THANG (SHO KEN CHU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Quế chi              3 - 4g  Sinh khương      3 - 4g
 Đại táo               3 - 4g  Thược dược           6g
 Cam thảo           2 - 3g  Mạch nha              20g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Bỏ tất cả các vị (trừ Mạch nha) vào sắc, sau đó bỏ bã rồi cho Mạch nha vào sắc tiếp trong vòng 5 phút.

- Công dụng: Dùng để trị các chứng thể chất hư nhược ở trẻ em, mệt mỏi rã rời, chứng thần kinh dễ bị kích thích, viêm ruột mạn tính, trẻ con đái dầm, khóc đêm ở những người thể chất hư nhược, dễ mệt mỏi, huyết sắc kém kèm theo một trong các triệu chứng: đau họng, tim đập mạnh, chân tay lúc nóng lúc lạnh, đái rắt hoặc đái nhiều.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Có thể nói đây là một bài thuốc bổ cho những người có thể chất hư nhược, nhất là dùng để cải thiện thể chất hư nhược cho trẻ con.

Bài thuốc này là bài Quế chi gia thược dược thang có thêm Mạch nha, với tác dụng bổ dưỡng và làm dịu những cơn đau kịch phát của Mạch nha, cho nên bài thuốc này được ứng dụng rộng rãi hơn là việc dùng để trị chứng kiết lị và đau bụng của bài Quế chi gia Thược dược thang.

Lưu ý: Bài thuốc này không được dùng cho những người bị nôn mửa và những người bị viêm cấp tính.

     + Theo các tài liệu tham khảo như Kim quỹ yếu lược, Chẩn trị y điển, v.v...: Bệnh thương hàn, mạch dương sáp, mạch lâm huyền se ợ có chứng bụng thường đau thắt, trước hết hãy dùng Tiểu kiến trung thang, nếu không khỏi thì dùng Tiểu sài hồ thang làm chủ. Bệnh thương hàn qua hai ba ngày sau, người rất phiền muộn vì tim đập mạnh mà phiền, dùng Tiểu kiến trung thang làm chủ.

Thuốc dùng cho những người hư lao, biểu cấp, tim đập mạnh, bụng đau, mộng tinh, chân tay đau, bàn chân bàn tay nóng khó chịu, họng khô, miệng khát. Nam giới da vàng vọt, tiểu tiện bất lợi thì thường dùng Tiểu kiến trung thang. Phụ nữ đau bụng cũng nên dùng Tiểu kiến trung thang.

Thuốc dùng cho những người thường ngày cơ thể hư nhược, dễ mệt mỏi, hoặc những người bình thường khỏe mạnh, nhưng hoạt động quá sức, người quá mệt mỏi. Những chứng bệnh chủ yếu mà bài thuốc này trị là người mệt mỏi rã rời, bụng đau. Bài thuốc cũng được dùng khi nhịp tim tǎng vọt, đổ mồ hôi trộm, đổ máu cam, mộng tinh, bàn chân bàn tay nóng khó chịu, tứ chi có cảm giác mệt mỏi đau nhức, miệng khô, tiểu tiện bất lợi. Phạm vi ứng dụng của bài thuốc khá rộng rãi, phần nhiều là được dùng cho trẻ còn bú, cải thiện thể chất của những đứa trẻ gầy yếu, trị chứng đái đêm, khóc đêm, viêm dạ dày, cảm mạo ở trẻ em, lên sởi, viêm phổi và đau bụng kịch phát. Thuốc cũng có hiệu nghiệm đối với bệnh viêm phúc mạc mạn tính dạng nhẹ, lao phổi dạng nhẹ, viêm xương, viêm khớp, chứng thần kinh, thoát vị ở trẻ sơ sinh, xuyễn, chàm tím, viêm kết mạc, xuất huyết đáy mắt.

 

Bài 115: TIÊU MAI THANG (SHO BAI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Ô mai                        2g  Sơn tiêu                 2g
 Tân lang tử   (Hạt cau 2g)  Chỉ thực                 2g
 Mộc hương               2g  Súc sa                   2g
 Hương phụ tử           2g  Quế chi                  2g
 Xuyên luyện tử (vỏ xoan) 2g  Hậu phác               2g
 Cam thảo                  2g  Can khương          2g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng để tẩy giun.

- Giải thích:

     + Thuốc dùng để trị giun sán: Tác giả của bài thuốc, danh y Asada Sohaku nói bài thuốc này dùng cho những người bị bệnh giun sán có kèm theo các bệnh về bụng mà các thuốc tẩy giun thông thường không có tác dụng. Bài thuốc này có Ô mai và Sơn tiêu là chủ lực, cộng với Tân lang tử và Xuyên luyện tử là những vị thuốc đông y có tác dụng tẩy giun, bài thuốc phụ thêm khí tễ (có tác dụng làm cho dạ dày khỏe mạnh và làm cho ruột hoạt động đều) có hương thơm như Chỉ thực, Mộc hương, Súc sa, Hương phụ tử, Quế chi, Hậu phác và Can khương. Do đó, thuốc được ứng dụng để chữa bệnh giun thường xuất hiện nhiều ở những người ngày thường ǎn quá nhiều chất prôtêin nhưng lại thiếu các chất gia vị cho nên bị ợ hơi, hôi miệng, ợ nóng.

     + Theo Vật ngộ phương hàm khẩu quyết: Bài này trị chứng đau bụng do giun sán, có tác dụng đối với những người không hợp các loại thuốc tẩy giun khác.

 

Bài 116: TIÊU PHONG TÁN (SHO FU SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy               3g  Địa hoàng                 3g
 Thạch cao            3 - 5g  Phòng phong            2g
 Truật                    2 - 3g  Mộc thông           2 - 5g
 Ngưu bàng tử            2g  Tri mẫu                 1,5g
 Hồ ma                    1,5g  Thiền thoái               1g
 Khổ sâm                   1g  Kinh giới                  1g
 Cam thảo          1 - 1,5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng trị eczêma mạn tính (với những người chất tiết nhiều)

- Giải thích:

     + Theo sách Ngoại khoa chính tông: Bài thuốc này phần nhiều được dùng trị chứng eczêma mạn tính và bán cấp tính dai dẳng ở những người trẻ tuổi và khoẻ mạnh, không có hiện tượng thiếu máu, trong trường hợp bệnh thay đổi rõ rệt và tiến triển, rất ngứa. Bài thuốc này vốn là thuốc tán, nhưng thuốc thường được dùng dưới dạng sắc uống.

     + Sách Phương hàm loại tụ viết: "Thuốc này dùng để trị cho những người phong thấp thấm vào huyết mạch gây ra ngứa ngáy. Nhất là ở những phụ nữ lứa tuổi 30, về mùa hè, tòan thân mọc nhiều mụn nước độc, da xù xì như vỏ cây, ngứa ngáy nếu gãi thì lại phỏng nước ngứa không chịu được. Nếu dùng thuốc này thì trong một tháng sẽ đỡ, dùng trong 3 tháng sẽ khỏi hoàn toàn".

     + Sách Ngoại khoa chính tông (phần về bệnh lở ngứa) viết:" Thuốc dùng trị cho những người phong thấp ngấm vào huyết mạch sinh ra lở loét ngứa ngáy không ngừng. Thuốc có tác dụng đối với cả người lớn lẫn trẻ con bị phong nhiệt thấm vào người sinh ra ngứa, trên mặt da lúc thì xuất hiện những vẩy da, lúc lại biến mất những vẩy đó. Bị lở đầu, rôm sẩy và ngứa da do phong thấp (Nữu khấu phong) thì dùng Tiêu phong tán".

     + Theo Thực tế ứng dụng: thuốc dùng trị chứng eczêma mạn tính và bán cấp. Mục đính của bài thuốc này là nhắm vào những người trên da mọc dầy đặc những mụn nhỏ, khi đỡ làm cho da đỏ phồng lên mọng nước, rất ngứa ngáy, hoặc rất khát nước hoặc sinh ra những đám vẩy da dày trông rất bẩn. Bệnh tiến triển rất nhanh.

 

Bài 107: TIỂU SÀI HỒ THANG (SHO SAI KO TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Sài hồ               4 - 7g  Bán hạ              4 - 5g
 Sinh khương          4g  Hoàng cầm            3g
 Đại táo              2 - 3g  Nhân sâm         2 - 3g
 Cam thảo               2g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Thuốc dùng trong các trường hợp bị buồn nôn, ǎn uống không ngon miệng, viêm dạ dày, hư nhược vị tràng, cảm thấy mệt mỏi và các chứng của giai đoạn sau của cảm cúm.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc này còn có tên là Sankinto (Tam cấm thang).

Đây là bài thuốc tiêu biểu của các bệnh nhiệt ngực và cũng là bài thuốc cơ bản trong các bài thuốc Sài hồ. Thuốc này được dùng cho những người có cảm giác tức tối khó chịu từ vùng lõm thượng vị cho tới mạng sườn như là nén vào xương sườn, lưỡi có rêu trắng, miệng đắng, dẻo, bụng đầy cứng, buồn nôn, người lúc nóng lúc lạnh, phần nhiều những người mắc các chứng của bài thuốc này thường hay kiêng khem. Đây là bài thuốc cải thiện thể chất và được ứng dụng rộng. Bài thuốc này có tên là Tam cấm thang là do xuất phát từ "bệnh trạng phải cấm 3 thứ: hãn, thổ, hạ".

     + Sách Phương hàm loại tụ ghi: "bài thuốc này nhằm vào những người đầy tức ngực sườn, người lúc nóng lúc lạnh, ǎn uống kém ngon, nôn, ù tai".

     + Theo các tài liệu tham khảo: Bài thuốc này dùng khi biểu tà đã tiêu tan, bệnh đã tiến vào phần thiếu dương, tức là ở khoảng bán biểu bán lý, thể hiện dưới dạng đầy tức ở ngực sườn. Phần thiếu dương nằm ở xung quanh màng hoành cách, chỗ phế quản, màng sườn, phúc mạc, gan và mật, dạ dày. Ngực sườn đầy tức là vì khu vực xung quanh rẻ cuối cùng xương sườn, ở các phần da, cơ và các tổ chức dưới da của sườn bị viêm và bị cǎn dị thường gây ra, người cảm thấy đầy tức khóc chịu như có cái gì chèn đầy ngực, nếu ấn tay vào vùng cánh cung của xương sườn thì thấy chối và đau nhói. Hiện tượng này là do sự sưng tấy thành các cục rắn ở các vị trí nói tên vì nhiệt bên trong gây ra, ngay tuyến bạch mạch thành ngực cũng sinh ra hiện tượng sưng tấy thành các cục rắn này. Ngoài ra, mạch trầm và huyền, ǎn uống không thấy ngon miệng, miệng đắng, lưỡi có rêu trắng, nôn mửa, người lúc nóng lúc lạnh, tim đập mạnh, cổ cứng, tai ù. Và theo đường kinh lạc của Can và Đởm, cái đau kéo từ cổ xuống tới tận hạ bộ. Bài thuốc này cũng có thể dùng khi không nhất thiết là có sốt rét và nôn mửa, và cũng có thể dùng khi chứng đầy tức ở vùng mạng sườn không thể hiện rõ rệt lắm.

 

Bài 108: TIỂU SÀI HỒ THANG GIA CÁT CÁNH THẠCH CAO (SHO SAI KO TO KA KI KYO SEK KO)

- Thành phần và phân lượng:

 Sài hồ                 4 - 7g  Bán hạ                4 - 7g
 Sinh khương            4g  Hoàng cầm              3g
 Đại táo                2 - 3g  Nhân sâm           2 - 3g
 Cam thảo                 2g  Cát cánh                 3g
 Thạch cao              10g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Cho vào sắc với 600 ml nước, lấy 350 ml, bỏ bã, sau đó cho nước thuốc lên cô lại lấy 200cc, chia uống làm 3lần. Nếu dùng Can sinh khương thì dùng 1g.

- Công dụng: Trị các chứng viêm amiđan và viêm vùng xung quanh amiđan mà họng bị sưng và đau.

- Giải thích:

     + Bài thuốc này được ứng dụng rất rộng rãi trong các khoa tai mũi họng và hô hấp: là những chứng của bài Tiểu sài hồ thang. Đây là bài Tiểu sài hồ thang có thêm Cát cánh và Thạch cao, cho nên thuốc được dùng trong trường hợp cổ khô, niêm mạc đã bị viêm nặng hoặc có đờm và mủ. Thuốc được ứng dụng trong các trường hợp viêm tuyến dưới tai, viêm tuyến bạch mạch cổ, viêm xoang, viêm amiđan, viêm vùng xung quanh amiđan, bị chứng có mủ và đờm trong giai đoạn sau của cảm cúm. Mục tiêu của bài thuốc là chứng thiếu dương: Mạch trầm và huyền, ǎn uống không ngon miệng, đắng miệng, lưỡi có rêu trắng, nôn mửa, lúc nóng lúc lạnh, tim đập mạnh, phần cổ tê cứng, tai điếc v.v...

     + Theo Thực tế chẩn liệu: Khi tuyến dưới tai bị sưng, thân nhiệt lúc tǎng lúc giảm ở mức trên dưới 38 độ, trên lưỡi có những đốm rêu trắng, ít nhiều bị đầy tức ở vùng mạng sườn, nếu dùng liên tục cho tới khi thân nhiệt xuống thì phần nhiều là có thể chữa khỏi và có thể ngǎn chặn được những chứng kèm theo. Những người viêm tai giữa dạng mụn cấp tính, khi bệnh phát 2-3 ngày thì người bị sốt và rét, miệng đắng, lưỡi có những rêu trắng, tai đau, khó nghe, ra nước mủ, miệng khô rất khó chịu. Thuốc cũng dùng cho những người có triệu chứng của bệnh sùi vòm họng, ở vùng mạng sườn có cảm giác đầy tức, tuyến bạch mạch cổ bị sưng và có chiều hướng mắc chứng thần kinh.

 

Bài 110: TIỂU THANH LONG THANG (SHO SEI RYU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Ma hoàng            2 - 3g  Thược dược        2 - 3g
 Can khương        2 - 3g  Cam thảo             2 - 3g
 Quế chi               2 - 3g  Tế tân                  2 - 3g
 Ngũ vị tử          1,5 - 3g  Bán hạ                 3 - 6g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Về nguyên tắc, sắc Ma hoàng trước, bỏ bọt, rồi cho các vị khác vào sắc tiếp. Nhìn chung, người ta bỏ cả tất cả các vị vào sắc cùng một lúc.

- Công dụng: Thuốc dùng để trị ho ra đờm loãng, viêm mũi, viêm phế quản, hen phế quản, đổ nước mũi.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Đây là bài Ma hoàng thang biến hóa thành, dùng cho người có tà bệnh ở biểu, bụng trên có thủy độc, Ma hoàng là thuốc chủ lực. Bài thuốc này dùng để trị chứng ho kèm theo những tiếng hò khè thì thông thường không thể là ho khan được mà có đờm loãng như nước rãi và có chiều hướng rất nhiều. Bài thuốc này không dùng cho người ho ra đờm đặc hoặc đờm dạng mủ. Ngoài ra, cũng không nên dùng thuốc này cho những người gầy, thiếu máu, bụng mềm nhão, không muốn ǎn, bàn chân bàn tay lạnh, mạch nhỏ và yếu.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Mục tiêu chủ yếu của thuốc là nhằm vào biểu chứng (sốt, ớn lạnh, đau đầu, không ra mồ hôi, nôn khan v.v...) và thủy chứng (đờm loãng, nước mũi, nước dãi, lượng tiểu tiện nhiều, đái đêm, phù thũng, ho hen). Thuốc được dùng để trị chứng hen xuyễn ở trẻ em, ho gà, viêm thận cấp tính (phù thũng), éczêma, viêm kết mạc cấp tính.

 

Bài 111: TIỂU THANH LONG THANG GIA THẠCH CAO (SHO SEI RYU TO KA SEK KO)

- Thành phần và phân lượng:

  Ma hoàng            2 - 3g  Thược dược         2 - 3g
 Can khương         2 - 3g  Cam thảo             2 - 3g
 Quế chi                2 - 3g  Tế tân                  2 - 3g
 Ngũ vị tử           1,5 - 3g  Bán hạ                 3 - 6g
 Thạch cao                5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Thuốc dùng để trị các chứng viêm phế quản, hen phế quản, đổ nước mũi, ho có đờm hoảng, viêm mũi ở những người khô cổ.

- Giải thích:
     + Theo sách Kim quỹ yếu lược: Đây là bài Tiểu thanh long thang có thêm Thạch cao.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Dùng cho những người bị các chứng của Tiểu thanh long thang mà lại bị phiền táo hoặc ho, khí thượng sung bệnh trạng nặng, người bị phù thũng, người khô háo, miệng khát.

 

Bài 112: TIỂU THANH LONG THANG HỢP MA HẠNH CAM THẠCH THANG (SHO SEI RYU TO GO MA KYO KAN SEKI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Ma hoàng                 4g  Thược dược        2 - 3g
 Can khương        2 - 3g  Cam thảo             2 - 3g
 Quế chi               2 - 3g  Tế tân                  2 - 3g
 Ngũ vị tử          1,5 - 3g  Bán hạ                 3 - 6g
 Hạnh nhân               4g  Thạch cao               10g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng hen phế quản, hen ở trẻ em, ho.

- Giải thích:

     + Đây là bài thuốc kết hợp giữa Tiểu thanh long thang và Ma hạnh cam thạch thang, không rõ xuất xứ của bài thuốc này ở đâu. Ho, xuyễn, tức thở ở trong bài thuốc này ở trong tình trạng nặng hơn là ở bài Tiểu thanh long thang, bài thuốc được dùng khi miệng khát.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Đây là bài thuốc thuộc cùng loại với Tiểu thanh long thang thêm vào bài Tiểu thanh long thang gia thạch cao mỗi thang 5g Thạch cao. Thuốc dùng trong trường hợp khí thượng nghịch nặng, người phiền táo, miệng khát do kết hợp với Thạch cao và Ma hoàng, bài thuốc này dùng để trị cả chứng ra mồ hôi dầu (du hãn), chứ không phải không ra mồ hôi như bài thuốc gốc. Honma rất hay dùng bài thuốc này với ý nghĩa là bài thuốc kết hợp Tiểu thanh long thang với Ma hạnh cam thạch thang.

 

Bài 109: TIỂU THỪA KHÍ THANG (SHO JO KI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đại hoàng           2 - 4g  Chỉ thực              2 - 4g
 Hậu phác            2 - 3g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị bí đại tiện.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược:

(a) Phân lượng của các vị là 4 lạng Đại hoàng, 3 quả Chỉ thực và 2 lạng Hậu phác;

(b) Thừa khí có nghĩa là thuận khí, tức là làm cho khí lưu thông tốt hơn, nhờ đó trị được chứng đầy bụng và bí đại tiện. Hậu phác, Chỉ thực có tác dụng trị cǎng chướng bụng, Đại hoàng có tác dụng tiêu viêm và làm thông đại tiện;

(c) Đây là bài thuốc dùng cho những bệnh nhân bị thực chứng, song đó là bài thuốc dùng cho những người có thể lực khá, vùng xung quanh rốn và bụng nhìn chung là đầy trướng, có lực đàn hồi, mạch khỏe và bí đại tiện.

Những chú ý khi sử dụng:

(a) Bài thuốc này cấm dùng cho những người mặc dù bị bí đại tiện nhưng mạch lại yếu, chẳúng hạn bụng tuy đầy trướng nhưng không được dùng khi bụng bị cổ trướng và viêm phúc mạc;

(b) Đây là bài Đại thừa khí thang bỏ Mang tiêu, được dùng cho những người bệnh trạng nhẹ hơn trong bài Đại thừa khí thang.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Bài thuốc này được dùng nhiều khi bệnh viêm phổi cấp tính và sốt phát ban đang tiến triển, ngoài ra còn được dùng để trị chứng béo phì, tǎng huyết áp, táo bón thường xuyên, ngộ độc thức ǎn v.v...

     + Theo Thực tế ứng dụng: Bài thuốc này dùng để tháo dần dần những thứ ứ trệ trong dạ dày, nhưng trên thực tế, thuốc còn có thác dụng tháo những thứ ứ trệ trong ruột chứ không chỉ trong dạ dày. Thuốc cũng còn được dùng trị chứng tǎng huyết áp, phát phì, bí đại tiên, ngộ độc thức ǎn, viêm phổi cấp tính và các bệnh nhiệt khác.

 

Bài 136: TÔ TỬ GIÁNG KHÍ THANG (SO SHI KO KI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Hạt tô tử                3g  Bán hạ                   4g
 Trần bì                 2.5g  Tiền hồ                2.5g
 Quế chi               2.5g  Đương quy          2.5g
 Hậu phác            2.5g  Đại táo            1 - 1.5g
 Sinh khương  1 - 1.5g  Cam thảo               1g

 (dùng Tử tô lá cũng được).

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng cho những người có chứng lạnh chân bị viêm phế quản mạn tính cho nên có chiều hướng ít nhiều bị khó thở.

- Giải thích:

     + Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài thuốc kết hợp bài Đương quy kiến trung thang dùng cho những người thể chất hư nhược, vùng trung tiêu dễ bị hư lại bị các chứng ứ huyết, bỏ Thược dược, với bài Bán hạ hậu phác thang thường dùng cho những người khí trệ, bỏ Phục linh. Bài thuốc này được dùng để trị ho cho những người gia do chứng lạnh và khí huyết thượng xung gây ra. Bài thuốc này còn dùng cho những người ngày thường thể chất hư nhược, khí lực kém, chân và vùng thắt lưng lạnh, mặt đỏ vì khí huyết thượng sung, ù tai, mũi đỏ, sung huyết mắt, nhiều đờm, ho và khó thở.

Bài thuốc này có hai bài thuốc tương tự: Tử tô thang (Thiên kim) gồm 8 vị là Tô tử, Hậu phác, Bán hạ, Sài hồ, Cam thảo, Đương quy, Quất bì, Quế chi và thêm Hạnh nhân và Tang bạch dùng để chữa chứng lạnh chân và xuyễn, và bài Tô tử thang (Ngoại đài) gồm có 8 vị là Tô tử, Can khương, Quất bì, Phục linh, Bán hạ, Quế chi, Nhân sâm, Cam thảo dùng để trị các chứng hư, khí thượng nghịch xuyễn.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Bài thuốc này trị chứng lạnh chân và khó thở. Phần nhiều đó là những người thể chất hư nhược, người già cả, vùng hạ tiêu (vùng dưới rốn) yếu, tiểu tiện bất lợi, đờm nhiều, thở gấp, khí thượng xung, mạch huyền khẩn hồng đại yếu bụng nhìn chung bạc nhược, đầy tức ở vùng lõm thượng vị.

     + Trong sách Kinh nghiệm bút ký có viết: "Hai chứng lạnh chân và hen là đối tượng của bài thuốc này. Khi bị bệnh gì đó mà có hai triệu chứng lạnh chân và xuyễn thì phải dùng thuốc này sẽ có hiệu quả. Nếu không có chứng lạnh chân thì thuốc này không hiệu quả lắm. Những bệnh mà bài thuốc này có hiệu quả là: thứ nhất là xuyễn, thứ hai là ù tai, thứ ba là mũi đỏ, thứ tư là rǎng lung lay, thứ nǎm là thổ huyết, thứ sáu là loét khoang miệng, thứ bảy là phù nước ở những người bị xuyễn nặng, thứ tám là ho có đờm dạng xuyễn; những người bị các chứng trên nếu chân bị lạnh thì nhất định phải dùng bài thuốc này, 10 người khỏi 9".

 

Bài 85: TOAN TÁO NHÂN THANG (SAN SO NIN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Toan táo nhân       7 - 15g  Tri mẫu                     3g
 Xuyên khung               3g  Phục linh                  5g
 Cam thảo                   1g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Còn có tên là Toan táo thang, có thể giảm Toan táo nhân đi một nửa cũng được. Cho Toan táo nhân vào 500ml nước đun lấy 400 ml, cho các vị thuốc khác vào đun tiếp lấy 300 ml, chia uống làm 3 lần khi thuốc còn ấm. Nhìn chung là người ta sắc chung cùng một lúc tất cả các vị thuốc, nhưng nên làm theo chỉ dẫn trong sách.

- Công dụng: Thể xác và tinh thần mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ.

- Giải thích:

     + Theo sách Kim quỹ yếu lược: Xuất xứ của bài thuốc ghi là "những người hư lao, hư phiền, không ngủ được thì phải dùng Toan táo nhân thang", thuốc này được dùng cho những người thể xác và tinh thần mệt mỏi, thể lực suy yếu vì bệnh tật hay già cả, mất ngủ, cả đêm mắt mở chong chong không thể ngủ được. Thuốc này cũng được ứng dụng cho những người do hư lao mà mất ngủ, thần kinh suy nhược, đổ mồ hôi trộm, hay bị quên, hoảng hốt, mạch tim tǎng vọt, chóng mặt, hay mơ mộng, bị chứng thần kinh v.v...

Toan táo nhân có tác dụng hoãn hạ cho nên những người bị ỉa chảy thì không nên dùng thuốc này. Thuốc này có tên là Toan táo thang. Cần phải phân biệt với chứng mất ngủ thực chứng của bài Tam hoàng tả tâm thang và Hoàng liên giải độc thang.

     + Theo các tài liệu tham khảo như Y học đông y, Đông y đó đây, v.v... thuốc dùng cho những người cơ thể và tinh thần bị mỏi mệt, không ngủ được. Bài thuốc này không tương ứng với loại thuốc ngủ như trong y học hiện đại, mà phải khám kỹ bệnh trạng của từng người mà cho thuốc thích hợp. Nếu thuốc thích hợp với chứng bệnh đó thì tự nhiên người sẽ ngủ được và không cần phải quan tâm đến tác dụng phụ của thuốc hoặc tình trạng quen thuốc như trong tây dược.

Thuốc có tác dụng đối với những người bị hư chứng cơ thể suy nhược và thần kinh bị mệt mỏi, đặc biệt là mệt mỏi về tinh thần, khiến cho không thể ngủ được. Thuốc có tác dụng dứt đổ mồ hôi trộm và thông đại tiện. Thuốc cũng còn được dùng cho cả những người háo ngủ. Thuốc rất tốt cho những người bị bệnh mạn tính, người hư nhược, già cả, đêm mắt mở chong chong không thể ngủ được.

 

Bài 122: THẦN BÍ THANG (SHIM PI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Ma hoàng              3 - 5g  Hạnh nhân                  4g
 Hậu phác                   3g  Trần bì                2.5 - 3g
 Cam thảo                   2g  Sài hồ                   2 - 4g
 Tử tô diệp           1.5 - 3g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị hen trẻ em hen phế quản, viêm phế quản.

- Giải thích:

     + Theo sách Ngoại đài bí yếu phương và sách Các bài thuốc gia truyền cuả Asada: Xuất xứ của bài thuốc ở Ngoại đài bí yếu phương không có các vị Hậu phác, Cam thảo nhưng trong các bài thuốc gia truyền của gia đình Asada và các bài thuốc thường dùng ở Nhật bản lại có Hậu phác và Cam thảo. Bài thuốc này được cấu tạo bằng cách kết hợp Ma hạnh cam thạch dùng để chữa ho xuyễn bỏ Thạch cao với Bán hạ hậu phác thang dùng để chữa ho và tức ở cổ họng bỏ Bán hạ, Phục linh, Sinh khương, sau đó thêm Sài hồ và Trần bì, do đó bài thuốc được ứng dụng chữa hen và viêm phế quản ở những người có thể chất như trong bài Tiểu sài hồ thang. Vì vậy bài thuốc chủ yếu dùng cho những người hô hấp khó khǎn, bị chứng thần kinh do khí uất và cho trẻ em, những người dùng thuốc này, vì nước ứ ít cho nên đờm cũng ít.

Những đối tượng chủ yếu của bài thuốc này là:

(a) Hô hấp khó khǎn;

(b) Ho;

(c) Vị tràng khỏe.

Những mục tiêu điều trị đã được xác nhận của bài thuốc là:

(a) Ho ít đờm

(b) Hen và chứng sợ hãi bột phát.

Asada cho rằng nếu dùng bài thuốc này liên tục trong một thời gian dài thì sẽ trị được tận gốc hen. Nhưng nếu chẩn đoán nhầm thì lại gây ra hiện tượng tức thở. Người ta cho rằng nguyên nhân của hiện tượng đó phải chǎng là trong các bài thuốc cổ đã kết hợp hai vị thuốc tuyệt đối không thích hợp là Sài hồ và Ma hoàng. Bài thuốc này thích hợp cho những người vị tràng khỏe, trong các cơ quan tiêu hóa ít nước ứ.

Đây là thuốc chữa hen hiệu nghiệm với những người hen (xuyễn) mạn tính, hô hấp khó khǎn và ít đờm "trị ho kéo dài, hen nặng, chỉ ngồi chứ không nằm được, bên trong phổi có tiếng cò cử, khó thở". Bài thuốc này được vận dụng để cải thiện thể chất của những người bị hen nhất là ở trẻ em.

 

Bài 143: TRỊ ĐẢ PHỌC NHẤT PHƯƠNG (JI DA BOKU IP PO)

- Thành phần và phân lượng:

 Xuyên khung             3g  Phác tốc                   3g
 Xuyên cốt                 3g  Quế chi                     3g
 Cam thảo              1,5g  Đinh hương       1 - 1,5g
 Đại hoàng         1 - 1,5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị sưng tấy và đau do vết thương.

- Giải thích: Theo Kagawa.

Tên thuốc sống

Tên tài liệu tham khảo

Xuyên khung Phác tốc Bình liên Quế chi Cam thảo Đinh hương Đại hoàng
Gíải thích các bài thuốc (1) 3 3 3 3 1,5 1 1
Thực tế chẩn liệu 3 3 3 3 1,5 1 1
Tập các bài thuốc (2) 3 3 3 3 1,5 1,5 1,5
Tập phân lượng các vị thuốc 3 3 3 3 1,5 1 1

(1): Uống khi bị sưng tấy và đau do vết thương gây ra.

(2): Dùng khi gân cốt đau đớn do vết thương.

 

Bài 144: TRỊ ĐẦU SANG NHẤT PHƯƠNG (JI ZU SO IP PO)

- Thành phần và phân lượng:

 Liên kiều                 3g  Thương truật           3g
 Xuyên khung           3g  Phòng phong           2g
 Nhẫn đông              2g  Kinh giới                 1g
 Cam thảo               1g  Hồng hoa                1g
 Đại hoàng            0,5g  

(Đại hoàng không có cũng được).

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng trị eczêma, mụn lở và eczêma ở trẻ sơ sinh (chú ý lượng dùng của trẻ em).

- Giải thích:

     + Đây là bài thuốc theo kinh nghiệm của Nhật Bản: bài thuốc còn được gọi là Đại khung hoàng thang. Bài thuốc gia truyền của nhà Fukui bỏ các vị Hồng hoa, Thương truật và thêm Hoàng cầm.

Chủ trị của bài thuốc là lở đầu ở trẻ em do thai độc, song bài thuốc được ứng dụng chữa eczêma ở phần mặt và hàm ở những người nhìn chung là thực chứng và bí đại tiện. Đối với những người không bí đại tiện bỏ Đại hoàng. Bài thuốc không chỉ dùng cho trẻ sơ sinh mà còn được ứng dụng cho cả thiếu niên và người lớn. Phân lượng là lấy lượng dùng của người lớn làm tiêu chuẩn, cho nên khi dùng cho trẻ sơ sinh thì cần chú ý giảm lượng sử dụng. Bài này chủ yếu có tác dụng giải độc, còn bài thuốc tương tự là Thanh thượng phòng phong thang có nhiều hàm tễ tính hàm mà dược tính là khổ hàn cho nên chúng chủ yếu có tác dụng thanh nhiệt, vì thế công dụng hai thuốc này khác nhau.

     + Theo Thực tế chẩn liệu: Thuốc có tác dụng trung hòa và giải độc, trị lở đầu của trẻ em có chảy nhựa, ngứa, có sẹo, thuốc cũng còn được dùng cho cả thiếu niên và người lớn. Phần nhiều đó là những người thực chứng và thích hợp với các loại hạ tễ. Đối với những người đại tiện thông thì bỏ Đại hoàng. Thuốc cũng dùng trị eczêma ở phần đầu của trẻ em, dùng để hạ thai độc và các loại eczêma. Bài thuốc cũng được ứng dụng rộng rãi để trị các mẩn đỏ, mụn nhọt, bọc nước, lở loét, và kết vảy ở phần mặt, hàm, hõm nách, hạ bộ.

     + Theo các tài liệu tham khảo khác: Đây là bài thuốc hàng đầu trị lở đầu, có tác dụng trị eczêma ở phần đầu và hạ thai độc ở trẻ em. Đây là bài thuốc chủ trị lở đầu của trẻ em do thai độc gây ra, song nó cũng rất có hiệu nghiệm trị các loại mụn lở ở phần mặt và nửa thân trên. Bài Thanh thượng phòng phong thang có tác dụng chủ yếu thanh nhiệt, trong khi đó bài thuốc này mạnh về giải độc. Thuốc này cũng rất hiệu nghiệm đối với những người thuộc dạng thực chứng mà lại hợp với các loại hạ tễ. Nếu dùng liên tục từ 1-2 tháng thì bệnh khỏi hẳn.

 

Bài 150: TRƯ LINH THANG HỢP TỨ VẬT THANG (CHYO REI TO GO SHI MOTSU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy           3 - 4g  Thược dược        3 - 4g
 Xuyên khung         3 - 4g  Địa hoàng            3 - 4g
 Trư linh                     3g  Phục linh                 3g
 Hoạt thạch                3g  Trạch tả                  3g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Thuốc trị các chứng đái khó, đái đau, cảm giác đái còn sót và đái vặt ở những người có thể chất da khô, xỉn và vị tràng yếu.

- Giải thích:

Đúng như tên gọi, bài thuốc này là sự kết hợp giữa Trư linh thang với Tứ vật thang. Nó dùng cho những người bị các chứng giống trong Trư linh tán nhưng bệnh trạng xấu hơn.

     + Theo Thực tế chẩn liệu: Chữa những người bị lao thận sinh ra trở ngại ở bàng quang khiến đi đái rắt, đái buốt. Thuốc cũng rất hiệu nghiệm đối với những người sau khi mổ thận, những trở ngại ở bàng quang vẫn còn.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng cho những người bị lao thận và bàng quang cho nên người rất suy nhược, nhưng vị tràng không có vấn đề gì.

 

Bài 149: TRƯ LINH THANG (CHYO REI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Trư linh                    3g  Phục linh                  3g
 Hoạt thạch               3g  Trạch tả                    3g
 A giao                     3g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.
- Giải thích:

     + Cách dùng theo Tập phân lượng các vị thuốc: Cho các vị Trư linh, Phục linh, Hoạt thạch và Trạch tả vào sắc, bỏ bã, A giao vào sắc tiếp cho tan hết rồi hạ lửa. Uống khi còn nóng.

     + Cách dùng theo Giải thích các bài thuốc: Cho 4 vị đầu vào sắc với 600 cc nước lấy 300cc, bỏ bã, cho A giao vào sắc tiếp cho tan đều. Chia uống làm 3 lần khi thuốc còn nóng. Nhìn chung, người ta cho tất cả các vị mỗi vị 4-5g sắc như bình thường.

     + Theo các tài liệu tham khảo như Thực tế chẩn liệu, Chẩn liệu y điển, Thực tế ứng dụng v.v...: Thuốc dùng cho những người mạch phù, lượng tiểu tiện giảm, đái khó, hoặc đái rắt, khi đái đường niệu đạo đau hoặc sau khi đái vẫn còn lại cảm giác đau tức ngực và khó chịu, miệng khát. Thuốc ứng dụng chữa viêm niệu đạo, viêm bàng quang, sỏi đường tiết niệu, viêm thận, thận hư, viêm bể thận, lao thận, lượng tiểu tiện giảm. Thuốc làm tǎng lượng nước tiểu, chặn đứng đái khó, đái máu, đái đau. Thuốc còn trị chứng phù thũng từ thắt lưng trở xuống.

 

Bài 142: TRÚC NHỰ ÔN ĐẢM THANG (CHIKU JO UN TAN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Sài hồ                  3 - 5g  Trúc nhự                   3g
 Phục linh                  3g  Mạch môn đông    3 - 4g
 Sinh khương            3g  Bán hạ                 3 - 5g
 Hương phụ tử          2g  Cát cánh              2 - 3g
 Trần bì                2 - 3g  Chỉ thực              1 - 2g
 Hoàng liên          1 - 2g  Nhân sâm            1 - 2g
 Cam thảo                1g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng cho những người sau khi bị cảm cúm, viêm phổi vẫn còn sốt dai dẳng, hoặc thân nhiệt đã trở lại bình thường nhưng người vẫn cảm thấy bức bối khó chịu, vẫn ho, ra nhiều đờm, ngủ không ngon giấc.

- Giải thích:

     + Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Người ta cho rằng bài thuốc này xuất phát từ Tiểu bán hạ gia Phục linh thang trong sách Kim quỹ yếu lược, được cải biến qua các bài Nhị trần thang trong sách Hòa tễ cục phương và bài Ôn đảm thang trong sách Tam nhân phương. Biểu thị quá trình tiến hóa của bài thuốc này, ta có thể diễn tả thành bảng sau:

Tên thuốc sống

Tên bài thuốc

Bán hạ Phục linh Sinh khương Trần bì Cam thảo Trúc nhự Chỉ thực Hoàng liên Toan táo nhân Sài hồ Cát cánh Hương phụ tử Nhân sâm Mạch môn đông
Tiểu bán hạ gia phục linh thang * 1 8 5 5(1,5) - - - - - - - - - - -
Nhị trần thang * 2 5 5 3(1) 4 1 - - - - - - - - -
Ôn đảm thang * 3 6 6 -1 3 1 2 1 1 1-3 - - - - -
Trúc nhự ôn đảm thang * 4 3 3 1 3 1 3 1 2 - 5 3 2 2 -

Đây là các bài thuốc trong Kim quỹ yếu lược, Hòa tễ cục phương, Tam nhân phương, Vạn bệnh hồi xuân.

Do tôn trọng Bán hạ và Trần bì trong Nhị trần thang loại cũ, cho nên bài thuốc có tên như vậy, do đó, Bán hạ và Trần bì cùng dùng trong những bài thuốc liên quan này cần phải hiểu là loại cũ chứ không phải loại mới.

Vốn dĩ, bài thuốc này được dùng cho những người do bị ứ nước trong dạ dày mà sinh ra nôn mửa và buồn nôn. Trúc nhự có tác dụng làm tiêu nhiệt trong dạ dày và tác dụng làm trấn tĩnh tinh thần, Chỉ thực có tác dụng loại trừ hiện tượng đầy tức ở vùng lõm thượng vị và làm dịu tâm trạng lo lắng. Hoàng liên, Toan táo nhân và Nhân sâm càng làm dịu hơn nữa sự hưng phấn và cǎng thẳng thần kinh. Ngoài ra, Trúc nhự, Cát cánh và một số vị khác còn có tác dụng tiêu đờm.

     + Các tài liệu tham khảo đều cho thấy công dụng của Trúc nhự ôn đảm thang như trên.

 

Bài 145: TRUNG HOÀNG CAO (CHU O KO)

- Thành phần và phân lượng:

 Dầu vừng 1000ml  Hoàng lạp 380g
 Vũ kim 40g  Hoàng bá 20g

Đun sôi kỹ Dầu vừng cho bay hết hơi nước, sau đó cho Hoàng lạp vào đun cho chảy ra rồi dùng vải để lọc, khi tương đối nguội thì cho bột Vũ kim và bột Hoàng bá vào trộn cho đều, quấy cho thuốc đóng chặt lại.

- Cách dùng và lượng dùng: Dùng bôi, đắp ngoài.

Sách Thuốc gia truyền nhà Hanaoka Seishu hướng dẫn là cho 3 vị Vũ kim, Hoàng bá, Hoàng liên vào sắc với nước, bỏ bã rồi cho thêm Dầu vừng, Hoàng lạp đun cho đến khi kiệt hết hơi nước, sau đó dùng vải sạch để lọc. Sách Phương hàm của Asada Sohaku hướng dẫn cho Dầu vừng và Hoàng lạp vào đun cho kiệt hết hơi nước, dùng vải lụa lọc, khi thuốc tương đối nguội thì cho bột Vũ kim và Hoàng bá vào quấy đều (không có Hoàng liên).

- Công dụng: Dùng trong giai đoạn đầu bị mụn có mủ dạng cấp tính, khi bị thương và bong gân.

- Giải thích:

     + Thuốc gia truyền của Hanaoka Seishu: Đây là bài thuốc gia truyền của danh y Hanaoka Seishu, xuât xứ của bài thuốc này có Hoàng liên, nhưng trong sách Phương hàm của danh y Asada Sohaku lại bỏ Hoàng liên, và nhìn chung người ta dùng đây làm tiêu chuẩn. Bài thuốc này giống như Hoàng liên giải độc thang dưới dạng cao nhuyễn, dùng để trị bệnh da mang tính nhiệt, mụn có mủ, bị thương, bong gân, thuốc có tác dụng loại nhiệt, rút mủ, làm dịu đau, cầm máu, làm tiêu tán ứ huyết. Dùng bǎng hoặc giấy mềm phết thuốc lên để đắp. Về mùa đông hoặc lạnh thì bớt lượng Hoàng lạp, hoặc gia nhiệt làm cho thuốc mềm ra để dùng.

     + Theo sách Vật ngộ phương hàm của Asada Sohaku:  viết thuốc này có tác dụng tiêu độc và loại nhiệt ở các dạng mụn và vết thương bất kể có mủ hay không có mủ, mới bị hay bị đã lâu. Thuốc này trị các chứng độc huyết, độc trĩ, ghẻ độc, ghẻ và các chứng nhiệt thống.

     + Theo Thực tế chẩn liệu: Dùng trong giai đoạn đầu viêm vú sau khi đẻ, giai đoạn mụn sưng tấy đau đớn, thuốc có tác dụng rút độc, rút mủ.

Theo Các bài thuốc đơn giản:

(a) Thuốc dùng để trị mụn có mủ trong thời kỳ mụn còn tấy đỏ, đau nhưng chưa vỡ.

(b) Thuốc còn được dùng khi bị sốt và đau do các vết thương, bị động vật cắn, có mụn trong lỗ mũi, bị cước.

 

Bài 88: TƯ ÂM CHÍ BẢO THANG (JI IN SHI HO TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy            2 - 3g  Thược dược          2 - 3g
 Truật                       2 - 3g  Phục linh                2 - 3g
 Trần bì                    2 - 3g  Sài hồ                     1 - 3g
 Tri mẫu                  2 - 3g  Hương phụ tử       2 - 3g
 Địa cốt bì               2 - 3g  Mạch môn đông   2 - 3g
 Bối mẫu                 1 - 2g  Bạc hà diệp                1g
 Cam thảo                    1g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị ho và ra đờm mạn tính ở những người hư nhược.

- Giải thích:

     + Bài này khác với bài Tư âm chí bảo thang trong Vạn bệnh hồi xuân.

    + Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng để trị chứng giãn phế quản (trường hợp phế quản đi liền với lao phổi, ho, có đờm, ǎn uống kém ngon, đổ mồ hôi trộm, người suy nhược), lao phổi (trường hợp đã trở thành mạn tính, bệnh tình tiến triển, có ho, miệng khát, đổ mồ hôi trộm. Những bệnh nhân nữ phần nhiều là đi kèm theo kinh nguyệt thất thường).

     + Tham khảo:

Bài Tư âm chí bảo thang trong Vạn bệnh hồi xuân gồm Đương quy 2,5g, Thược dược 2,5g, Truật 3g, Trần bì 2,5g, Tri mẫu 1,5g, Cam thảo 1,5g, Địa hoàng 2,5g, Thiên môn đông 2,5g, Hoàng bá 1,5g, Sinh khương 1g. Bài này dùng trị ho mạn tính ở những người thể lực bị suy giảm.
Theo Chúng phương quy củ, thuốc này trị cho phụ nữ bị các chứng bệnh tiêu hao, các đường kinh lạc và huyết mạch không điều hòa, người và chân tay gầy yếu, kinh nguyệt thất thường, thuốc có tác dụng bồi bổ sức lực bị mất mát, kích thích tiêu hóa, dưỡng tâm phế, loại trừ những đau đớn trên cơ thể.


 

Bài 87: TƯ ÂM GIÁNG HỎA THANG (JI IN KO KA TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy             2,5g  Thược dược           2,5g
 Địa hoàng              2,5g  Thiên môn đông    2,5g
 Mạch môn đông    2,5g  Trần bì                     2,5g
 Truật                           3g  Tri mẫu                   1,5g
 Hoàng bá               1,5g  Cam thảo               1,5g
 Đại táo                       1g  Sinh khương             1g

(Đại táo và Sinh khương không có cũng được).

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Trong sách xuất xứ của bài thuốc hướng dẫn ngâm Đương quy vào rượu, Hoàng bá ngâm vào mật ong rồi xào, Cam thảo sao khô. Nhưng thông thường người ta đơn giản hóa cách điều chế bài thuốc này.

- Công dụng: Dùng cho những người cổ khô, ho khan không đờm.

- Giải thích:

     + Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Bài thuốc này có tên như vậy vì nó có tác dụng nuôi dưỡng âm (tư âm) và hạ hỏa (giáng hỏa) ở can và thận vì "dương dư và âm bất túc như Chu Đan khê". Những chứng bệnh mà bài thuốc này điều trị cũng giống như bài cổ phương Mạch môn đông thang, và do người ta thêm vào bài thuốc đó các vị bổ huyết cho nên bài thuốc này nhằm vào những người da khô, ngǎm đen, người hay bí đại tiện. Bài thuốc này tuyệt đối cấm đối với những người da xanh tái, đổ mồ hôi, thổ đờm nhiều, vị tràng yếu dễ bị ỉa chảy.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Trị lao phổi dạng tǎng thực, viêm màng phổi khô.

Dùng cho những người bị viêm phế quản mạn tính, nhiệt tiêu hao kéo dài, chất dịch trong cơ thể bị hư hao, da trở nên khô, ho khan không có đờm hoặc ho không dứt, hay bị bí đại tiện, có tiếng khò khè lạ tai kéo dài.

 

Bài 92: TƯ HUYẾT NHUẬN TRÀNG THANG (JI KETSU JUN CHYO TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy                 4g  Địa hoàng                   4g
 Đào nhân                   4g  Thược dược               3g
 Chỉ thực                2 - 3g  Cửu (hẹ)                2 - 3g
 Đại hoàng            1 - 3g  Hồng hoa                   1g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng để trị bí đại tiện, khí huyết dâng lên đầu kèm theo bí đại tiện, vai tê cứng ở những người thân thể hư nhược.

- Giải thích:

     + Theo Thống chỉ: Xuất xứ của bài thuốc này là bài thuốc "trị chứng huyết khô tử huyết trong ruột, thức ǎn không tiêu và bị táo kết", thuốc thích ứng với những người thường xuyên bị bí đại tiện, thể lực suy nhược mà không dùng được loại thuốc nhuận tràng mạnh như Đại hoàng tễ, thuốc cũng còn được ứng dụng chữa ung thư thực quản và dạ dày. Nhuận tràng thang (trong Vạn bệnh hồi xuân) dùng trị chứng bí đại tiện và xơ cứng động mạch ở người già gần giống với bài thuốc này, nhưng thiếu các vị: Hẹ, Hồng hoa, Thược dược mà lại thêm Hạnh nhân, Hậu phác, Hoàng cầm, Ma tử nhân, do đó nó gần với bài Ma tử nhân hoàn (của sách Thương hàn luận).

     + Theo Thực tế chẩn liệu và các tài liệu tham khảo: Đây là bài thuốc trị khô máu. Là bài thuốc trị chứng máu chết trong ruột, thức ǎn thức uống không xuống được, bị táo kết bí đại tiện, cho nên bài thuốc này được dùng cho những người bị bí đại tiện do ung thư thực quản, ung thư dạ dày, những người do viêm loét dạ dày mà bệnh tình tiến triển, bí đại tiện mà không dùng được thuốc nhuận tràng như Đại hoàng.

 

Bài 96: TỨ LINH THANG (SHI REI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Hồng hoa               1g  Phục linh                4g
 Truật                        4g  Trư linh                   4g

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Thang.

2. Tán: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-1,5g.

- Công dụng: Dùng để chữa chứng thử, viêm vị tràng cấp tính, phù thũng kèm theo một trong những hiện tượng như: khát, khô cổ và dù uống nước vào thì lượng tiểu tiện vẫn ít, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, phù thũng v.v...

- Giải thích:

     + Theo sách Ôn dịch luận: Đây là bài Ngũ linh tán bỏ Quế chi được các thầy thuốc dùng, nhưng thông thường người ta dùng bài Ngũ linh tán.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Ushiyama phương khảo bỏ Nhục quế trong Ngũ linh tán và đặt tên cho bài thuốc là Tứ linh, "dùng cho những người bị trúng thử, người rất khát và run bắn người lên".

Danh y Asada Sohaku viết: Thuốc "trị chứng phiền khát muốn uống nước. Nên uống một ít nước rồi dùng bài thuốc này, nếu uống nhiều nước quá thì cảm thấy nước óc ách ở bụng trên. Bài Tứ linh tán dùng để trị chứng ứ nước này, nếu dùng Hoa thương truật sẽ có tác dụng chữa cả bệnh quáng gà. Tứ linh tán tức là Ngũ linh tán bỏ Quế chi".

 

Bài 90: TỨ NGHỊCH TÁN (SHI GYAKU SAN)

- Thành phần và phân lượng:

1. Thang: Sài hồ 2-5g, Thược dược 2-4g, Chỉ thực 2g, Cam thảo 1-2g.

2. Tán: Sài hồ 1,5-2g, Thược dược 1,5-2g, Chỉ thực 1,5-2g, Cam thảo 1,5-2g.

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Thang.

2. Tán: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-2,5g.

- Công dụng: Dùng để chữa đau dạ dày, viêm dạ dày, đau bụng khi ở vùng bụng có cảm giác nặng nề khó chịu.

- Giải thích:

    + Theo sách Thương hàn luận:

(1) Bài thuốc này gồm có Cam thảo, Sài hồ, Thược dược, Chỉ thực, mỗi vị 10g. (2) Thuốc tán hòa vào nước cháo để uống. (3) Đây là vị thuốc được dùng vào những trường hợp xếp giữa dùng Tiểu sài hồ thang với Đại sài hồ thang. (4) Bài thuốc này dùng Cam thảo để thay cho Hoàng cầm, Bán hạ, Đại hoàng, Sinh khương, Đại táo trong Đại sài hồ thang, cho nên thuốc được dùng trong trường hợp vùng bụng dưới đau dữ dội nhưng không có hiện tượng nôn mửa và bí đại tiện.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng để chữa viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm mũi, chứng thần kinh, bệnh đường kinh nguyệt.

     + Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng để trị các chứng viêm dạ dày, viêm tá tràng, loét dạ dày và tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật, chứng thần kinh, viêm mũi có mủ (súc nùng).

 

Bài 91: TỨ QUÂN TỨ THANG (SHI KUN SHI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Nhân sâm                 4g  Truật                           4g
 Phục linh                   4g  Cam thảo            1 - 2g
 Sinh khương       3 - 4g  Đại táo                 1 - 2g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng trị các chứng vị tràng hư nhược, viêm dạ dày mạn tính, đầy bụng, nôn mửa, ỉa chảy ở những người gầy, sắc mặt xấu, không muốn ǎn, người dễ mệt mỏi.

- Giải thích:

     + Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài thuốc gần với bài Nhân sâm thang trong các bài thuốc cổ, bỏ Can khương mà thêm Phục linh. Phần nhiều là người ta thêm Sinh khương và Đại táo để dùng. Đây là bài thuốc cơ bản dùng cho những người vị tràng yếu, có chiều hướng thiếu máu, sức khỏe yếu. Tuy nhiên, những người tuy có chiều hướng vị tràng hư nhược nhưng sắc mặt hồng hào, uống thuốc này vào mà có tâm trạng như khí huyết dồn lên đầu thì không nên dùng bài thuốc này.

Thuốc này nhằm vào những người sức khỏe yếu, vị tràng hư nhược, thiếu máu và dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Mạch nhuyễn nhược, hồng đại, và vô lực hoặc mảnh mà dồn dập, bụng nhão, mềm yếu mất trương lực. Trong dạ dày bị ứ nước, ǎn uống không ngon miệng, toàn thân sức khỏe bị suy nhược. Nếu có 5 chứng như cổ nhân nói: thiếu máu, mặt nhợt nhạt, tiếng nói bột bạt, chân tay rã rời, mạch yếu thì dùng bài Tứ quân tử thang. Thuốc này dùng cho nhiều bệnh khác nhau, dùng trong trường hợp toàn thân suy nhược nặng, nhất là những người do vị tràng hư nhược mà hoàn toàn không muốn ǎn uống, hoặc nôn mửa mà ǎn không được, cả mạch lẫn bụng đều hư nhược. Khí hư có nghĩa là nguyên khí hư nhược, và cũng có nghĩa là vị khí bị suy nhược vô lực.

Thuốc dùng cho những người gầy, sắc mặt kém, chức nǎng tiêu hóa của vị tràng bị suy yếu. Cơ bụng yếu và trong bụng có tiếng nước óc ách. Sau khi ǎn, chân tay mỏi, buồn ngủ.

 

Bài 89: TỬ VÂN CAO (SHI UN KO)

- Thành phần và phân lượng:

 Dầu vừng            1000g  Mỡ lợn                20-30g
 Tử cǎn         100 - 120g  Đương quy    60 - 100g
 Mật lạp         300 - 400g
 (Sáp ong)
 

- Cách dùng và lượng dùng: Dùng ngoài.

Trước hết cho dầu vừng đun sôi rồi cho mật lạp (sáp ong), mỡ lợn đun cho tan đều, sau đó cho Đương quy vào. Đến độ Đương quy nổi màu, cho Tử cǎn đun sôi 2-3 lần, cho đến khi màu tía tươi nổi lên thì nhanh chóng hạ lửa, dùng vải để lọc thuốc có màu tía tươi là thuốc tốt. Nhiệt độ khi cho Tử cǎn vào đạt khoảng 140 độ là tốt. Mật lạp cho nhiều vào mùa hè, mùa đông giảm đi.

- Công dụng: Dùng để bôi nẻ, nứt, cước, chai, rôm sẩy, loét, ngoại thương, bỏng, đau do trĩ ngoại, rách hậu môn, viêm da do dị ứng thuốc.

- Giải thích:

     + Phần "Ngoại khoa chính tông" trong cuốn Các bài thuốc gia truyền của Hanaoka Seishu thuốc còn có tên là Nhuận cơ cao.

Tên thuốc sống

Tên tài liệu tham khảo

Dầu vừng Mật lạp Mỡ lợn Đương quy Tử cǎn
Kim sáng sao dược chư phương (1) 40 tiền 15 tiền 1 tiền 5 tiền 4 tiền
Giải thích các bài thuốc (2) 1000 380 25 100 100
Chất liệu y điển (3) 1000 380 25 100 100
Thực tế trị liệu (4) 1000 380 25 100 100
Thực tế ứng dụng (5) 1000 380 25 100 100
Thuốc đông y (6) 1000 380 25 100 100
Tập các bài thuốc (7) 1000 380 25 100 100
Bách khoa về thuốc dân gian (8) 1 lít 380 25 100 100
Các bài thuốc đơn giản (9) 1000 300-400 30 80 120
Nhập môn thuốc đông y (10) 1000 300-400 30 80 120
Dược cục phương thứ 7 (11) 1000 300-400 30 60 120
Dược cục phương thứ 3 (13) 1000 300-400 20 60 120
Tập phân lượng các vị thuốc 1000 300-400 25 100 100

Thuốc dùng khi bị khô, ráp da, lở loét và những tình trạng da dị thường dạng tǎng thực, nhưng thuốc không chỉ dùng cho những người bị khô da, còn làm nhuận và chữa da, làm ngang bằng thịt chỗ bị lồi lõm hoặc bôi lên chỗ da bị biến mầu.

Thuốc rất có hiệu quả đối với bệnh eczêma, ghẻ khô, ghẻ, chai chân, mụn nhọt, trứng cá, phỏng nước, mụn cóc, nứt nẻ da, viêm da do dị ứng thuốc, bỏng, viêm lỗ chân lông, bệnh favus, các loại ngoại thương (xây xước, rách da, bầm tím da), cước, mảng mục (do nằm lâu một phía), bỏng, lở loét, lở chân trĩ, trĩ lậu, lòi rom, và những bệnh dưới da.

     + Theo các tài liệu tham khảo như Thực tế ứng dụng, Thực tế trị liệu, v.v...: Nếu dùng để rịt những vết ngoại thương thì thuốc có tác dụng cầm máu, giảm đau, đối với những vết thương tổn da thì thuốc có tác dụng làm cho lành da nhanh (lên da non). Nếu dùng để chữa các vết xây xát thì thuốc làm cho da nhanh chóng hồi phục. Nếu dùng để chữa vết bỏng thì lập tức hết đau, nếu vết bỏng không nặng thì nó không để lại môt tí vết sẹo nào. Nhưng, khi dùng thuốc để chữa bỏng, điều quan trọng là phải rịt thuốc đủ rộng để trùm hết chỗ bị thương tổn. Khi dùng để chữa trĩ và lòi rom thì phải rửa sạch vết thương rồi mới bôi thuốc.

Thuốc dùng để chữa ngoại thương, nứt nẻ da, cước, bỏng, loét da, eczema, rôm sảy, trĩ ngoại, xuất huyết trĩ, lòi rom, rách hậu môn, lở loét, khô ráp da mặt.

Thuốc dùng để trị hư chứng, các loại bệnh da ngoại thương mang tính chất thiếu máu và khô, ngoài ra, thuốc cũng còn có tác dụng chống thối thịt, kích thích lên da non, v.v...

Thuốc nhằm chữa cho các vết thương chưa thành mủ, chất bài tiết ra không nhiều, vết thương không sâu. Thuốc cũng còn được ứng dụng để chữa cho những người phụ nữ da khô ráp (cách điều trị cơ bản là phải uống thuốc trừ ứ huyết).

 

Bài 95: TỨ VẬT THANG (SHI MOTSU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy           3 - 4g  Thược dược         3 - 4g
 Xuyên khung        3 - 4g  Địa hoàng             3 - 4g

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1,5-2g.

Theo Thực tế chẩn liệu: Thông thường thuốc được dùng dưới dạng thang, nhưng các thuốc trong bài thuốc được sử dụng trong các bài thuốc hoàn tán như Đương quy thược dược tán, Bát vị hoàn v.v..., cho nên tiêu chuẩn sử dụng của bài thuốc này được xây dựng trên cơ sở thuốc tán.

2. Thang.

Công dụng: Có tác dụng hồi phục sức khỏe sau khi đẻ hoặc sau khi sảy thai, kinh nguyệt thất thường, chứng lạnh, cước, rám da, các bệnh về đường của huyết ở những người có thể chất da khô táo, xỉn và vị tràng không có vấn đề gì.

- Giải thích:

     + Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài Khung quy giao ngải thang trong Kim quỹ yếu lược có sửa đổi, bỏ 3 vị A giao, Ngải diệp và Cam thảo trong bài thuốc này. Bài thuốc này được coi là thánh dược của phụ nữ, nó có tác dụng làm thông đường dẫn huyết, nhưng phần nhiều là người ta sử dụng dưới các dụng gia giảm. Bài kết hợp giữa Tứ vật thang với Linh quế truật cam thang được gọi là Liên châu ẩm, thường được dùng để các chứng do thiếu máu và xuất huyết gây ra, bài kết hợp với Tứ quân tử thang được gọi là Bát vật thang (Bát trân thang) được dùng cho những người cả khí lẫn huyết đều hư, vị tràng hư nhược, sức khỏe kém, thiếu máu cho nên da khô táo.

Nếu dùng riêng thì bài thuốc này được dùng cho các chứng bệnh của phụ nữ như kinh nguyệt dị thường, chứng vô sinh, các bệnh của phụ nữ như kinh nguyệt dị thường, chứng vô sinh, các bệnh đường dẫn huyết các chứng trước và sau khi đẻ, ngoài ra nó còn được ứng dụng để trị các chứng về da như rám da, khô da, cước, tê chân, viêm xương v.v...

     + Theo các tài liệu tham khảo như Thực tế trị liệu, Thực tế chẩn liệu, Giải thích các bài thuốc chủ yếu hậu thế: Đây là thánh dược trị các bệnh phụ khoa. Mục tiêu của bài thuốc là trị cho những người có chứng thiếu máu khiến cho da khô, mạch trầm và nhược, bụng nhão, quanh rốn máy động, và thuốc được dùng cho những người kinh nguyệt không đều, hệ thần kinh thực vật bị rối loạn. Thuốc được ứng dụng để chữa các chứng kinh nguyệt dị thường, chứng vô sinh, các bệnh của huyết đạo, các chứng bệnh trước và sau khi đẻ (chân yếu sau khi đẻ, lưỡi phỏng sau khi đẻ, cước khí máu sau khi đẻ), các bệnh da (mang tính chất thô), chân tê không vận động được, viêm xương v.v...

Bài Thất vật giáng hạ thang, tức là Tứ vật thang có thêm Hoàng bá, Hoàng kỳ và Điếu đằng (bài thuốc theo kinh nghiệm của danh y Otsuka) dùng cho những người bị hư chứng mà sinh ra các chứng tǎng huyết áp, thận kém và đái ra albumin mà không dùng được Sài hồ và Đại hoàng thì có hiệu quả rõ rệt. Nếu thêm Đỗ trọng nữa thì trở thành Bát vật giáng hạ thang.

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây