34 công thức huyệt thường dùng: Dương Lăng tuyền, Phong long, Chi câu
- Thứ tư - 27/11/2013 18:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
NHÓM THỨ 13
a) Phối huyệt: Dương Lăng tuyền, Phong long, Chi câu
b) Hiệu năng: Thư Can hoá đàm tả nhiệt thông tiện
c) Phép Châm và cứu: các huyệt trên đều châm sâu từ 5 phân đến 1 thốn, đều tả, không cứu, lưu kim 5 phút.
d) Phép gia và giảm: nếu là chứng đại tiện bí kết nặng châm thêm Đại hoành, sâu 5 phân tả, châm Đại trường du 3 phân, tả.
e) Giải phương: Phong long là huyệt lạc của Túc dương minh vị kinh, liên lạc đặc biệt với Túc Thái âm tỳ, có thể giáng tức là đi xuống dưới để hợp với túc thái âm kinh, khi nó có được khí của Thái âm thấp thổ, nó sẽ làm cho nhuận trường để thông xuống dưới. Dương Lăng tuyền là huyệt Hợp thuộc Thổ của kinh Túc thiếu dương, tính của nó là trầm giáng, là thư giải được khí của Can và Đởm, đặc biệt là châm xuyên qua đến huyệt Túc Tam lý, nó sẽ đóng vai trò dùng Mộc để sơ thông được Thổ. Huyệt Chi câu là huyệt của kinh Thủ thiếu dương Tam tiêu, nó làm thanh được khí tam tiêu, tức là thông được khí ở phủ, làm giáng nghịch hoả đó là ý nghĩa của câu nói “khí tam tiêu được thông thì tân dịch được hạ, vị khí nhờ đó mà được hoà”.
a) Phối huyệt: Dương Lăng tuyền, Phong long, Chi câu
b) Hiệu năng: Thư Can hoá đàm tả nhiệt thông tiện
c) Phép Châm và cứu: các huyệt trên đều châm sâu từ 5 phân đến 1 thốn, đều tả, không cứu, lưu kim 5 phút.
d) Phép gia và giảm: nếu là chứng đại tiện bí kết nặng châm thêm Đại hoành, sâu 5 phân tả, châm Đại trường du 3 phân, tả.
e) Giải phương: Phong long là huyệt lạc của Túc dương minh vị kinh, liên lạc đặc biệt với Túc Thái âm tỳ, có thể giáng tức là đi xuống dưới để hợp với túc thái âm kinh, khi nó có được khí của Thái âm thấp thổ, nó sẽ làm cho nhuận trường để thông xuống dưới. Dương Lăng tuyền là huyệt Hợp thuộc Thổ của kinh Túc thiếu dương, tính của nó là trầm giáng, là thư giải được khí của Can và Đởm, đặc biệt là châm xuyên qua đến huyệt Túc Tam lý, nó sẽ đóng vai trò dùng Mộc để sơ thông được Thổ. Huyệt Chi câu là huyệt của kinh Thủ thiếu dương Tam tiêu, nó làm thanh được khí tam tiêu, tức là thông được khí ở phủ, làm giáng nghịch hoả đó là ý nghĩa của câu nói “khí tam tiêu được thông thì tân dịch được hạ, vị khí nhờ đó mà được hoà”.
Ba huyệt này phối với nhau có sự thừa khí lẫn nhau, là một phối hợp huyệt làm được hạ khí một cách hoà hoãn. Nếu châm thêm đại hoành, đại trường du sẽ tăng thêm công năng “Đại thừa khí”.
Ghi chú: ba huyệt này được phối với nhau không những có kết quả tốt với thực chứng của phủ, ngoài ra các bệnh chứng đưa tới do đàm hoả như điên cuồng, lỗi nghịch, quai bị, cao huyết áp... cũng rất có kết quả. Các học giả nên nghiên cứu thêm, nhóm huyệt này không những có tác dụng của “thừa khí” ngoài ra còn có hiệu quả làm thay đổi vai trò của thang “ôn đởm trường” và “cồn đàm hoàn”...