34 công thức huyệt thường dùng: Khí hải, Thiên khu
- Thứ tư - 27/11/2013 19:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
NHÓM THỨ 14
a) Phối huyệt: Khí hải, Thiên khu
b) Hiệu năng: bổ thận, tráng dương, sơ thông Đại tiểu trường, làm tiêu trệ khí.
c) Chủ trị: phúc thống, phúc trướng, trường minh, tiết tả quyết nghịch, thoát dương, khí suyễn, thất tinh, âm súc, tiểu tiện bất lợi, phụ nhân chuyển bảo, nguyệt kinh không đều, xích bạch đái…
d) Phép châm và cứu: ở người già, huyệt Khí hải không nên châm sâu hoặc không nên châm, nên dùng ngải cứu của phép “Thái ất thần châm cứu” là ổn nhất. Khi nào khí huyết hư, lấy việc châm bổ khí hải làm chủ, sâu 3 đến 5 phân, cứu 5 đến 7 tráng. Huyệt Thiên xu là nơi ở của hồn phách, thông thường không nên châm, nếu như cần, có thể dùng hào châm, châm cạn nên cứu nhiều hơn.
e) Giải phương: khí hải là huyệt quan trọng của Nhâm mạch, là nơi phát ra mạch khí của Nhâm mạch, là nơi gọi là “biển của sự sinh khí”, là nơi hội của khí huyết, là gốc rễ của việc hô hấp, là: “phủ tàng tinh” cho nên nó được xem là huyệt quan yếu của vùng hạ tiêu. Châm nên dùng phép bổ, bổ Mệnh môn, làm “ích” thêm cho khí Nguyên dương, ví như thêm cũi dưới đáy nồi nước không bị suy, ngoài việc có khả năng trị bệnh, nó còn làm cho con người sống được lâu, kéo dài tuổi thọ huyệt Thiên xu có nhiệm vụ làm phân lợi thủy cốc, hấp thu khí tinh vi, truyền hoá cặn bã, làm thanh khiết được các trọc khí…
Tóm lại, châm huyệt Khí hải là để làm phấn chấn Nguyên dương, làm tán được khí Âm tà, đúng với câu nói: “Làm ích được cái nguồn của Hoả nhẫm đánh tan màn Âm khí”. Huyệt trên phối với Thiên xu nhằm làm điều hoà khí của Trường Vị, làm lợi được sự vận hành của nó. Đây là phối huyệt quan trọng trong việc trị các chứng hư lao, thân thể suy nhược, tạng bị suy, trừ được tích hàn cố lãnh… Nó tương đương với các phương “Thiên hùng tán, Thận khí hoàn”…
a) Phối huyệt: Khí hải, Thiên khu
b) Hiệu năng: bổ thận, tráng dương, sơ thông Đại tiểu trường, làm tiêu trệ khí.
c) Chủ trị: phúc thống, phúc trướng, trường minh, tiết tả quyết nghịch, thoát dương, khí suyễn, thất tinh, âm súc, tiểu tiện bất lợi, phụ nhân chuyển bảo, nguyệt kinh không đều, xích bạch đái…
d) Phép châm và cứu: ở người già, huyệt Khí hải không nên châm sâu hoặc không nên châm, nên dùng ngải cứu của phép “Thái ất thần châm cứu” là ổn nhất. Khi nào khí huyết hư, lấy việc châm bổ khí hải làm chủ, sâu 3 đến 5 phân, cứu 5 đến 7 tráng. Huyệt Thiên xu là nơi ở của hồn phách, thông thường không nên châm, nếu như cần, có thể dùng hào châm, châm cạn nên cứu nhiều hơn.
e) Giải phương: khí hải là huyệt quan trọng của Nhâm mạch, là nơi phát ra mạch khí của Nhâm mạch, là nơi gọi là “biển của sự sinh khí”, là nơi hội của khí huyết, là gốc rễ của việc hô hấp, là: “phủ tàng tinh” cho nên nó được xem là huyệt quan yếu của vùng hạ tiêu. Châm nên dùng phép bổ, bổ Mệnh môn, làm “ích” thêm cho khí Nguyên dương, ví như thêm cũi dưới đáy nồi nước không bị suy, ngoài việc có khả năng trị bệnh, nó còn làm cho con người sống được lâu, kéo dài tuổi thọ huyệt Thiên xu có nhiệm vụ làm phân lợi thủy cốc, hấp thu khí tinh vi, truyền hoá cặn bã, làm thanh khiết được các trọc khí…
Tóm lại, châm huyệt Khí hải là để làm phấn chấn Nguyên dương, làm tán được khí Âm tà, đúng với câu nói: “Làm ích được cái nguồn của Hoả nhẫm đánh tan màn Âm khí”. Huyệt trên phối với Thiên xu nhằm làm điều hoà khí của Trường Vị, làm lợi được sự vận hành của nó. Đây là phối huyệt quan trọng trong việc trị các chứng hư lao, thân thể suy nhược, tạng bị suy, trừ được tích hàn cố lãnh… Nó tương đương với các phương “Thiên hùng tán, Thận khí hoàn”…