34 công thức huyệt thường dùng:Hợp cốc, Tam Âm giao
- Thứ tư - 27/11/2013 19:12
- In ra
- Đóng cửa sổ này
NHÓM THỨ 17
a) Phối huyệt: Hợp cốc, Tam Âm giao
b) Hiệu năng: tư âm giáng hoả, dưỡng huyết thanh Can.
c) Chủ trị: các chứng Thận khí hư tổn ở người phụ nữ, nguyệt kinh không đều, kinh bế bất thông huyết lâu, hoặc Âm hư hoả vượng, thương nhiệt hạ hàn, Dương kháng Âm hư, đầu mắt choáng váng, ho và phát nhiệt, suyễn gấp, chảy mũi, lưng hàn, chân lạnh. Nó còn có thể làm hạ thai và bảo thai.
d) Phép châm và cứu: nếu thượng nhiệt hạ hàn châm Hợp cốc sâu 5 phân đến 1 thốn, tả, không lưu kim, không cứu; châm Tam Âm giao, sâu 3 đến 5 phân, bổ, lưu kim 15 phút, sau khi rút kim cứu 3 đến 5 tráng. Nếu muốn bảo thai, châm tả Hợp cốc, bổ Tam âm giao, muốn hạ thai châm bổ Hợp cốc, châm tả Tam Âm giao.
e) Phép gia giảm: khi kinh huyết không điều hoà châm Hợp cốc sâu từ 3 đến 5 phân, tiên bổ hậu tả; châm Tam Âm giao sâu 3 phân, bổ; châm thêm Huyết hải, sâu 5 phân, bổ; cứu Thiên xu 7 tráng, không châm. Nếu kinh huyết bế tắc không thông, châm thêm Quan nguyên, Túc Tam lý, dùng phép châm hạ thai, bổ Hợp cốc, sâu 5 phân, trùng tả Túc Tam lý, sâu 1 thốn, bổ Quan nguyên, sâu 5 phân, tả Tam Âm giao sâu 1 thốn.
f) Giải phương: Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương minh Đại trường là nơi tập trung tinh hoa của khí huyết của bản kinh, có khả năng thăng, tán, thanh nhiệt giải hàn. Tam Âm giao là cái chốt của 3 kinh Can Tỳ Thận, là hội huyệt của Túc Tam âm kinh, cũng là nơi tụ hội của tạng phủ, khí huyết cân mạch, cốt, tủy…, nó quan hệ bao trùm cả Âm Dương của Can, Thận, Tỳ. Nó có thể bổ Tỳ, có thể tư Âm dưỡng huyết, cố Thận, thanh Can.
Vì thế huyệt Hợp cốc có nhiệm vụ thanh thông vùng thượng, tức là thanh cái nhiệt của Trung tiêu, Tam Âm giao có nhiệm vụ tư dưỡng vùng trung, tức là tư dương cho Âm khí của Hạ tiêu. Vì thế nên các chứng Âm hư, Dương kháng, thượng nhiệt hạ hàn đều có thể dùng phối huyệt này để trị.
g) Ghi chú: Châm tả Hợp cốc, châm bổ Tam Âm giao có khả năng hữu hiệu trong việc bảo dưỡng an lành cho cái thai. Chủ yếu là dựa vào huyệt tính thanh nhiệt của huyệt Hợp cốc và bổ Tỳ Thận của Tam Âm giao. Đại phàm những thai phụ trong lúc sinh bị lậu hạ, hoạt thai vì thân thể suy nhược, đa số đều do Hoả thịnh Âm suy làm cho huyết không làm nhiệm vụ dưỡng được thai nhi. Cổ nhân nói: “Thai đắc lương thì an”.
Các nhà y học Đông Phương phần lớn dùng Hoàng cầm là vị thuốc chủ yếu trong phép “an thai”, chính vì vị này có công dụng thanh nhiệt. Ngoài ra Tỳ là cái gốc của hậu thiên, là cái nguồn của sinh hoá, nó còn có nhiệm vụ thống huyết, người xưa còn dùng bạch truật là “tá”: Tỳ thổ được “kiện”, nội nhiệt được thanh thì thai nhi được an. Do đó, tôi tham khảo vào phép này để thủ huyệt Hợp cốc trong vai trò thanh nhiệt, thủ huyệt Tam Âm giao trong vai trò kiện Tỳ, bổ Thận, dưỡng huyết.
Lý do nào giải thích tại sao châm bổ Hợp cốc, châm tả Tam Âm giao lại là cho trụy thai?
Vì Hợp cốc thăng được, tán được, chỉ có đi chứ không có giữ lại, căn cứ vào câu nói “Thai đắc lương thì an”, ta biết rằng nếu châm bổ Hợp cốc thì nhiệt khí không tán mà cũng không giáng, vì thế Phế mất đi vai trò thanh thông của mình, Kim không sinh Thủy làm cho Thận bị hư tổn. Riêng Tam Âm giao nếu bị trùng tả làm cho cả 3 tạng Can, Tỳ, Thận đều hư. Huyết đã hư thì lấy gì để dưỡng thai? Tỳ hư không còn vận hoá được nữa. Như vậy là hậu thiên không còn được tư dưỡng, Thận hư bị bế tàng, bào cung dĩ nhiên sẽ bị khô cạn, thương thịnh, hạ hư, Âm Dương nghịch loạn, như vậy cái thai làm sao không “trụy” xuống cho được?
Một điều đáng chú ý là trong lúc lâm sàng trị liệu, phép châm “an thai” hay “trụy thai” đòi hỏi người châm phải có 1 kỹ thuật điêu luyện, thuần thục, người sơ học, chớ nên vọng động.
a) Phối huyệt: Hợp cốc, Tam Âm giao
b) Hiệu năng: tư âm giáng hoả, dưỡng huyết thanh Can.
c) Chủ trị: các chứng Thận khí hư tổn ở người phụ nữ, nguyệt kinh không đều, kinh bế bất thông huyết lâu, hoặc Âm hư hoả vượng, thương nhiệt hạ hàn, Dương kháng Âm hư, đầu mắt choáng váng, ho và phát nhiệt, suyễn gấp, chảy mũi, lưng hàn, chân lạnh. Nó còn có thể làm hạ thai và bảo thai.
d) Phép châm và cứu: nếu thượng nhiệt hạ hàn châm Hợp cốc sâu 5 phân đến 1 thốn, tả, không lưu kim, không cứu; châm Tam Âm giao, sâu 3 đến 5 phân, bổ, lưu kim 15 phút, sau khi rút kim cứu 3 đến 5 tráng. Nếu muốn bảo thai, châm tả Hợp cốc, bổ Tam âm giao, muốn hạ thai châm bổ Hợp cốc, châm tả Tam Âm giao.
e) Phép gia giảm: khi kinh huyết không điều hoà châm Hợp cốc sâu từ 3 đến 5 phân, tiên bổ hậu tả; châm Tam Âm giao sâu 3 phân, bổ; châm thêm Huyết hải, sâu 5 phân, bổ; cứu Thiên xu 7 tráng, không châm. Nếu kinh huyết bế tắc không thông, châm thêm Quan nguyên, Túc Tam lý, dùng phép châm hạ thai, bổ Hợp cốc, sâu 5 phân, trùng tả Túc Tam lý, sâu 1 thốn, bổ Quan nguyên, sâu 5 phân, tả Tam Âm giao sâu 1 thốn.
f) Giải phương: Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương minh Đại trường là nơi tập trung tinh hoa của khí huyết của bản kinh, có khả năng thăng, tán, thanh nhiệt giải hàn. Tam Âm giao là cái chốt của 3 kinh Can Tỳ Thận, là hội huyệt của Túc Tam âm kinh, cũng là nơi tụ hội của tạng phủ, khí huyết cân mạch, cốt, tủy…, nó quan hệ bao trùm cả Âm Dương của Can, Thận, Tỳ. Nó có thể bổ Tỳ, có thể tư Âm dưỡng huyết, cố Thận, thanh Can.
Vì thế huyệt Hợp cốc có nhiệm vụ thanh thông vùng thượng, tức là thanh cái nhiệt của Trung tiêu, Tam Âm giao có nhiệm vụ tư dưỡng vùng trung, tức là tư dương cho Âm khí của Hạ tiêu. Vì thế nên các chứng Âm hư, Dương kháng, thượng nhiệt hạ hàn đều có thể dùng phối huyệt này để trị.
g) Ghi chú: Châm tả Hợp cốc, châm bổ Tam Âm giao có khả năng hữu hiệu trong việc bảo dưỡng an lành cho cái thai. Chủ yếu là dựa vào huyệt tính thanh nhiệt của huyệt Hợp cốc và bổ Tỳ Thận của Tam Âm giao. Đại phàm những thai phụ trong lúc sinh bị lậu hạ, hoạt thai vì thân thể suy nhược, đa số đều do Hoả thịnh Âm suy làm cho huyết không làm nhiệm vụ dưỡng được thai nhi. Cổ nhân nói: “Thai đắc lương thì an”.
Các nhà y học Đông Phương phần lớn dùng Hoàng cầm là vị thuốc chủ yếu trong phép “an thai”, chính vì vị này có công dụng thanh nhiệt. Ngoài ra Tỳ là cái gốc của hậu thiên, là cái nguồn của sinh hoá, nó còn có nhiệm vụ thống huyết, người xưa còn dùng bạch truật là “tá”: Tỳ thổ được “kiện”, nội nhiệt được thanh thì thai nhi được an. Do đó, tôi tham khảo vào phép này để thủ huyệt Hợp cốc trong vai trò thanh nhiệt, thủ huyệt Tam Âm giao trong vai trò kiện Tỳ, bổ Thận, dưỡng huyết.
Lý do nào giải thích tại sao châm bổ Hợp cốc, châm tả Tam Âm giao lại là cho trụy thai?
Vì Hợp cốc thăng được, tán được, chỉ có đi chứ không có giữ lại, căn cứ vào câu nói “Thai đắc lương thì an”, ta biết rằng nếu châm bổ Hợp cốc thì nhiệt khí không tán mà cũng không giáng, vì thế Phế mất đi vai trò thanh thông của mình, Kim không sinh Thủy làm cho Thận bị hư tổn. Riêng Tam Âm giao nếu bị trùng tả làm cho cả 3 tạng Can, Tỳ, Thận đều hư. Huyết đã hư thì lấy gì để dưỡng thai? Tỳ hư không còn vận hoá được nữa. Như vậy là hậu thiên không còn được tư dưỡng, Thận hư bị bế tàng, bào cung dĩ nhiên sẽ bị khô cạn, thương thịnh, hạ hư, Âm Dương nghịch loạn, như vậy cái thai làm sao không “trụy” xuống cho được?
Một điều đáng chú ý là trong lúc lâm sàng trị liệu, phép châm “an thai” hay “trụy thai” đòi hỏi người châm phải có 1 kỹ thuật điêu luyện, thuần thục, người sơ học, chớ nên vọng động.