Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


34 công thức huyệt thường dùng: Hợp cốc, Túc Tam lý

NHÓM THỨ 18
a) Phối huyệt: Hợp cốc, Túc Tam lý
b) Hiệu năng: thăng dương ích khí, kiện Tỳ hoà Vị, tuyển được khí ở phủ, vận hành trệ khí, tiêu trừ trướng khí.
c) Chủ trị: thanh dương hạ hãm, Vị khí hư nhược, cơm không ngon, khí thấp nhiệt làm ủng tích, khí uế trọc làm trệ ở Trung tiêu, ăn uống không tiêu, phúc trướng, ợ…
d) Phép châm và cứu: châm Hợp cốc 3 phân, bổ Châm Túc Tam lý sâu 5 phân, tiên bổ hậu tả, tất cả đều lưu kim 10 phút, sau khi châm cứu 5 tráng. Nếu người bệnh bị hư, mạch hãm xuống, nên bổ Túc Tam lý, còn muốn giáng trọc khí, châm tả Túc Tam lý.
e) Giải phương: đây là 2 huyệt quan trọng của 2 kinh Thu và Túc Dương minh. Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương minh Đại trường, tính của nó thăng và tán, có thể mở được bế tắc, khai được kinh lạc, thuộc về huyệt quan trọng của Thượng tiêu.
Túc Tam lý là huyệt Hợp của kinh Túc Dương minh Vị. Mạch khí của kinh Vị, do từ nơi này vận chuyển vào nơi quan yếu của tạng phủ. Nó có thể thăng, có thể giáng, khai thông được bế tắc, nó là huyệt quan yếu của Vị kinh. Hai huyệt này phối nhau có thể làm thông điệu cho Trường Vị, vận hành được trệ khí, làm tiêu tán được trướng khí. Nếu khi bị khí thanh Dương hãm xuống dưới, sự ăn uống (nạp cốc) không còn được “thông sướng” nữa, ta châm bổ Túc Tam lý nhằm ứng với Hợp cốc trong việc làm kiện cho Tỳ. Khi mà Tỳ khí được thăng, Vị khí được giáng thì việc ăn uống sẽ khá hơn. Nếu bị khí Thấp nhiệt làm ủng tích gây nên việc ăn uống không tiêu, khí trọc trệ đình ở Trung tiêu… ta tả Túc Tam lý nhằm dẫn khí của Đại nghịch khí, Trung tiêu sẽ thông sướng và Vị khí sẽ tự điều hoà.
f) Ghi chú: phép phối huyệt này nhằm mục đích điều lý khí ở trung cung. Nếu chúng ta châm thích nghi thì kết quả rất là to lớn.

Nguồn tin: sưu tầm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây