34 công thức huyệt thường dùng: Ngư tế, Thái khê.
- Thứ tư - 27/11/2013 19:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
NHÓM THỨ 25
a) Phối huyệt: Ngư tế, Thái khê.
b) Hiệu năng: Tuyên Phế khí, thanh nhiệt khí, tư Âm, giáng Hỏa.
c) Chủ trị: các chứng hư lao, cốt chưng, phát nhiệt, ho, khạc ra huyết...
d) Phép châm và cứu: châm Thái khê sâu 3 phân, bổ. Châm Ngư tế, sâu 2 phân, tả, không cứu, lưu kim 10 phút.
e) Giải phương: huyệt Ngư tế là huyệt huỳnh của kinh Thủ Thái âm Phế, đây thuộc huyệt Hoả trong ngũ du. Khi châm tả huyệt này là làm thanh Phế Hoả. Thái khê là du huyệt của kinh Túc Thiếu âm Thận, nó cũng là 1 trong 12 Nguyên huyệt thuộc Thận kinh. Châm bổ huyệt này là để tư Thận Âm, thoái hư nhiệt, thượng thì thanh, hạ thì tư, làm cho Âm Dương giao nhau theo quẻ Thái. Nó có giá trị như “Thanh táo cứu Phế thang”. Thủ Ngư tế là làm thanh Phế, nhuận Phế; Châm Thái khê là bổ Thận Âm nhằm chế Tâm Hoả. Khi Hoả không còn bốc lên thì kim sẽ không bị khắc, các chứng hư lao sẽ được bình...
f) Ghi chú: phối huyệt này còn trị được sự tổn thương do tửu sắc gây ra, điều lý được ý niệm dục tính. Các chứng bệnh thuộc hư lao như thân thể gầy yếu, ngũ tâm phiền nhiệt, ho khan, khạc ra huyết, Tâm hồi hộp, khí thở ngắn, cốt chưng lao nhiệt. Truy ra nguyên nhân gây bệnh, chúng ta thấy nó do ham mêm sắc tửu, tư lự quá độ, nguyên nhân này đã chiếm đến 8 hoặc 9 phần 10. Sự ham muốn trên làm thương cả Tỳ lẫn Thận, Âm tinh hao tổn, Vị không còn thọ nạp, cơ nhục bị khô cằn. Thận hư tinh tổn, Thủy không còn nuôi dương Mộc, Mộc lại sinh Hỏa, như vậy là Mộc Hỏa “hình” kim, bốc lên đến Phế. Phế là 1 tạng mềm, non, khi nó bị Hoả khắc sẽ mất đi khả năng tiêu giáng gây nên bệnh. Do đó, châm Thái khê làm “quân” tư bổ Thận Âm, châm huyệt Ngư tế làm “thần” nhằm tả Kim Hoả. Thần phụ cho quân, quân trợ cho thần, quân và thần hợp lực, đó là phép trị.
a) Phối huyệt: Ngư tế, Thái khê.
b) Hiệu năng: Tuyên Phế khí, thanh nhiệt khí, tư Âm, giáng Hỏa.
c) Chủ trị: các chứng hư lao, cốt chưng, phát nhiệt, ho, khạc ra huyết...
d) Phép châm và cứu: châm Thái khê sâu 3 phân, bổ. Châm Ngư tế, sâu 2 phân, tả, không cứu, lưu kim 10 phút.
e) Giải phương: huyệt Ngư tế là huyệt huỳnh của kinh Thủ Thái âm Phế, đây thuộc huyệt Hoả trong ngũ du. Khi châm tả huyệt này là làm thanh Phế Hoả. Thái khê là du huyệt của kinh Túc Thiếu âm Thận, nó cũng là 1 trong 12 Nguyên huyệt thuộc Thận kinh. Châm bổ huyệt này là để tư Thận Âm, thoái hư nhiệt, thượng thì thanh, hạ thì tư, làm cho Âm Dương giao nhau theo quẻ Thái. Nó có giá trị như “Thanh táo cứu Phế thang”. Thủ Ngư tế là làm thanh Phế, nhuận Phế; Châm Thái khê là bổ Thận Âm nhằm chế Tâm Hoả. Khi Hoả không còn bốc lên thì kim sẽ không bị khắc, các chứng hư lao sẽ được bình...
f) Ghi chú: phối huyệt này còn trị được sự tổn thương do tửu sắc gây ra, điều lý được ý niệm dục tính. Các chứng bệnh thuộc hư lao như thân thể gầy yếu, ngũ tâm phiền nhiệt, ho khan, khạc ra huyết, Tâm hồi hộp, khí thở ngắn, cốt chưng lao nhiệt. Truy ra nguyên nhân gây bệnh, chúng ta thấy nó do ham mêm sắc tửu, tư lự quá độ, nguyên nhân này đã chiếm đến 8 hoặc 9 phần 10. Sự ham muốn trên làm thương cả Tỳ lẫn Thận, Âm tinh hao tổn, Vị không còn thọ nạp, cơ nhục bị khô cằn. Thận hư tinh tổn, Thủy không còn nuôi dương Mộc, Mộc lại sinh Hỏa, như vậy là Mộc Hỏa “hình” kim, bốc lên đến Phế. Phế là 1 tạng mềm, non, khi nó bị Hoả khắc sẽ mất đi khả năng tiêu giáng gây nên bệnh. Do đó, châm Thái khê làm “quân” tư bổ Thận Âm, châm huyệt Ngư tế làm “thần” nhằm tả Kim Hoả. Thần phụ cho quân, quân trợ cho thần, quân và thần hợp lực, đó là phép trị.