Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


Quy trinh 91: VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH CHI

I ĐẠI CƯƠNG: Quan niệm của y học hiện đại: Là một hội chứng bệnh gây tổn thương thành động mạch. Bệnh có thể cấp tính hoặc mãn tính. Hậu quả là thành động mạch bị chít hẹp (gây thiếu máu ngoại vi) hoặc tắc hoàn toàn lòng mạch (gây hoại tử chi) Có nhiều nguyên nhân gây tắc động mạch chi. Nhưng hay gặp là viêm tắc động mạch chi do xơ vữa động mạch (artério – scléro – oblitérant) và viêm mạch gây huyết khối (thrombo-angéite- oblitérant) hay còn gọi là bệnh Buerge. Quan niệm của YHCT: gọi chứng thoát thư nguyên nhân bệnh do độc tà xâm phạm hoặc do ăn uống không điều độ làm kinh mạch bế tắc khí huyết không thông đạt dẫn tới tím lạnh chi, hoại tử đầu chi.
.

II. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ YHCT:
Tất cả các biểu hiện của bệnh: tím lạnh chi, đau nhức, sưng nề, loét hoại tử đầu chi… đều có chỉ định điều trị.
Nhưng tốt hơn cả là điều trị ở giai đoạn sớm (giai đoạn chưa có loét hoại tử) thì đạt hiệu quả tốt. Nếu ở giai đoạn muộn thì kết quả hạn chế vì có nhiều biến chứng.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ YHCT:
          Hầu như không có chống chỉ định.
IV. CHUẨN BỊ:
   1.Cán bộ y tế:
+ Thầy thuốc có trình độ chuyên môn sâu. Nắm vững lý luận YHCT; hiểu biết về YHHĐ, được tập huấn đầy đủ có thể phân loại thể bệnh, giai đoạn bệnh ( khi nào nên điều trị đơn thuần YHCT, khi nào nên điều trị kết hợp YHHĐ, khi nào nên điều trị ngoại khoa).
+ Điều dưỡng: Có kiến thức, sâu sát người bệnh, quan sát màu sắc đầu chi ( tím, nhợt…) bắt mạch ngoại vi, theo dõi thể trạng người bệnh, cơn đau nhức để thông báo kịp thời diễn biến bất thường với thầy thuốc. Thực hiện y lệnh của thầy thuốc nhất là trên những bệnh nhân có loét hoại thư, vệ sinh vết loét hàng ngày.
  1. Người bệnh
+ Tin tưởng chuyên môn
+ Tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc, dùng đúng thuốc chỉ định, bỏ thuốc lá, thuốc lào, tránh lạnh, chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi hợp lý.
  1. Phương tiện:
  • Cần có như những chuyên ngành khác.
  • Ngoài ra cần trang bị bộ máy siêu âm màu có đầu dò mạch máu để giúp thầy thuốc lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị.
  • Cần có 1 phòng tiểu phẫu đủ rộng để vệ sinh vết loét hàng ngày cho người bệnh. Khi cần có thể cắt lọc tiểu phẫu tại chỗ.
  • Yêu cầu của phòng tiểu phẫu:
+ Các dụng cụ panh, kẹp phẫu tích, dao mổ, kéo, khay đựng dụng cụ, bông, cồn 700, nước muối sinh lý. Oxy già, dung dịch sát khuẩn Betadine, băng dính, găng tay, khẩu trang…
+ Một tủ hấp dụng cụ ngay tại chỗ
+ Có hệ thống chậu rửa, đường nước sạch và nước thải rửa dụng cụ tại chỗ.
+ Đèn tăng sáng.
+ Đèn hồng ngoại để tiệt trùng sau các thủ thuật.
  1. Hồ sơ bệnh án:
  • Gồm 2 phần YHCT và YHHĐ
  • Về hồ sơ bệnh án YHHĐ: có in sẵn mô hình mô tả hình ảnh tổn thương ngoại vi,…
V.QUY TÌNH ĐIỀU TRỊ THEO CÁC THỂ YHCT:
Trên lâm sàng chia 2 thể chính:
  • Thể thấp nhiệt.
  • Thể hàn thấp.
  1. Thể thấp nhiệt:
Tác nhân gây bệnh chủ yếu là thấp, nhiệt. Thấp nhiệt gây cản trở tuần hoàn khí huyết lưu thông trong kinh mạch. Lâu ngày khí huyết bị ứ tắc không nuôi dưỡng được đầu chi gây loét hoặc hoại tử đầu chi.
  1. Triệu chứng chủ yếu gồm:
+ Đau nhức liên lục trong nhiều ngày.
+ Da đầu chi tím tái, sưng nề ngón hoặc phần bàn tay hoặc bàn chân.
+ Toàn thân có sốt hoặc không sốt.
+ Môi khô khát nước hoặc thích uèng n­íc mát.
+ Lưỡi rêu vàng dày, khô, dính, thân lưỡi bệu với chất lưỡi tím.
+ Mạch 3 bộ hoạt sác.
+ Tại chỗ: - Loét hoại thư rộng, rỉ dịch mủ vàng đặc, dính, hôi.
                 - Mạch vùng chi bị bệnh đập yếu hay không sờ thấy.
  1. Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt, trừ thấp, hoạt huyết hóa ứ.
Bài thuốc 1:
Kim ngân hoa 12g Đào nhân 12g
Hoàng cầm 12g Hồng hoa 8g
Thổ phục linh 12g Huyền sâm 12g
Tỳ giải 12g Sinh địa 12g
Quy vỹ 12g Trần bì 6g
Ngưu tất 12g Cam thảo 6g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang
Bài thuốc 2:
Tứ diệu dũng an thang gia giảm:
Kim ngân hoa 12g Huyền sâm 12g
Đương quy 12g Cam thảo 6g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Tác dụng của bài thuốc: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, chỉ thống.
Bài này dùng tốt cho bệnh thoát thư có lở loét, nhiệt thịnh. Nếu hàn ngưng thì không dùng bài này.
Gia giảm: Nếu huyết ứ nhiều (da tím, lưỡi tím) thì gia thêm các vị: Hồng hoa 8g, Đào nhân 12g, Huyết giác 12g, Tô mộc 12g.
Nếu đau nhiều gia thêm: Ô dược 10g, Nhũ hương 8g, Mộc hương 8g.
 
  1. Thể hàn thấp: Tác nhân gây bệnh chủ yếu là hàn thứ ứ trệ lâu ngày làm khí huyết không thông dẫn đến bế tắc mà phát sinh ra bệnh.
  1. Triệu chứng chủ yếu gồm:
+ Đau nhức âm ỉ, tăng nhiều về đêm, gần sáng.
+ Đầu chi giá lạnh, trời lạnh đau tăng.
+ Da đầu chi trắng nhợt hay trắng toát.
+ Loét chợt nông, rỉ dịch ít, loãng.
+ Sợ lạnh, thích ấm nóng, thiện án.
+ Lưỡi rêu trắng dính, có điểm ứ huyết.
+ Mạch trầm sác, mạch vùng chi bị bệnh đập yếu hoặc không sờ thấy.
  1. Phương pháp điều trị:
Tán hàn, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết.
Bài thuốc 1:
Kim ngân hoa 12g Đào nhân 12g
Xuyên khung 12g Ô dược 10g
Quế chi 6g Mộc hương 8g
Đào nhân 12g Cam khương 8g
Bạch chỉ 8g Thục địa 12g
Đại táo 12g    
Sắc uống mỗi ngày 1 thang
Bài thuốc 2:
Tứ vật đào hồng gia giảm:
Đương quy 12g Đào nhân 10g
Xuyên khung 12g Hồng hoa 8g
Thục địa 12g Xích thược 12g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang
Nếu huyết ứ nhiều gia thêm: Đan sâm 12g, Huyết giác 12g
Nếu lạnh chi nhiều: gia thêm Phụ tử chế 8-10g, Quế chi 6-8g, Mộc hương 8g
*Bài thuốc dùng chung cho cả 2 thể bệnh
1. Bài Cao thông u (dạng cao lỏng)
Thành phần:
Kim ngân hoa Phòng sâm
Thổ phục linh Quế chi
Tỳ giải Hoàng tinh
Binh lang Thục địa
Đào nhân Cam thảo
Thăng ma Thạch xương bồ
Hà thủ ô Đường kính
Hồng hoa Rượu 400
Tam lăng  
+ Tác dụng:
  • Tiêu viêm, thanh nhiệt.
  • Hoạt huyết, trục huyết ứ.
  • Bổ khí huyết.
  • Chỉ thống (giảm đau)
  • Dưỡng tâm, an thần.
  • Trừ thấp, lợi tiểu.
  • Tuyên thông kinh lạc.
+ Chỉ định dùng:
  • Huyết ứ, huyết trệ.
  • Khí trệ kèm huyết ứ.
  • Các chấn thương có tụ huyết.
  • Chứng tý (đau nhức xương khớp).
  • Đau thần kinh ngoại biên.
+ Chống chỉ định:
  • Sốt cao trên 390 C.
  • Tăng huyết áp, huyết áp tối đa >= 180mmHg
  • Viên loét dạ dày, tá tràng.
  • Rong huyết, xuất huyết.
  • Rối loạn đông máu.
  • Bệnh đái tháo đường.
  • Rối loạn chức năng gan thận.
  • Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
+ Cách dùng:
Ngày uống 40-80 ml chia 2 lần: buổi sáng tr­íc hoặc sau bữa ăn, tối 1 giờ trước khi đi ngủ.
2.Bài 2: Bổ huyết mạch (dạng viên tễ)
+ Thành phần:
Thục địa Xuyên khung
Ngưu tất Liên nhục
Hoài sơn Cam thảo
Phòng sâm Mộc hương
 
+ Tác dụng: Bổ khí, dưỡng huyết, thông mạch.
Cách dùng: Ngày uống 20g; chia 2 lần sáng, chiều.
+ Chú ý: Cần phối hợp các thuốc trên với thuốc thang trong vòng 3-4 tháng
VI.PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP YHHĐ VỚI YHCT:
Ở giai đoạn III, IV có lở loét, hoại thư rầm rộ cần kết hợp thêm thuốc YHHĐ.
Các thuốc kết hợp:
1.Kháng sinh: Sử dụng khi có viêm loét, sưng nề, rỉ dịch nhiều
Gồm:
Cefazolin lọ 1g
Cefotaxim lọ 1g
Ceftriaxon lọ 1g
Dùng 1 trong 3 lo¹i trên, liều l­îng 2g 1 ngày x 10 ngày, tiêm tĩnh mạch chia 2 lần sáng, chiều (thử phản ứng trước khi tiêm).
2.Cocticoid:
Presnisonlon 5mg
4 ngày đầu mỗi ngày uống 4 viên chia 2 lần sáng, chiều (sau bữa ăn).
4 ngày tiếp theo mỗi ngày uống 3 viên, 2 viên sáng, 1 viên chiều.
4 ngày tiếp theo uống 2 viên chia 2 lần sáng chiều.
2 ngày cuối mỗi ngày uống 1 viên vào buổi sáng.
3. Các thuốc cải thiện tuần hoàn ngoại vi:
Fonzylane ống 50mg/5ml x 4-6 ống pha với 500ml dung dịch 5% hoặc muối Nacl 90/00.
Truyền tĩnh mạch (tuần truyền 2-3 lÇn).
4. Chống kết tập tiểu cầu:
Aspecgic 100mg x 2 gói/ngày uống sáng, chiều sau bữa ăn.
Hoặc Dipyridamol 75mg/ngày (viên 25,50, 75mg).
5. Giảm đau:
Aspirin pH8 0,5g x 2-4 viên/ngày.
Efferalgan Codein 500mg x 2-4 viên/ngày.
Chú ý vệ sinh loét hàng ngày.
Nếu vết loét hoại thư có nhiều mủ.
Rửa oxy già cho sạch mủ.
Rửa lại bằng nước muối sinh lý.
Thấm khô.
Nhỏ Betadine sát khuẩn lên bề mặt vết loét.
Đắp gạc tẩm mỡ kháng sinh lên vết loét băng lại.
Có thể thay mỡ kháng sinh bằng lá Mỏ quạ tươi (rửa sạch, bỏ cuống, giã nát rồi lấy thịt lá đã nhuyễn đắp vào vết loét, lần 1 ngày)
VII.TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ:
Loại A: Kết quả tốt.
Lâm sàng:
+ Hết các triệu chứng rối loạn cảm giác đầu chi (hết đau rát, giá lạnh chi).
+ Hết tím tái, hết sưng nề (da chi hồng).
+ Hết đau cách hồi chi.
+ Thể có loét thì vết loét liền sẹo.
+ Vận động chi hết đau, giảm teo cơ.
+ Đi bộ được trên 1000m.
+ Cận lâm sàng: Số lượng bạch cầu giảm, bạch cầu đa nhân trung tính giảm, tốc độ máu lắng giảm.
+ Siêu âm mạch: Tổn thương hẹp lòng mạch được cải thiện tốt, tuần hoàn lưu thông tốt hơn.
Loại B: Kết quả khá.
+ Lâm sàng:
  • Thể chưa loét: giảm tím tái, giảm đau nhức, giảm giá lạnh chi, da chi ấm hồng hơn, vận động chi cho đỡ đau nhức (đi bộ được trên 500m).
  • Thể có loét: Vết loét gần lành, còn đau ít, các rối loạn dinh dưỡng và cảm giác rối loạn đầu chi giảm.
+ Cận lâm sàng: Số lượng bạch cầu giảm ít, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính giảm.
+ Doppler mạch có tiến bộ hơn.
Loại C: Kết quả không đáng kể hay không có kết quả.
Cận lầm sàng: số lượng bạch cầu và máu lắng không giảm.
Siêu âm mạch: Như cũ.
Loại D: Bệnh nặng thêm phải chuyển phương pháp điều trị.

Nguồn tin: Bộ Y tế

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây