Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


Quy trinh 30: ĐIỆN CHÂM ĐIỀU TRỊ LIỆT HAI CHI DƯỚI

94 quy trinh KT YHCT

94 quy trinh KT YHCT

1. ĐẠI CƯƠNG: - Liệt hai chi dưới là biểu hiện giảm hoặc mất khả năng vận động hữu ý hai chân. - Bệnh thuộc chứng nuy theo Y học cổ truyền
2. CHỈ ĐỊNH:
Người bệnh liệt hai chi dưới đã qua giai đoạn cấp, hết sốt, không có dấu hiệu viêm nhiễm , ổn định mạch, huyết áp.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Người bệnh còn trong giai đoạn cấp, còn sốt, các chỉ số mạch, huyết áp chưa ổn định.
4. CHUẨN BỊ:
4.1. Cán bộ y tế: Bác sỹ, y sỹ, lương y được đào tạo về châm cứu.
4.2. Phương tiện:
- Máy điện châm hai tần số bổ, tả.
- Kim châm cứu vô khuẩn, loại 6- 20cm, dùng riêng cho từng người bệnh.
- Khay men, bông, cồn 70°, kìm có mấu.
4.3. Người bệnh
- Được khám và làm hồ sơ bệnh án theo quy định
- Tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
5.1. Phác đồ huyệt
- Giáp tích tương ứng vùng tổn thương tuỷ sống               - Đại chùy            
- Tích trung                              - Yêu dương quan                - Đại trường du
- Hoàn khiêu                           - Thừa phù                            - Ân môn              
- Uỷ trung                                 - Thừa sơn                           - Côn lôn
- Hạc đỉnh                                - Lương khâu                      - Phục thỏ            
- Thượng cự hư                      - Phong long                        - Dương lăng tuyền
- Giải khê                                 - Khâu khư                          - Địa ngũ hội
- Thái khê                                 - Âm cốc                              - Tam âm giao
- Huyết hải                               - Chương môn                    - Kỳ môn
- Quan nguyên                         - Khí hải                               - Trật biên
- Tử cung                                 - Trung cực                          - Hoành cốt
- Bàng cường                         - Cường hậu âm
5.2. Thủ thuật
Xác định và sát trùng da vùng huyệt, châm kim qua da nhanh, đẩy kim từ từ  theo hướng huyệt đã định, châm phải đạt đắc khí.
- Châm tả các huyệt:
+ Giáp tích tương ứng vùng tổn thương tuỷ sống.
+ Đại trùy xuyên Tích trung                          + Tích trung xuyên Yêu dương quan
+ Đại trường du                                            + Hoàn khiêu xuyên Thừa phù
+ Ân môn xuyên Thừa phù                           + Uỷ trung xuyên Ân môn
+ Thừa sơn xuyên Uỷ trung                          + Côn lôn
+ Lương khâu xuyên Phục thỏ                     + Hạc đỉnh
+ Phong long xuyên Dương lăng tuyền       + Thượng cự hư
+ Giải khê                                                       + Khâu khư
+ Địa ngũ hội
- Châm bổ các huyệt:
+ Thái khê                                + Âm cốc                       + Tam âm giao
+ Huyết hải                               + Chương môn             + Kỳ môn
+ Quan nguyên                         + Khí hải                       
- Nếu có rối loạn cơ tròn tiểu tiện không tự chủ, châm tả các huyệt
+ Trật biên                      + Tử cung
+ Trung cực                    + Hoành cốt
- Nếu có rối loạn cơ tròn đại tiện không tự chủ, châm tả các huyệt:
+ Bàng cường                 + Cường hậu âm.
5.3. Kích thích bằng máy điện châm
- Tần số: + Tả: 6- 20Hz, + Bổ: 0,5- 4Hz
- Cường độ: 14-150 microAmpe, tăng dần tới ngưỡng bệnh nhân chịu được.
- Thời gian: 20 - 30 phút cho một lần điện châm.
5.4. Liệu trình điều trị
Ngày châm một lần, một liệu trình từ 30 – 45 lần châm, tuỳ theo mức độ bệnh, sau đó có thể nhắc lại liệu trình tiếp theo.
6.THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN:
6.1.Theo dõi: Theo dõi toàn trạng và diễn biến của bệnh.
6.2. Xử lý tai biến
- Vựng châm: Người bệnh hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt. Xử lý: rút kim ngay, lau mồ hôi ủ ấm, hoặc để nằm nơi thoáng mát, uống nước đường, nằm nghỉ tại chỗ. Kiểm tra mạch , huyết áp.
- Chảy máu khi rút kim: dùng bông vô khuẩn ép tại chỗ, không day.
 

Nguồn tin: Bộ Y tế

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây