Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


Quy trinh 38: ĐIỆN CHÂM ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP

94 quy trinh KT YHCT

94 quy trinh KT YHCT

1. ĐẠI CƯƠNG: - Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh khớp mạn tính chưa rõ căn nguyên, được coi là bệnh tự miễn biểu hiện đặc trưng là hiện tượng viêm màng hoạt dịch ăn mòn ở các khớp ngoại biên đối xứng, diễn biến kéo dài, tiến triển từng đợt và xương dưới sụn gây biến dạng khớp, dính khớp và giảm chức năng hoạt động của khớp. - Theo Y học cổ truyền Viêm đa khớp dạng thấp thuộc chứng tý chỉ sự bế tắc kinh khí ở các khớp gây đau, sưng nóng đỏ lâu ngày gây biến dạng khớp, cứng khớp
2. CHỈ ĐỊNH:
- Đau sưng nóng đỏ một hay nhiều khớp xương.
- Đau co cứng các cơ không duỗi ra được.
- Đau nhức toàn thân, tê mỏi các khớp, bắp thịt, tay chân nặng nề cử động khó khăn.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Đau sưng các khớp trên bệnh cảnh nặng khác như: Hôn mê, ngộ độc, đái tháo đường, viêm tắc tĩnh mạch chi…
- Bệnh các chất tạo keo, dầy dính các khớp, nhiễm trùng các cơ, khớp.
- Bong sụn chêm khớp gối.
4. CHUẨN BỊ:
4.1. Cán bộ y tế: Bác sỹ, y sĩ, lương y được đào tạo về châm cứu.
4.2. Phương tiện:
- Máy điện châm hai tần số bổ, tả.
- Kim châm cứu vô khuẩn, loại 6 - 20 cm, dùng riêng cho từng người bệnh.
- Khay men, kìm có mấu, bông, cồn 70°.
4.3. Người bệnh:
- Người bệnh được khám và làm hồ sơ bệnh án theo qui định.
- Tư thế nằm hoặc ngồi thoải mái
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
5.1. Phác đồ huyệt
- Túc tam lý          - Quan nguyên
- Thận du              - Huyết hải
Tuỳ theo vị trí bị bệnh mà chọn thêm các huyệt:
* Khớp vai:          + Kiên tỉnh            + Kiên ngung
     + Kiên trinh            + Trung phủ
* Khớp cổ tay, bàn tay:   + Ngoại quan        + Hợp cốc
+ Lao cung            + Bát tà
+ Dương trì           + Hậu khê
* Khớp háng:       + Trật biên            + Hoàn khiêu
+ Thứ liêu             + Giáp tích L2-S1
* Khớp gối:          + Độc tỵ               + Tất nhãn
+ Huyết hải            + Uỷ trung
+ Dương lăng tuyền
* Khớp bàn chân, cổ chân: + Giải khê                  + Thái khê
   + Côn lôn           + Bát phong
5.2. Thủ thuật
 Xác định và sát trùng da vùng huyệt, châm kim qua da nhanh, đẩy kim tới huyệt theo hướng đã định, châm phải đạt đắc khí.
- Châm bổ:           + Túc tam lý                   + Quan nguyên
          + Thận du                       + Huyết hải.
- Châm tả:
* Khớp vai:  + Kiên tỉnh            + Kiên ngung
          + Kiên trinh           + Trung phủ
* Khớp cổ tay, bàn tay:   + Hợp cốc (xuyên) Lao cung
+ Ngoại quan         + Bát tà
+ Dương trì           + Hậu khê
* Khớp háng:         + Trật biên            + Hoàn khiêu
+ Thứ liêu             + Giáp tích L2-S1
* Khớp gối:           + Độc tỵ               + Tất nhãn
+ Huyết hải            + Uỷ trung
+ Dương lăng tuyền
* Khớp bàn chân, cổ chân:        + Giải khê             + Thái khê
+ Côn lôn              +  Bát phong.
5.3. Kích thích bằng máy điện châm
- Tần số: + Tả: 6 - 20Hz, + Bổ: 0,5 - 4Hz
- Cường độ: 14-150micro Ampe
- Thời gian: 20-30 phút cho một lần điện châm.
5.4. Liệu trình
 Điện châm ngày một lần, kết hợp với điều trị nguyên nhân cho đến khi bệnh nhân ổn định.
6. THEO DÕI  VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN:
- Vựng châm: Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt. Xử lý: rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ. Theo dõi mạch, huyết áp.
- Chảy máu khi rút kim: dùng bông khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.
 

Nguồn tin: Bộ Y tế

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây