Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


Quy trinh 41: ĐIỆN CHÂM ĐIỀU TRỊ KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU

94 quy trinh KT YHCT

94 quy trinh KT YHCT

1. ĐẠI C­ƯƠNG: - Kinh nguyệt không đều là kinh có thay đổi về chu kỳ kinh (kinh trước kỳ, kinh sau kỳ, kinh không định kỳ), lượng kinh nhiều hoặc kinh ít, nguyên nhân chủ yếu là cơ năng như do: Stress tâm lý, rối loạn nội tiết ở tuổi dậy thì, tuổi tiền mãn kinh, đẻ nhiều, suy nhược cơ thể… ngoài ra còn do nguyên nhân thực thể như dị dạng tử cung, dày, teo niêm mạc tử cung, u tử cung buồng trứng, tổn thương cột sống.
- Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân của bệnh thường do lạnh, ăn các thức ăn cay, nóng, rối loạn tình chí, lao động quá sức, phòng dục quá độ, thấp nhiệt hạ tiêu làm xung nhâm  rối loạn sinh ra. Điều trị châm cứu có hiệu quả với các nguyên nhân do cơ năng.
2. CHỈ ĐỊNH:
- Nữ giới có kinh nguyệt không đều cơ năng đã được chẩn đoán ở chuyên khoa phụ sản. Nếu do nguyên nhân khác phải điều trị Y học hiện đại có thể kết hợp với châm cứu.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Kinh nguyệt không đều do nguyên nhân thực thể
- Người bệnh có chống chỉ định của châm cứu và thuỷ châm
4. CHUẨN BỊ:
4.1. Cán bộ y tế: Bác sỹ, y sỹ, lương y được đào tạo về  châm cứu
4.2. Phương tiện:
- Máy điện châm hai tần số bổ, tả
- Kim châm cứu vô khuẩn, loại: 6-8-10 cm, dùng riêng cho từng người bệnh
- Khay men, kìm có mấu, bông, cồn700
- Mồi ngải hay điếu ngải, diêm
4.3. Người bệnh:
 - Người bệnh được khám chuyên khoa phụ sản chẩn đoán xác định và nguyên nhân, được làm hồ sơ bệnh án theo qui định.
- Tư thế người bệnh nằm ngửa.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
          5.1. Phác đồ huyệt
- Khúc trì              - Hợp cốc             - Thái xung
- Tâm âm giao    - Quan nguyên     - Huyết hải
- Khí hải               - Trung đô             - Túc tam lý
- Tam âm giao     - Tử cung             - Nội quan
- Thiên khu           - Hành gian          - Trung cực
- Cách du             - Can du               - Thận du
- Nội quan            - Thần môn          - Đoạn hồng
5.2.Thủ thuật
Xác định và sát trùng da vùng huyệt, châm kim qua da nhanh, đẩy kim theo hướng đã định, châm phải đạt đắc khí.
5.2.1. Kinh trước kỳ:
 * Thể huyết nhiệt: châm tả các huyệt:
- Khúc trì              - Hợp cốc             - Thái xung
- Tâm âm giao    - Quan nguyên     - Huyết hải
* Thể khí hư: châm bổ các huyệt:
- Khí hải                - Trung đô            
- Túc tam lý           - Tam âm giao      
5.2.2. Kinh sau kỳ:
* Thể huyết hư: châm bổ các huyệt:
- Khí hải                - Trung đô  
- Túc tam lý           - Tam âm giao
* Thể hư hàn (huyết hàn): cứu hoặc ôn châm bổ các huyệt:
- Huyết hải             - Quan nguyên                 - Khí hải     
- Tam âm giao       - Tử cung                        - Nội quan
- Thiên khu
* Thể can khí uất: châm tả các huyệt:
- Huyết hải             - Tam âm giao       - Hành gian
- Tử cung              - Trung cực           - Cách du
- Can du                - Thận du              - Nội quan
- Thần môn
5.2.3. Kinh không định kỳ:
* Thể can uất: châm tả các huyệt:
- Tam âm giao       - Huyết hải             - Nội quan
- Hành gian            - Tử cung              - Khí hải
* Thể thận khí hư: cứu hoặc ôn châm bổ các huyệt:
- Khí hải                - Quan nguyên       - Tam âm giao
- Thận du              - Tử cung
5.2.4. Kinh nguyệt quá nhiều (đa kinh):
* Thể huyết nhiệt: châm tả các huyệt:
- Khúc trì              - Thái xung            - Quan nguyên
- Tam âm giao       - Tử cung              - Huyết hải
- Đoạn hồng
* Thể khí hư: châm bổ các huyệt, có thể châm đón kỳ trước 7 ngày:
- Tam âm giao       - Quan nguyên       - Khí hải
- Túc tam lý           - Tử cung              - Đoạn hồng
5.2.5. Kinh quá ít (thiểu kinh):
* Thể huyết hư: châm bổ các huyệt:
- Huyết hải             - Quan nguyên                
- Cách du              - Tam âm giao
* Thể thận âm hư: châm bổ các huyệt:
- Tam âm giao            - Quan nguyên
- Thận du                   - Tử cung
5.3. Kích thích bằng máy điện châm
- Tần số: + Tả: 6 - 20Hz, + Bổ: 0,5 - 4Hz
- Cường độ: 14-150 micro Ampe, tăng dần tới ngưỡng bệnh nhân chịu được.
- Thời gian: 20 - 30 phút cho một lần điện châm.
5.4. Liệu trình điều trị
- Điện châm ngày một lần, 1 liệu trình điều trị 15-30 ngày, có thể điều trị 2-3 liệu trình.
- Kết hợp với điều trị nguyên nhân cho đến khi bệnh nhân ổn định.
6. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN:
6.1. Theo dõi: Toàn trạng người bệnh.
6.2. Xử lý tai biến
- Vựng châm: Người bệnh hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt. Xử lý: tắt máy điện châm, rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, cho người bệnh nằm nghỉ tại chỗ. Day bấm các huyệt: Thái dương, Nội quan. Theo dõi sát mạch, huyết áp
- Chảy máu khi rút kim: dùng bông khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.
7. CHÚ Ý:
Nên loại trừ các nguyên nhân (nếu có), có thể châm trước kỳ kinh 1 tuần.
 

Nguồn tin: Bộ Y tế

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây