Quy trinh 66: ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
- Thứ ba - 03/12/2013 16:40
- In ra
- Đóng cửa sổ này
94 quy trinh KT YHCT
Nguyên nhân của bệnh cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Có nhiều quan điểm cho rằng bệnh có liên quan đến yếu tố tinh thần, hoặc yếu tố quá mẫn, thông qua hệ thống thần kinh thể dịch và một số yếu tố khác dẫn đến chức năng co bóp, bài tiết của đại tràng rối loạn mà gây ra các biểu hiện bệnh lý nhưng không có tổn thương thực thể của đại tràng.
Y học cổ truyền không có bệnh danh này. Căn cứ vào các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích, có thể quy nạp bệnh thuộc phạm vi các chứng “Tiết tả”.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Bệnh danh:
- Bênh danh theo y học hiện đại: Hội chứng ruột kích thích, theo các tiêu chuẩn của Roma - 1988:
+ Đau bụng, đại tiện xong thì đỡ đau, hoặc kèm theo sự thay đổi về số lần đại tiện và tính chất của phân.
+ Có ít nhất 2 hoặc hơn 2 các đặc điểm sau:
a.Thay đổi số lần đại tiện;
b.Thay đổi tính chất của phân (táo, nát, lỏng);
c.Thay đổi tính chất đại tiện (mót rặn, đại tiện cảm giác không hết phân);
d.Đại tiện phân nhầy.
+ Trướng bụng.b.Thay đổi tính chất của phân (táo, nát, lỏng);
c.Thay đổi tính chất đại tiện (mót rặn, đại tiện cảm giác không hết phân);
d.Đại tiện phân nhầy.
- Bệnh danh theo y học cổ truyền: Tiết tả.
2. Chẩn đoán bát cương: tuỳ theo từng thể bệnh.
3. Chẩn đoán tạng phủ: biểu hiện bệnh lý tại đại tràng nhưng nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh có liên quan đến một số tạng phủ như: tỳ, vị, can, thận.
III. CÁC THỂ BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
Căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng của hội chứng và tổng kết các báo cáo khoa học nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền điều trị Hội chứng ruột kích thích, có thể phân thành 7 thể theo y học cổ truyền. Đó là các thể: Tỳ vị hư nhược; Can mộc thừa tỳ; Tỳ vị âm hư; Hàn nhiệt thác tạp; Tỳ thận dương hư; Khí trệ tràng vị; Thấp nhiệt lưu trú. Trên thực tế lâm sàng có 3 thể thường gặp nhất là Tỳ vị hư nhược, Can tỳ bất hoà và Tỳ thận dương hư.
1. Tỳ vị hư nhược
- Triệu chứng: + Đại tiện phân lỏng nát hoặc có khi phân sống, khi ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ thì số lần đại tiện tăng kèm theo có chất nhầy.
+ Người gày, mệt mỏi, ăn kém.
+ Lưỡi: bệu, rêu trắng mỏng.
- Pháp điều trị: kiện Tỳ, dưỡng Vị, ích khí chỉ tiết.
- Phương dược: dùng bài Tứ quân tử thang hoặc Sâm linh bạch truật tán gia giảm.
Bài thuốc tham khảo: Đảng sâm 12g, Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, Chích cam thảo 06g, Hoài sơn 15g, Bạch biển đậu 15g, Ý dĩ 15g, Thần khúc 15g, Mạch nha 15g, Liên nhục 15g.
2. Can tỳ bất hoà
- Triệu chứng: đầy tức ngực sườn, ăn kém, rối loạn tiêu hoá; mỗi khi tức giận hoặc hồi hộp lo lắng thì xuất hiện đau bụng, sôi bụng, đại tiện phân lỏng nát .+ Lưỡi: chất lưỡi hồng, rêu trắng mỏng.
+ Mạch: huyền
- Pháp điều trị: Sơ can lý khí, kiện tỳ chỉ tả.
- Phương dược: dùng bài Thống tả yếu phương gia giảm.
Bài thuốc tham khảo: Bạch truật 15g, Bạch thược 12g, Phòng phong 12g, Trần bì 06g, Sài hồ 06g, Mộc hương 06g, Chỉ xác 12g, Hương phụ 10g, Cam thảo 06g.
3. Tỳ thận dương hư
Thể bệnh này thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi hoặc có quá trình bệnh lâu ngày- Triệu chứng: đại tiện phân lỏng nát, thậm chí có khi đại tiện ra thức ăn chưa tiêu. Khi có triệu chứng sôi bụng là bệnh nhân muốn đại tiện, đại tiện xong thì dễ chịu. Đau bụng, gặp lạnh thì đau tăng, chườm ấm thấy dễ chịu; khi ăn thức ăn sống lạnh thì bệnh dễ xuất hiện. Chân tay lạnh, đau lưng mỏi gối.
+ Lưỡi: chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng.
+ Mạch: trầm tế
- Pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận, cố sáp chỉ tả.
- Phương dược: dùng bài Phụ tử lý trung hoàn phối hợp với bài Tứ thần hoàn gia giảm.
Bài thuốc tham khảo: Phụ tử 10g, Can khương 10g, Ngô thù du 06g, Nhục đậu khấu 10g, Ngũ vị tử 06g, Bạch truật 12g, Đảng sâm 12g, Phòng phong 10g, Xích thạc chi 15g, Kha tử 12g, Chích cam thảo 06g.