Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


Quy trinh 80: ĐIỀU TRỊ ĐAU VÙNG THẮT LƯNG

94 quy trinh KT YHCT

94 quy trinh KT YHCT

I. ĐẠI CƯƠNG:
Đau thắt lưng một bên hay hai bên cột sống là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể chia làm 2 loại: đau lưng cấp và đau lưng mạn.
Bệnh danh: Y học cổ truyền gọi chứng đau lưng là: Yêu thống
Phân loại và nguyên nhân gây bệnh:
Đau lưng cấp:
- Đau lưng cấp do hàn thấp:  Xảy ra đột ngột do bị lạnh, mưa, ẩm thấp gây co cứng cơ ở sống lưng một bên hoặc cả hai bên.
- Đau lưng cấp do viêm cột sống: dây chằng cột sống bị viêm, bị phù nề chèn ép vào thần kinh gây đau vùng cột sống thắt lưng. Theo Y học cổ truyền: do thấp nhiệt.
- Đau lưng cấp khi thay đổi tư thế đột ngột; hoặc mang vác nặng sai tư thế; sang chấn vùng sống lưng. Theo Y học cổ truyền: do khí trệ, huyết ứ.
Đau lưng mạn:
- Thường do viêm cột sống mạn tính
- Thoái hoá cột sống
- Lao; ung thư
- Đau các nội tạng ở ngực, bụng lan toả ra sau lưng
- Đau lưng cơ năng do thống kinh
- Suy nhược thần kinh

Điều trị chứng đau lưng cần điều trị nguyên nhân, kết hợp với chữa chứng đau lưng bằng thuốc, châm cứu, xoa bóp.
II. CHỈ ĐỊNH:
- Đau lưng cấp do lạnh và ẩm
- Đau lưng cấp do thay đổi tư thế hay vác nặng, lệch tư thế

- Đau lưng do viêm cột sống
- Đau lưng do tâm căn suy nhược; đau lưng ở người già do cột sống bị thoái hoá
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Đau lưng do lao
- Đau lưng do ung thư
IV. CHUẨN BỊ:
  1. Cán bộ y tế: Y, bác sỹ, lương y đã được đào tạo theo quy chế
  2. Phương tiện: Ngoài các dụng cụ dùng cho các bệnh nhân nằm điều trị nội trú, phải có đủ các vị thuốc nam, thuốc bắc để điều trị đau thắt lưng, phương tiện sắc thuốc để phục vụ người bệnh.
  3. Người bệnh: hồ sơ bệnh án theo đúng mẫu bệnh án kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Y học cổ truyền chia thành 4 thể:
1. Đau lưng cấp do hàn thấp:
Triệu chứng: đau lưng xảy ra đột ngột, sau khi bị lạnh, mưa, ẩm thấp, đau nhiều, không cúi được, ho và trở mình cũng đau, thường đau một bên, ấn các cơ sống lưng bên đau co cứng, mạch trầm huyền.
Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn
Nguyên nhân: Hàn thấp
Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Bệnh ở kinh lạc
Phương pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc (hành khí, hoạt huyết)
Điều trị bằng thuốc: (theo đối pháp lập phương)
Thiên niên kiện 8g Y dĩ                          16g
Rễ lá lốt 8g Trần bì 6g
Rễ cây xấu hổ          16g Cỏ xước 12g
Quế chi 8g Kê huyết đằng 16g
Tỳ giải 16g    
   
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, uống 7 ngày

2. Đau lưng cấp do thay đổi tư thế hay vác nặng, lệch tư thế:

Triệu chứng: Sau khi vác nặng lệch người, hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột nhiên bị đau một bên sống lưng, đau dữ dội ở một chỗ, vận động hạn chế, nhiều khi không cúi, đi lại được, cơ co cứng.
Chẩn đoán bát cương: Thực chứng
Nguyên nhân: Khí trệ, huyết ứ.
Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Bệnh ở kinh lạc
Phương pháp điều trị: hoạt huyết, hành khí (thư cân hoạt lạc)
Điều trị cụ thể:
  • Dùng thuốc (theo đối pháp lập phương
Đan sâm 12g Uất kim 8g
Xuyên khung          12g Chỉ xác 6g
Ngưu tất                  12g Trần bì 6g
Tô mộc                        8g Hương phụ 6g
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, uống 7 ngày

  3. Đau lưng do viêm cột sống:
Triệu chứng: Có sưng, nóng, đỏ, vùng cột sống lưng đau
Chẩn đoán bát cương: Thực nhiệt
Nguyên nhân: thấp, nhiệt.
Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Bệnh ở kinh lạc
Phương pháp điều trị: Khu phong, thanh nhiệt giải độc, hoạt thuyết, lợi niệu, trừ thấp
Điều trị:
Dùng thuốc (theo đối pháp lập phương) 

Thổ phục linh 16g Ngưu tất 16g
Hy thiêm 12g Xuyên khung    12g
Rễ xấu hổ 12g Ý dĩ                   12g
Ké đầu ngựa     16g Bạch truật           10g
Kim ngân hoa   12g Cam thảo             6g
Vòi voi 12g    
Nếu có sốt cao thêm:  Sinh địa  10g, Huyền sâm  10g
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, 7 ngày

4. Đau lưng do tâm căn suy nhược; đau lưng ở người già do cột sống bị thoái hoá
4.1. Đau lưng do tâm căn suy nhược (Thể can thận hư)

Triệu chứng: Đau lưng, ù tai, ngủ ít, hồi hộp, nhức đầu, tiểu tiện vàng, đại tiện táo, trí nhớ giảm, miệng khô, mạch tế sác, nam giới có thể bị di tinh, nữ có thể rối loạn kinh nguyệt.
Chẩn đoán bát cương: Biểu, lý tương kiêm, thiên nhiệt
Nguyên nhân: Can thận hư
Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Bệnh ở tạng phủ lẫn kinh lạc
Phương pháp điều trị: Bổ thận âm, bổ can huyết, an thần, cố tinh (nam), điều hoà kinh nguyệt (nữ). Nếu kèm theo thận dương hư thì thêm bổ thận dương.
Điều trị: Bài thuốc (Theo đối pháp lập phương):
Thục địa           12g Long nhãn            12g
Kỷ tử                 12g Kim anh                8g
Hoàng tinh        12g Khiếm thực           8g
Hà thủ ô            12g Thỏ ty tử                 8g
Táo nhân              8g Tục đoạn             12g
Bá tử nhân            8g  Ba kích                 8g
Ngày sắc uống 1 thang chia 2 lần, uống từ 15 đến 30 thang       
Nếu do suy nhược thần kinh, cơ bản là chữa toàn thân như đã nêu ra ở bài suy nhược thần kinh, thêm các thuốc bổ vừa bổ thận: Ba kích, Đỗ trọng,... vừa chữa đau lưng như: Ngưu tất, Tục đoạn, Cẩu tích.
 4.2. Đau lưng ở người già do bị thoái hoá cột sống: (Nếu do thoái hoá cột sống người già, cũng dùng các thuốc chữa đau lưng, bổ thận, trừ phong hàn thấp như các thuốc đã nêu ở bài thoái hoá cột sống)

Triệu chứng: Đau lưng nhiều, đau tăng khi trời lạnh, chườm nóng đỡ đau, chân tay lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng; kèm các chứng can thận hư: lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều, ù tai, ngủ ít, mạch trầm tế.
Chẩn đoán bát cương: Biểu, lý tương kiêm, thiên hàn
Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Bệnh ở cả tạng phủ lẫn kinh lạc
Phương pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp; bổ can thận;
Điều trị cụ thể:
- Không dùng thuốc
- Dùng thuốc (theo đối pháp lập phương)
 
Khương hoạt 8g Đương quy             12g
Phòng phong            8g Trích thảo                4g
Xích thược             12g Sinh khương            4g
Khương hoàng       12g Đại táo                   12g
Hoàng kỳ               20g    
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần – uống 15 đến 30 ngày.
Tác dụng bổ khí huyết, trừ phong thấp.
5. PHÒNG BỆNH:
Sau khi đã điều trị ổn định cần chú ý những điều sau đây để phòng bệnh tái phát:

  • Chú ý giữ ấm, tránh lạnh, nhất là đối với vùng thắt lưng và chi dưới.
  • Khi lao động thể lực cần chú ý khởi động tốt, nhất là khởi động vùng thắt lưng và chi dưới.
  • Khi lao động thể lực hoặc khi tập luyện cần ở mức độ vừa phải, tránh quá sức, chú ý tránh các động tác đột ngột.

Nguồn tin: Bộ Y tế

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây