Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


Quy trinh 84: PHẪU THUẬT TRĨ BẰNG MÁY ZZIID KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ YHCT

94 quy trinh KT YHCT

94 quy trinh KT YHCT

I/ Đại cương: Trĩ là những cấu trúc bình thường ở ống hậu môn. Bệnh trĩ là do những cấu trúc này bị chuyển đổi sang trạng thái bệnh lý do yếu tố cơ học làm giãn, lỏng lẻo hệ thống nâng đỡ gây sa búi trĩ và yếu tố mạch máu làm giãn mạch gây chảy máu. Bệnh trĩ khá thường gặp, trung bình các tác giả ước tính khoảng 50% dân số, nhưng chỉ 10-15% số người có trĩ cần được phẫu thuật và trong số này cũng chỉ 5-10% là phải phẫu thuật. Bệnh trĩ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh đó là: - Gây chảy máu khi đại tiện. - Gây cảm giác khó chịu cho người bệnh ở vùng hậu môn trực tràng do sự tồn tại của búi trĩ sa ra ngoài.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ như:
- Nội khoa: Thuốc uống, thuốc đặt hậu môn…
-  YHCT: Thuốc sắc uống, ngâm tại chỗ, đắp, xông, bôi, châm cứu,…
- Thủ thuật: Thắt búi trĩ, tiêm sơ bũi trĩ, nong búi trĩ…
- Phẫu thuật:
Trong đó phẫu thuật là phương pháp điều trị có hiệu quả và triệt để nhất. Nhưng người bệnh thường rất ngại phẫu thuật mà nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là đau sau mổ. Đau sau mổ là vấn đề mà phẫu thuật viên rất quan tâm trong phẫu thuật. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật trĩ: Milligan, Parks, Ferguson, Whitehead, Longo và Longo cải tiến.
Dụng cụ phẫu thuật có rất nhiều loại dao điện (1 cực, 2 cực), Plasma, Laser, Máy ZZIID (Kỹ thuật HCPT), HCPT viết tắt của High frequency- Capacity- Pile- Treatment (Điều trị trĩ bằng dòng điện cao tần) được áp dụng mổ trĩ ở Trung quốc từ 1995 do Phùng Ngọc Côn- Dalishen thực hiện. Ở Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Mạnh Nhâm đã thực hiện mổ trĩ bằng máy ZZIID tại Bệnh viện đa khoa Tràng An từ 2004 đã cho thấy mổ trĩ bằng máy ZZIID có nhiều ưu điểm: Đau ít, ít chảy máu, ít nhiễm khuẩn, mau liền vết thương. Tại khoa Ngoại Bệnh viện YHCT TW đã áp dụng mổ trĩ bằng máy ZZIID từ 23 tháng 9 năm 2005 cho tới nay hơn 100 bệnh nhân cũng cho kết quả tốt.
II/ Chỉ định: + Trĩ độ I,II,III
                      + Trĩ viêm nghẹt.
III/ Chống chỉ định:
+ Trĩ độ III, trĩ vành khăn.
+ Trĩ có bệnh tim mạch, gan, thận mãn tính phối hợp.
IV/ Chuẩn bị:
1/ Về cán bộ: kíp mổ gồm 5 cán bộ:
- Bác sỹ phẫu thuật: Nắm vững kỹ thuật ZZIID và bệnh lý hậu môn trực tràng.
- Bác sỹ phụ mổ: Có kiến thức ngoại khoa.
- Kỹ thuật viên: Sử dụng hệ thống vi tính và bấm các chức năng khi thao tác.
- Bác sỹ gây mê
- Kỹ thuật viên phụ mê.
2/ Phương tiện:
+ Máy ZZIID
+ Bộ kim kẹp, cầm máu, dao điện.
+ Thuốc gây tê tại chỗ trước và sau khi phẫu thuật (Bubicain và Xanh metilen).
3/ Người bệnh:
+ Được quán triệt làm thủ thuật bằng phương pháp ZZIID.
+ Được tháo thụt trước và sau mổ.
+ Được uống thuốc an thần.
+ Được thử test: SAT, kháng sinh, thuốc giảm đau.
V/ Các bước tiến hành:
- Bệnh nhân được đưa lên nhà mổ.
- Theo dõi mạch, HA.
- Nằm tư thế sản khoa
- Vệ sinh vùng mổ (hậu môn trực tràng).
- Thử kim điện, kẹp điện, dao điện.
- Gây tê bằng Bubicain vào các vị trí 3,6,9,12.
- Bộc lộ ống hậu môn.
- Chụp hình ảnh các búi trĩ trước khi làm thủ thuật.
- Dùng kẹp đốt các búi trĩ.
- Nếu chảy máu thì kẹp cầm máu.
- Chụp lại hình ống hậu môn sau khi phẫu thuật.
- Tiêm dung dịch 2B18 vào quanh đường mổ trĩ.
- Băng ép, cầm máu.
VII/ Tai biến và dự phòng:
1/ Tai biến: cũng hay gặp như các trường hợp phẫu thuật, thủ thuật khác về vùng hậu môn trực tràng như:
+ Chảy máu: Rớm, hoặc nhỏ giọt ngày đầu, ngày thứ 5 sau mổ.
+ Đau: Thường ở trường hợp trĩ ngoại nhiều hoặc bệnh nhân có nhiều búi trĩ.
+ Tức, rát hậu môn: đặt thuốc sẽ hết.
+ Khó tiểu tiện: nhất là khi làm các búi trĩ ở vị trí 1,2,3. Vô cảm bằng tê tuỷ sống.
+ Khó đại tiện: Đại tiện thường táo, đau rát hậu môn, đại tiện ra máu.
+ Sưng nề hậu môn: sưng nề tiêm dung dịch 2B18…
2/ Cách dự phòng
Tuỳ trường hợp cụ thể mà có cách khắc phục.
+ Chảy máu: Ngâm hậu môn (bột ngâm trĩ): đặt đạn hậu môn, thuốc cầm máu Vân nam bạch dược.
+ Đau châm tê giảm đau, ngâm hậu môn nếu đau do rom phù nề, thuốc giảm đau YHCT.
+ Khó tiểu tiện: châm tê bí đái, chườm ấm vùng bàng quang, thông tiểu
+ Khó đại tiện: Ngâm bột ngâm trước khi đại tiện, uống lục vị hoàn, lục vị gia đại hoàng, thụt nước ấm.

Nguồn tin: Bộ Y tế

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây