Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


CÂY ỔI

CÂY ỔI
CÂY ỔI Tên khoa học: PSIDIUM GUYJAVA L. Họ: MYRTACEAE Tên khác: ủi, phan thạch lựu, goyavier
MÔ TẢ:



 
Cây nhỡ cao 3-5m, phân cành nhiều. Cành nhỏ thì vuông có cạnh. Lá mọc đối có cuống ngắn, hình bầu dục, nhẵn hoặc hơi có lông mịn, phiến nguyên, khi soi lên có túi tinh dầu trong. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả là một quả mọng có vỏ quả giữa dày, hình dáng thay đổi tuỳ theo loài; ở đầu quả có sẹo của đài tồn tại. Rất nhiều hạt, hình thận, không đều, màu hơi hung.
MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4 - 6; Quả: Tháng 7 - 8.
PHÂN BỔ: Mọc ở khắp nơi, nhưng phần nhiều người ta trồng để lấy quả ăn.
BỘ PHẬN DÙNG: Búp non, lá, nụ hoa, quả chín, vỏ rễ và vỏ thân, nhưng hay dùng làm thuốc là búp non, lá non. Phơi hoặc sấy khô.
THÀNH PHẦN
HÓA HỌC:
Cả cây chứa tanin. Quả có chứa pectin và vitamin C. Lượng vitamin thay đổi tuỳ theo bộ phận của quả và tuỳ theo loài, thường tập trung nhiều nhất ở vỏ ngoài sau đến vỏ ngoài của vỏ quả giữa. Trong lá và búp non chứa 7 – 10 % tanin pyrogalic, chừng 3% nhựa và rất ít tinh dầu ( 0,36%).
Trong hạt có 14% chất dầu đặc sánh, mùi thơm; 15% chất protein và 134% tinh bột.
CÔNG DỤNG:












 
    Quả ổi còn xanh thì chát có tính gây táo bón và có thể dùng chữa đi lỏng. Khi chín quả ổi hơi có tính nhuận. Người ta ăn ổi chín hoặc chế thành mứt đóng hộp.
   Lá non và búp ổi non là vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài kinh nghiệm lâu đời trong nhân dân. Thường dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Ngày dùng 15 – 20g búp non hay lá non, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác như chè, gừng...
   Vỏ rễ và vỏ thân cũng được dùng để chữa đi ngoài và rửa vết thương, vết loét. Uống trong người ta dùng với liều 15g sắc với 200ml nước, nấu cạn còn chừng 100ml.

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Nguồn tin: www.vienduoclieu.org.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây