Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


ÂM LĂNG TUYỀN

.

.

ÂM LĂNG TUYỀN ( Yìnlíngquán) . Huyệt thứ 9 thuộc kinh Tỳ (SP 9). Tên gọi: Âm ( chỉ bản chất của kinh, cũng như bản chất của Tỳ. Nó là âm ở trong âm). Lăng ( có nghĩa là chỗ nhô lên, cái gò). Tuyền ( nghĩa là suối). Huyệt thuộc huyệt " Hợp" hành " Thủy" của kinh Tỳ, nằm trên mặt trong của chân phía dưới đầu gối cao và nhô lên giống cái gò. " Hợp thủy" là huyệt nước, nước dưới gò biểu hiện một dòng suối. Do đó có tên Âm lăng tuyền.

ÂM LĂNG TUYỀN

( Huyệt Hợp thuộc Thủy)

Vị trí: - Ở mé trong dưới đầu gối, chỗ lõm dưới xương ống chân ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở điểm gặp nhau ở chỗ lõm ở sau bờ sau trong đầu trên xương chày với đường ngang qua chỗ lồi cao nhất của củ cơ cẳng chân trước của xương chày.

Giải phẫu: Dưới da là bờ sau - trong và mặt sau đầu trên xương chày chỗ bám của cơ kheo, dưới chỗ bám của cơ bán mạc mặt trước cơ sinh đôi trong. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau và nhánh của dây thần kinh hông kheo. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Đau sưng gối.

     - Theo kinh và toàn thân: Đau chân, lạnh trong bụng, không muốn ăn, sườn ngực căng tức, bụng có nước, di tinh, đau dương vật, đái không tự chủ, đái khó, đái dầm.

Cách châm cứu: Châm 0,5- 1 tấc. Cứu 5-10 phút.
 


Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây