Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


BỈNH PHONG

.

.

BỈNH PHONG ( Bìngfeng). Huyệt thứ 12 thuộc Tiểu trường kinh (SI 12). Tên gọi: Bỉnh ( có nghĩa là tiếp nhận hay chấp nhận cái gì đó); Phong ( có nghĩa là gió, ở đây nói đến tác nhân bên ngoài gây ra bệnh. Vùng kế cận có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi gió gây ra bệnh, cũng như vùng huyệt có giá trị trong việc chữa trị những tình trạng có liên quan tới phong nên gọi là Bỉnh phong ( nhận gió).

BỈNH PHONG

( Huyệt Hội của kinh Thái dương, Dương minh ở tay và kinh Thiếu dương ở tay và chân)

Vị trí: - Ở phía ngoài huyệt Thiên liêu trên vai, sau chỗ mỏm con, giơ tay lên có chỗ trống (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành, Tuần kinh)

- Bảo người bệnh giơ tay lên, lấy huyệt ở chỗ lõm trong hố trên gai, thẳng với chỗ dày nhất của gai sống xương bả vai. Giữa huyệt Cự cốt và Khúc viên.

Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trên gai, xương bả vai.Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, nhánh của đám rối cổ sâu và nhánh của dây thần kinh trên vai. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.

Tác dụng:
     - Tại chỗ và theo kinh: Vai đau nhức, không giơ tay lên được.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.

Chú ý: Châm đắc khí thấy căng, tức tại chỗ hoặc lan rộng ra xung quanh.
 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây