Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


CAO HOANG DU

.

.

CAO HOANG DU ( Gàohuàngshù). Huyệt thứ 43 thuộc Bàng quang kinh ( B 43). Tên gọi: Cao ( có nghĩa là mỡ, mỡ miếng. Chỗ dưới quả tim cũng gọi là Cao); Hoang ( có nghĩa là chỗ dưới tim trên cách mạc gọi là Hoang. Năng lượng cần cho sự sống được tạo bởi Tâm, Phế. Tâm, Phế liên hệ với Cao hoang, nơi ở giữa tim và cách mạc. Cao và Hoang gặp nhau gần đốt sống ngực thứ tư, nơi đè vào nhau. Huyệt dùng để chữa trị các chứng bệnh do suy nhược trực tiếp với tâm phế, gián tiếp với Tỳ Thận, do đó có tên là Cao hoang.

CAO HOANG DU

Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt sống thứ 4 ngang ra 3 tấc (Đại thành)

- Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 4 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 3 tấc ( Tay nọ ôm vai kia để xương bả vai kéo ra ngoài, cho huyệt lộ ra)

Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng cưa bé sau- trên, cơ chậu-sườn-ngực, cơ gian sườn 4, phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI. Nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh thần kinh sống lưng 4 và dây thần kinh liên sườn 4. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.

Tác dụng:
     - Toàn thân: Lao phổi, ho, suyển, ho ra máu, di mộng tinh, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, thiếu máu.

Cách châm cứu: Châm 0,3 - 0,4 tấc. Cứu 15-20 phút.

Chú ý:
     - Cứu cùng Phế du, Thận du chữa lao phổi. Cứu cùng Quan nguyên Túc tam lý chữa cơ thể suy nhược.

     - Thường cứu nhiều hơn châm. Khi chữa bệnh mãn tính thường cứu Cao hoang du rồi cứu tiếp Khí hải, Quan nguyên, Túc tam lý để dẫn hỏa khí, không châm quá sâu vì có thể gây tổn thương phổi.
 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây