Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


CHÍ ÂM

.

.

CHÍ ÂM ( Zhỉyìn) . Huyệt thứ 67 thuộc Bàng quang kinh ( B 67). Tên gọi: Chí ( có nghĩa là cao nhất, cuối cùng, tột đỉnh); Âm ( có nghĩa là ở dưới, nối tiếp với kinh âm). Dòng chảy của Túc Thái dương Bàng quang chấm dứt ở huyệt này, sau đó nó vào Túc Thái âm Thận, huyệt này có ý nghĩa là dương tận mà âm bắt đầu nên gọi là Chí âm.

CHÍ ÂM

( Huyệt Tỉnh thuộc Kim)

Vị trí: - Ở mé ngoài ngón chân út, cách gốc móng chân bằng lá hẹ ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở trên đường tiếp giáp da gan chân-mu chân ở cạnh ngoài ngón út ngang với gốc móng chân út, ở ngoài gốc ngoài gốc móng chân út độ 0,2 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là xương đốt 3 ngón chân út. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Nóng gan bàn chân.

     - Theo kinh: Đau đầu, mắt có màng, ngạt mũi, chảy máu mũi.

     - Toàn thân: Di tinh, đẻ khó, sót nhau, tâm phiền, đái khó.

Cách châm cứu: Châm 0,1 tấc, mũi kim hướng theo bàn chân. Cứu 3-5 phút.

Chú ý: Kết hợp với Phong trì, Thái dương, chữa đau đầu, cứng gáy.

Không châm sâu ở người có thai.
 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây