Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


CHIẾU HẢI

.

.

CHIẾU HẢI ( Zhàohai). Huyệt thứ 6 thuộc Thận kinh. Tên gọi Chiếu ( có nghĩa là ánh nắng mặt trời hay sự sáng rực rỡ); Hải ( có nghĩa là biển, ở đây nói đến một lỗ hõm lớn). Nếu một người ngồi xếp hai bàn chân, khoanh lại với nhau cùng trên một mặt phẳng, một chỗ hõm xuất hiện ở dưới mắt cá chân trong. Đồng thời huyệt này cũng có tác dụng trong việc chữa trị về sự rối loạn của mắt. Do đó có tên là Chiếu hải

CHIẾU HẢI

( Huyệt giao hội của kinh Thiếu âm thận với mạch Âm kiểu)

Vị trí: - Ở dưới mắt cá trong chân 1 tấc (Giáp ất, Loại kinh)

- Lấy ở chỗ lõm thẳng mỏm cao nhất của mắt cá trong xuống 1 tấc (Sờ tìm rãnh của gân cơ cẳng chân sau và cơ gấp dài các ngón chân thẳng dưới mắt cá trong chân 1 tấc, huyệt ở chỗ lõm giữa hai gân cơ này. Bảo người bệnh gấp duỗi và nghiêng bàn chân vào trong để xác định gân cơ)

Giải phẫu: Dưới da là khe giữa gân cơ cẳng chân sau và gân cơ gấp dài các ngón chân, sau mỏm chân đế gót của xương gót. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Đau sưng mắt cá trong.

     - Theo kinh: Kinh nguyệt không đều, táo bón, đau bụng do thoát vị, ngứa sinh dục ngoài, khô họng.

Cách châm cứu: Châm 0,2-0,3 tấc. Cưú 5-10 phút.

Chú ý: Kết hợp với Cự khuyết, Nội quan, Phong long chữa động kinh.

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây