Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


ĐẠI NGHÊNH

.

.

ĐẠI NGHÊNH ( DàyYing - Ta Ing). Huyệt thứ 5 thuộc Vị kinh ( S 5). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn); Nghênh ( có nghĩa là chờ vật ngoài tới mà ngửa mặt ra đón lấy). Xương phía trước xương hàm, giải phẫu cổ đại gọi là " Đại cốt nghênh", huyệt này nằm ở phía trước góc xương hàm dưới của Nghênh cốt, cho nên có tên là Đại nghênh

ĐẠI NGHÊNH

Vị trí: - Ở trước xương quai hàm 1,3 tấc, trong chỗ lõm của xương, có động mạch (Giáp ất, Loại kinh, Đại thành)

Bảo người bệnh cắn chặt răng cho cơ cắn rõ, sờ tìm bờ trước cơ cắn, lấy huyệt ở bờ trước cơ và trên bờ dưới xương hàm dưới một ngang ngón tay, ngay trên rãnh động mạch mặt.

Giải phẫu: Dưới da là bờ dưới cơ cười, cơ mút, sát bờ trước cơ cắn. Rãnh động mạch mặt của xương hàm dưới. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số VII và số V. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Liệt mặt, sưng má, đau răng.

Cách châm cứu: Mũi kim hướng về huyệt Giáp xa sâu 0,3-0,5 tấc. Cứu 10-20 phút.

Chú ý: Tránh châm vào động mạch. Không cứu thành sẹo.

 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây