Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


ĐẠI TRỮ

.

.

ĐẠI TRỮ ( Dàzhù - Ta Tchou). Huyệt thứ 11 thuộc Bàng quang kinh ( B 11). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, lớn); Trữ ( có nghĩa là cửa chớp). Nói đến đốt sống ngực đầu tiên mà vào thời kỳ xưa theo giải phẫu được gọi là Trữ cốt ( xương cửa chớp). Huyệt này nằm ở cuối phía bên xương cửa chớp. Do đó mà có tên là Đại trữ ( Cửa chớp lớn).

ĐẠI TR

( Huyệt Hội của xương, Biệt lạc của mạch Đốc, huyệt Hội của kinh Thái dương ở chân tay, với Thiếu dương ở chân tay)

Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 1, ngang ra 1,5 tấc

(Gíap ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 1 & đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trám (cơ thoi), cơ răng bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ đầu dài, cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang-sườn rồi vào phổi.Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, dây thần kinh sống lưng và dây thần kinh gian sườn 1.Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Cứng cổ gáy, đau nhức vai.

     - Theo kinh: Đau đầu.

        - Toàn thân: Cảm phong hàn, ho, sốt không có mồ hôi, nhức xương.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.
 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây