Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


DƯƠNG KHÊ

.

.

DƯƠNG KHÊ ( Yáng xì). Huyệt thứ 5 thuộc Đại trưởng kinh ( LI 5). Tên gọi: Dương ( có nghĩa là nói đến kinh dương, đại biểu bên ngoài); Khê ( có nghĩa là khe, dòng nước chảy ra ở giữa hai ngọn đồi. Khê cũng có nghĩa nói đến một bộ phận của cơ thể nơi có ít bắp thịt. Khi ngón cái được vểnh đứng lên, huyệt sẽ nằm trong chỗ hõm trên mặt bên ngoài của cổ tay, như thế hình tượng huyệt như ở trong một dòng suối ở giữa hai ngọn đồi. Do đó mà có tên là Dương khê

DƯƠNG KHÊ

( Huyệt Kinh thuộc Hỏa)

Vị trí: - Ở trong chỗ lõm ở cổ tay, giữa hai đường gân ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Úp bàn tay và hơi nghiêng bàn tay về phía ngón cái, cho hiện rõ hố lào ở giữa gân cơ ruỗi và dạng ngón cái, trong có gân cơ ruỗi dài ngón tay cái, gân cơ quay 1.

Giải phẫu: Dưới da là đầu mỏm trâm quay, bờ trên xương thuyền, ngoài có gân cơ dạng dài và gân cơ ruỗi ngắn ngón tay cái, trong có gân cơ ruỗi dài ngón tay cái, gân cơ quay 1. Thần kinh vận động cơ do các nhánh thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Đau cổ tay.

     -Theo kinh: Đau nhức khớp khuỷu, khớp vai, cẳng tay, cánh tay, đau họng, đau răng, đau mắt đỏ, ù tai, điếc tai.

     -Toàn thân: Sốt cao, ngực đày tức, khó thở, phát cuồng, đau đầu.

Cách châm cứu: Châm thẳng, luồn kim vào khe xương, sâu 0,3-0,4 tấc. Cứu 10-15 phút.

Chú ý: Kết hợp với Liệt khuyết , để chữa sưng , đau cổ tay.
 

 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây