Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


Ế PHONG

.

.

Ế PHONG ( Yì fèng - I fong). Huyệt thứ 17 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 17). Tên gọi: É ( có nghĩa là cái quạt làm bằng lông gà, người ta tượng trưng giống hình loa tai. Phong ( có nghĩa là gió). Ở đây hàm ý tiếng ồn được gây ra bởi gió. Huyệt nằm ở chỗ hõm sau tai, một nơi được che chở khỏi gió, chủ yếu trị được chứng ù tai, lùng bùng tai như gió thổi vào tai. Do đó mà có tên là Ế phong

Ế PHONG

( Hội của kinh Thiếu dương ở tay và chân)

Vị trí: - Chỗ lõm ở góc nhọn sau tai (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở chỗ lõm sau mỏm nhọn nhất của dái tai, sát bờ trước cơ ức-đòn-chũm, sau góc xương hàm dưới, ấn vào trong tai thấy đau.

Giải phẫu: Dưới da là trước bờ trước cơ ức-đòn-chũm, cơ trâm hầu, trâm móng, trâm lưỡi và cơ hai thân, trên các cơ bậc thang. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh dây thần kinh sọ não số IX và XII, nhánh của dây cổ 3,4 và 5. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: ù điếc tai, nặng tai, quai bị, liệt mặt.

Cách châm cưú: Châm 0,3-0,5 tấc, kim chếch lên trên và vào trong, nếu châm cho người điếc có thể sâu1-1,5 tấc cho người lớn. Cứu 3-5 phút.

Chú ý: Châm đắc khí thấy căng, tức tại chỗ, hoặc căng tức vào trong tai.

Khi cứu không được gây bỏng.

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây