Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


HÃM CỐC

.

.

HÃM CỐC ( Xiàngu - Sienn Kou). Huyệt thứ 43 thuộc Vị kinh ( S 43). Tên gọi: Hãm ( có nghĩa là chìm, hõm xuống); Cốc ( có nghĩa là hang, núi có chỗ hõm vào). Huyệt nằm trong chỗ hõm giữa các xương. Ở đây được ví như nó với thung lũng giữa các ngọn núi. Thường để chữa các chứng sình bụng, khí hư hạ hãm, nên có tên là Hãm cốc ( Thung lũng chìm).

HÃM CỐC

(Huyệt Du thuộc Mộc)

Vị trí: - Ở phía ngoài ngón chân cái và ngón thứ 2 chỗ lõm sau đốt thứ nhất. Sau Nội đình 2 tấc (Đại thành, Tuần kinh).

Sờ tim vành cung nối thân với đầu trước xương bàn chân 2, Huyệt ở ngang chỗ nối này, trong khe của xương bàn chân 2 và 3.

Giải phẫu: Dưới da là khe giữa các gân duỗi các ngón 2 và 3 của cơ duỗi dài và cơ duỗi ngắn các ngón chân, cơ gian cốt mu chân 2, khe giữa xương bàn chân 2 và 3. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày trước và nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Đau sưng bàn chân.

     - Theo kinh: Đau bụng, sôi bụng, đau mắt.

     - Toàn thân: Sốt không có mồ hôi.

Cách châm cứu: châm 0,3-0,8 tấc. Cứu 5-10 phút.
 

 

 

 

 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây