Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


HIỆP BẠCH

.

.

HIỆP BẠCH ( Xiá Bái - Sie Po). Huyệt thứ 4 thuộc Phế kinh ( L 4). Tên gọi: Hiệp ( có nghĩa là nén, bóp, ấn, bấm); Bạch ( có nghĩa là trắng. Trắng tượng trưng cho Phế kim. Hiệp bạch vào thời xưa khi định vị trí của huyệt này, người ta thường dùng mực đen bôi cả vào hai đầu vú, rồi ấn tay vào vú, nhờ đó đánh dấu vị trí của huyệt lên trên mặt giữa của cánh tay. Huyệt này nằm ở bờ trong cánh tay trên, dọc theo hai bên phế, Theo ngũ hành Phế sắc trắng, vị trí của huyệt ở hai bên nó, huyệt theo thuyết ngũ hành, ngũ sắc mà có tên Hiệp bạch ( ấn trắng).

HIỆP BẠCH

Vị trí: - Ở dươi huyệt Thiên phù, trên khủyu tay 5 tấc, trong động mạch (Giáp ất, Đồng Nhân, Phát huy, Đại thành).

Lấy ở điểm gặp nhau của bờ ngoài cơ hai đầu cánh tay, với đường ngang dưới đầu nếp nách trước 4 tấc và trên khớp khủyu 5 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là bờ ngoài cơ hai đầu cánh tay, cơ cánh tay trước và bờ ngoài xương cánh tay.Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh cơ- da. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đọan thần kinh C5.

Tác dụng:
     - Tại chỗ:
Đau phía trước ngoài cánh tay.

     - Theo kinh: Ho tức ngực.

     - Toàn thân: Chảy máu mũi.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 10-20 phút.

 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây