Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


HUYỀN CHUNG

.

.

HUYỀN CHUNG ( Xuánzhòng - Juégu - Siuann Tchong ). Huyệt thứ 39 thuộc Đởm kinh ( G 39). Tên gọi: Huyền ( có nghĩa là treo lơ lững); Chung ( có nghĩa là chuông nhỏ). Vào thời xưa, con người ta nhất là đối với trẻ con thường mang một cái vòng có chuông nhỏ như lục lạc, rung len ken quanh mắt cá ngang ở huyệt này, nên có tên là Huyền chung. Huyệt này còn có tên là Tuyệt cốt. Tuyệt ( có nghĩa là đoạn cuối cùng); Cốt (có nghĩa là xương) Huyệt ở trong chỗ hõm được tạo thành bởi đường viền phía sau xương mác bên dài, nếu trượt nhẹ ngón tay lên dọc theo xương từ mắt cá ngoài, huyệt này nằm trong chỗ hõm đó, khi xương biến mất vào các mô mềm, do đó mà có tên Tuyệt cốt ( đoạn dưới của xương).

HUYỀN CHUNG

( Huyệt Hội của Tủy, huyệt Lạc của 3 kinh Dương ở chân)

Vị trí: - Ở trên mắt cá ngoài chân 3 tấc, chỗ động mạch (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở trên mắt cá ngoài chân sát bờ trước xương mác, ấn vào thấy ê tức.

Giải phẫu: Dưới da là khe giữa cơ mác bên ngắn với bờ trước xương mác. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cơ-da. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Đau cẳng chân.

     - Theo kinh: Đau khớp gối, đau lưng, liệt nửa người, vẹo cổ, đau họng, chảy máu mũi.

     - Toàn thân: Nóng bụng, không muốn ăn, nhức trong xương.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-10 phút.
 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây