Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


KHÚC TRẠCH

.

.

KHÚC TRẠCH ( Qùzé - Tsiou Tsre). Huyệt thứ 3 thuộc Tâm bào kinh ( P 3). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là một cái gì đó cong, ở đây nói đến sự uốn cong của khuỷu tay); Trạch ( có nghĩa là đầm lầy, thường nó rộng và cạn hơn một cái ao) Huyệt thuộc Hợp Thủy của kinh thủ Quyết âm Tâm bào, thường được tượng trưng bởi nước. Khi định vị trí này khuỷu tay được gập cong lại. Do đó mà có tên Khúc trạch.

KHÚC TRẠCH

( Huyệt Hợp thuộc Thủy)

Vị trí: - Ở chỗ lõm phía trong khủyu tay, trên nếp gấp khủyu tay, phía trong gân cơ lớn, chỗ có mạch đập (Đại thành, Tuần kinh)

- Lấy ở trên nếp gấp khớp khuỷu tay, sát bờ trong gân cơ hai đầu cánh tay (hơi co khuỷu tay cho rõ gân)

Giải phẫu: Dưới da là bờ trong gân cơ hai đầu cánh tay, cơ cánh tay trước, bờ trên cơ sấp tròn, khe khớp khuỷu. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ- da và dây thần kinh giữa. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1 hay C6.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Đau sưng khuỷu tay.

     - Theo kinh: Đau cẳng tay, cánh tay, đau vùng tim.

     - Toàn thân: Mồm khô, phiền táo, chỉ ra mồ hôi ở đầu, nôn do cảm hàn hay thai nghén, thổ tả.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,7 tấc. Cứu 5-10 phút.
 

 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây