Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


Thuốc HAY thay MẬT GẤU: CÂU ĐẰNG

.

.

Góp phần thực hiện Nghị định số 32 của Chính phủ và Quyết định số 95 của Bộ NN-PTNT về việc cấm săn bắt, bắt giữ nuôi gấu trái phép, buôn bán các sản phẩm từ gấu, bao gồm cả mật gấu cũng như thực thi công ước CITES.
Báo Kiến thức gia đình phối hợp cùng Trung ương Hội Đông y Việt Nam và Tổ chức Động vật Châu Á giới thiệu tới bạn đọc các cây thuốc, vị thuốc thay thế mật gấu, từ đó góp phần chung tay chấm dứt việc sử dụng mật gấu trong Đông y tại Việt Nam.


CÂU ĐẰNG
 Câu đằng, Vuốt lá mỏ, Uncaria rhynchophylla (Miq.) Jacks; họ Cà phê – Rubiaceae.
 
Mô tả: Cây leo có mấu, dài 6 – 10m. Lá có phiến xoan thon, to vào cỡ 6 x 0,5cm, mặt trên bóng, mặt dưới mốc, gân phụ 4-6 cặp, lồi 2 mặt, cuống 5 – 6mm. Hoa tập hợp thành dạng đầu ở ngọn nhánh, to 8 -10mm; lá đài 5; cánh hoa 5, màu vàng hay màu trắng.
Bộ phận dùng:  Đoạn cành với hai gai móc câu – Ramulus Uncariaecum Uncis; thường gọi là Câu đằng.
Nơi sống và thu hái: cây mọc hoang ở rừng, dọc đường đi vùng núi cao ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng. Thu hái vào tháng 7 - 9, cắt cả dây về, chọn các mấu có móc câu, đốt có 1 hoặc 2 móc câu, loại 2 móc câu tốt hơn. Chặt thành từng đoạn dài khoảng 2 cm, phía trên chặt sát móc câu, phơi nắng hoặc sấy thật khô.
Thành phần hóa học: Thân và rễ có chứa alcaloid, trong đó có hoạt chất chính Rhynchophyllin  và Isorhynchophyllin.
Tính vị qui kinh: Vị ngọt, tính hàn. Vào các kinh: Can, Tâm bào.
Tác dụng: Thanh nhiệt, bình can, trấn kinh, phát chẩn, thấu biểu.
Công dụng: Chữa trẻ em kinh giật, chân tay co quắp, chữa huyễn vựng ( tăng huyết áp), nhức đầu, hoa mắt, trẻ em sốt cao co giật, kinh giản, làm cho ban sởi phát ra.
Liều lượng và cách dùng: Ngày dùng 1 2 - 15g, dạng thuốc sắc.
 

Nguồn tin: Báo Kiến thức gia đình số 32 (857)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây