Thuốc HAY thay MẬT GẤU: NGHỂ RĂM
- Thứ sáu - 30/05/2014 10:43
- In ra
- Đóng cửa sổ này
.
Báo Kiến thức gia đình phối hợp cùng Trung ương Hội Đông y Việt Nam và Tổ chức Động vật Châu Á giới thiệu tới bạn đọc các cây thuốc, vị thuốc thay thế mật gấu, từ đó góp phần chung tay chấm dứt việc sử dụng mật gấu trong Đông y tại Việt Nam.
Nghể răm – Polygonum hyd-ropiper L., thuộc họ Rau răm – Polygonaceae.
Mô tả: Cây thảo mọc hàng năm, cao 30 – 60cm, có thân phân nhánh, thường nhuốm màu đỏ, ở phía trên các điểm phân nhánh thường phình lên. Lá hình ngọn giáo, nhẵn có những điểm tuyến trong suốt; mép lá nguyên; cuống lá ngắn. Hoa tập hợp thành bông thưa ở ngọn nhánh và ở nách các lá gần ngọn, thường mọc nghiêng. Hoa nhỏ 2 -4mm, màu lục hoặc đỏ hồng, hình phễu, có những điểm trong suốt. Quả bế hình tam giác bầu dục, đôi khi có 3 góc tròn.
Mùa hoa quả tháng 7 – 9.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở những chỗ ẩm thấp, dọc kênh rạch, ao hồ, bờ ruộng vào các tháng 1,3,5,6. Thu hái toàn cây khi cây đang ra hoa, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm.
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Thành phần hóa học: trong cây có một acid kết tinh có màu gọi là Acid polygonic còn có acid gallic, một tinh dầu màu vàng trong, mùi cay, vị nóng ( trong đó có tadaconal và polygodiol), một glucosid anthraquinonic được xem như là hoạt chất, một chất màu vàng kết tinh, còn có một alcaloid đắng, có các flavonoid trong đó có quercerin, hyperin, rhamnazin, isorhamnetin. Hạt cũng chứa acid polygonic, tanin và tinh dầu.
Tính vị, qui kinh: Mùi cay, vị nóng. Vào các kinh: Tâm, Thận.
Tác dụng: Tán ứ, chỉ thống, giải độc tiêu thũng, sát trùng chỉ dưỡng.
Công dụng: Chữa tụ máu do chấn thương, phong thấp đau nhức xương khớp, thủy thũng; phình dãn tĩnh mạch, vết thương chảy máu, xuất huyết dạ dày, trĩ hậu môn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8-12g, dạng thuốc sắc, dùng ngoài tùy lượng lấy cây tươi giã đắp hay nấu nước tắm rửa.
.
Nghể răm – Polygonum hyd-ropiper L., thuộc họ Rau răm – Polygonaceae.
Mô tả: Cây thảo mọc hàng năm, cao 30 – 60cm, có thân phân nhánh, thường nhuốm màu đỏ, ở phía trên các điểm phân nhánh thường phình lên. Lá hình ngọn giáo, nhẵn có những điểm tuyến trong suốt; mép lá nguyên; cuống lá ngắn. Hoa tập hợp thành bông thưa ở ngọn nhánh và ở nách các lá gần ngọn, thường mọc nghiêng. Hoa nhỏ 2 -4mm, màu lục hoặc đỏ hồng, hình phễu, có những điểm trong suốt. Quả bế hình tam giác bầu dục, đôi khi có 3 góc tròn.
Mùa hoa quả tháng 7 – 9.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở những chỗ ẩm thấp, dọc kênh rạch, ao hồ, bờ ruộng vào các tháng 1,3,5,6. Thu hái toàn cây khi cây đang ra hoa, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm.
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Thành phần hóa học: trong cây có một acid kết tinh có màu gọi là Acid polygonic còn có acid gallic, một tinh dầu màu vàng trong, mùi cay, vị nóng ( trong đó có tadaconal và polygodiol), một glucosid anthraquinonic được xem như là hoạt chất, một chất màu vàng kết tinh, còn có một alcaloid đắng, có các flavonoid trong đó có quercerin, hyperin, rhamnazin, isorhamnetin. Hạt cũng chứa acid polygonic, tanin và tinh dầu.
Tính vị, qui kinh: Mùi cay, vị nóng. Vào các kinh: Tâm, Thận.
Tác dụng: Tán ứ, chỉ thống, giải độc tiêu thũng, sát trùng chỉ dưỡng.
Công dụng: Chữa tụ máu do chấn thương, phong thấp đau nhức xương khớp, thủy thũng; phình dãn tĩnh mạch, vết thương chảy máu, xuất huyết dạ dày, trĩ hậu môn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8-12g, dạng thuốc sắc, dùng ngoài tùy lượng lấy cây tươi giã đắp hay nấu nước tắm rửa.
.