Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


Thuốc HAY thay MẬT GẤU: VANG

.

.

Góp phần thực hiện Nghị định số 32 của Chính phủ và Quyết định số 95 của Bộ NN-PTNT về việc cấm săn bắt, bắt giữ nuôi gấu trái phép, buôn bán các sản phẩm từ gấu, bao gồm cả mật gấu cũng như thực thi công ước CITES.
    

Báo Kiến thức gia đình phối hợp cùng Trung ương Hội Đông y Việt Nam và Tổ chức Động vật Châu Á giới thiệu tới bạn đọc các cây thuốc, vị thuốc thay thế mật gấu, từ đó góp phần chung tay chấm dứt việc sử dụng mật gấu trong Đông y tại Việt Nam.



VANG ( Tô mộc)  Caesalpinia sappan L.
     Mô tả: Cây gỗ cao 7 – 10m, thân có gai. Cành có gai hình nón ngắn. Lá rộng, kép 2 lần lông chim, cuống lá mang 9 đôi cuống lá phụ, mỗi đôi lại mang 12 đôi lá chét hoặc hơn, có gân chính chéo, lá kèm biến đổi thành gai hình nón. Hoa mọc thành chùy rộng ở ngọn, gồm nhiều chùm có lông màu gỉ sắt. Quả hóa gỗ, có sừng ở đầu, chứa 4 hạt dẹt.
Ra hoa tháng 4-6, quả 7-9.
     Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở nhiều nơi; cũng được trồng nhiều để làm thuốc, trồng bằng hạt. Thu hái vào mùa thu – đông chủ yếu lấy lõi gỗ chẻ nhỏ, phơi khô.
     Bộ phận dùng: Thân gỗ gọi là Tô mộc.
     Thành phần hóa học: Trong gỗ vang có tanin, acid gallic, sappanin, brasilin, tinh dầu. Có tới 2% brasilin, đó là một hợp chất màu vàng nhuộm đỏ carmin trong môi trường kiềm, oxy hóa thành brasilein màu đỏ sẫm. Trong tinh dầu có –I-phellandrene, ocimene.
     Tính vị, qui kinh: Vị ngọt, mặn, tính bình; Vào các kinh: Tâm, Can, Tỳ.
     Tác dụng: Hành huyết, phá ứ, tiêu thũng, chỉ thống.
     Công dụng: Chữa chấn thương ứ huyết, kinh nguyệt bế, sản hậu, ứ huyết, bụng trướng đau, kiết lỵ. Dùng ngoài dạng nước sắc rửa vết thương. Là loại thuốc cầm máu thích hợp dùng cho phụ nữ sau khi sinh máu ra quá nhiều.
     Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 – 16g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.


Nguồn tin: Báo Kiến thức gia đình số 30 (856)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây