ĐỊNH NINH TÔI HỌC MẠCH - Mạch bệnh Ngoại cảm thương hàn
- Thứ năm - 03/04/2014 16:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
MẠCH BỆNH NGOẠI CẢM THƯƠNG HÀN
1. THƯƠNG PHONG
Mạch Phù thuộc Dương chứng là Phong làm thương Vệ khí.
Mạch Nhược thuộc Âm chứng là Phong là thương Vinh huyết.
Huyền Sác là Phong tà vào cả 6 kinh.
2. TRÚNG PHONG
- Mạch Phù Hoạt: Phong kiêm Đàm, nên trị Phong, trị Đàm.
- Trầm Hoạt: Khí, huyết, đàm, kết lại thành nhiệt nên trị nhiệt, không phải Phong chớ trị Phong.
- Phù Vi, Phù Hư hay Trầm Vi, Trầm Hư đều nên bồi dưỡng và trị đàm, cũng không nên đem thuốc phong mà trị.
Tóm lại bệnh trúng phong, hễ mạch Phù Trì thì tốt, nếu mạch Cấp Tật thì xấu.
Sách Tiệp Kính: bệnh trúng phong làm tê bại mà tạng Tỳ có mạch Hoãn là bệnh bất trị.
3. THƯƠNG THỬ
Mạch Hư là cảm nắng, cảm nắng thì háo khí, mệt nhọc, nóng ráo phiền khát, gọi là bệnh “hư phiền”.
Nếu mạch Hư mà Vi Nhược hay Phù Đại mà Tán hay Vi Nhược mà ẩn phục cũng là loai hư phiền cả.
4. THƯƠNG NHIỆT
Mạch Phù Hoạt hay Trầm Sáp: cả Âm và Dương đều nhiệt cực. Nhiệt cực thì phải thanh lương mà phát hãn để giải nhiệt
Nếu phát hãn giải nhiệt rồi mà mạch vẫn còn táo đại cấp bách tức nhiệt quá nặng, bệnh ấy rất nguy.
Nếu đã 7 – 8 ngày rồi dù mạch không táo đại cấp bách mà mạch cứ Sáp Tiểu cũng rất nguy.
5. THƯƠNG ÔN (Cảm khí ôn ấm không phải khí nóng )
Bệnh ôn không có mạch danh, xét kỹ thất bệnh ở tạng phủ nào mà trị. Tuy nhiên, mạch cương cấp thì sống mà hư hoãn thì chết.
Trị bệnh ôn cũng phải thanh ôn phát hãn.
Đã phát hãn rồi, bệnh không rút bớt, mạch vẫn cương cấp là nguy.
6. THƯƠNG THẤP (Cảm khí ẩm ướt)
- Mạch Nhu Hoãn : Bệnh cảm thấp. Có khi Nhu Hoãn còn kiêm cả Sáp Tiểu.
- Trầm Hoãn: Bệnh đã nhập lý.
- Phù Hoãn: Bệnh còn ở biểu.
Huyền Hoãn kiêm Phù Hoãn là cả phong và thấp tranh nhau, đánh đau trong xương thịt (xem bài “bệnh thấp” số 26 mục nội thương).
7. THƯƠNG TÁO (Cảm khí khô ráo)
- Mạch Sáp: chủ bệnh táo.
- Phù Huyền: Phong táo.
- Khổng Hư: Huyết táo.
8. THƯƠNG HOẢ (Cảm lửa)
Hoả có hư hoả, thực hoả.
- Mạch Sác: chủ bệnh hoả.
- Hồng, Phù, Sác vô lực: Hư Hoả.
- Trầm, Thực, Đại hữu lực: thực hoả.
Hồng Sác ở bộ mạch nào là hoả ở tạng ấy. Như Hồng Sác ở tả thốn là Tâm hoả, ở hữu thốn là Phế hoả, ở Tả quan là Can hoả, ở hữu quan là Tỳ hoả, ở 2 bộ Xích là Mệnh môn hoả.
- Tế Sác: Khó trị
9. MẠCH THƯƠNG HÀN
(Chữ Thương Hàn, ngoài nghĩa Thương hàn còn có nghĩa là ngoại cảm, thương, trúng nhiều tà khí khác nữa. Thương hàn không phải là bệnh Fìevre Typhoide Tây y)
Mạch bệnh thương hàn chia ra Dương mạch – Âm mạch.
Dương mạch 5: Đại, Phù, Sác, Hoạt, Động.
Âm mạch 5: Trầm. Sáp, Huyền, Vi, Nhược.
Khí tà ở Biểu, thấy Dương mạch; khí tà ở Lý, thấy Âm mạch là đúng lý rõ rất ràng.
Bệnh thuộc Âm kinh mà thấy Dương mạch thì sống, vì tà ở Lý ra Biểu muốn được phát hãn để khỏi bệnh. Ví dụ: Bệnh thuộc kinh Quyết âm trúng phong mà có mạch hơi Phù (Dương mạch) là bệnh có phần muốn khỏi. Nếu không Phù là chưa khỏi.
Bệnh thuộc Dương kinh mà thấy Âm mạch thì nguy, vì Tà ở Biểu vào (nhập) Lý là Tà khí thắng mà Chính khí bị suy, bị hãm. Ví dụ: Bệnh thuộc kinh Thiếu dương thiềm ngữ (nói nhảm) mà mạch lại Trầm (Âm mạch) là nguy.
Sách Hoạt Nhân: “Mạch bá chứng với mạch thương hàn khác nhau, nhưng thực ra giống nhau, vì trong khí thương hàn có kiêm bá chứng mà trong khí bá chứng cũng có kiêm thương hàn. Vậy thì dù thương hàn hay bá chứng cũng chỉ trong một mạch lý “Âm và Dương” mà thôi”. Ta nên nhớ câu này nắm lòng.
Xem mạch thương hàn chia 3 hậu: Phù – Trung - Trầm .
1 . PHÙ ÁN: Hậu thứ nhất xét mạch ở Biểu phận xem Hư hay Thực mà trước hết phải xem mạch Nhân nghinh (Nhân nghinh là Dương mạch ở tay trái) và xem truyền kinh biến chứng ở kinh nào cho rành rẽ.
- Mạch Phù ở Tả Xích và Tả Thốn ứng với kinh Thái dương biểu chứng ( Bàng quang kinh và Tiểu trường kinh)
- Phù Khẩn Sác: Thương hàn.
- Phù Sác: Lên cơn nóng rất dữ. Mạch cả Xích và Thốn đều Phù mà hữu lực, hữu thần, nên cho phát hãn. Nếu mạch Trì không thể cho phát hãn được.
- Phù Hoãn: Thương phong.
- Phù Đại hữu lực là nhiệt rõ ràng.
- Phù Trường Đại: Thái dương và Dương minh hợp bệnh.
- Phù Huyền Đại: Bệnh ở Thiếu dương.
2 . TRUNG ÁN: Hậu thứ hai xét bệnh ở bán biểu bán lý Xích Thốn đều:
- Trường: Bệnh ở Dương minh.
- Phù Trường hữu lực: Bệnh ở Dương minh kiêm Thái dương (phép trị nếu không có mồ hôi, nên cho hãn).
- Trường Sác hữu lực: Bệnh nhiệt.
- Trường Đại hữu lực: Nhiệt gia tăng.
- Trường Hoạt Thực Đại: Cũng là nhiệt gia tăng đều nên cho thanh nhiệt thông lợi.
- Huyền: bệnh ở Dương minh kiêm Thiếu dương. Nói chung:hễ thấy mạch Huyền chỉ nên cho hoà giải.
- Phù Huyền mà kiêm biểu chứng, cứ cho phát hãn là khỏi.
- Phù mà TrầmTiểu Vi đều là nội tạng hư hàn nên ôn tán.
- Huyền Đại, Huyền Trường Hoạt: Nhiệt nhiều nên thanh giải.
3. TRẦM ÁN: Hậu thứ ba xét mạch ở Lý phận, xem Hư hay Thực.
- Trầm Tế: Bệnh ở Thái âm.
- Trầm Vi: Bệnh ở Thiếu âm.
- Trầm Hoãn, Trầm Trì: Bệnh ở Quyết âm.
Như vậy :
- Mạch Trầm Vi, Trầm Tế, Trầm Trì, Trầm Phục mà vô lực tức là vô Thần. Bệnh này “âm thịnh, dương suy” nên gấp cho thuốc hồi dương sinh mạch.
- Trầm Tật, Trầm Hoạt, Trầm Thực mà hữu lực, tức là hữu Thần. Bệnh này “dương thịnh, âm suy” nên gấp cho thuốc dưỡng âm để thoái dương.
- Bệnh thương hàn khi “trầm án” quan trọng hơn khi phù án và trung án, vì Trầm là bệnh đã vào âm kinh.
- Xem mạch Âm kinh để quyết đoán bệnh ấy “âm hay dương - nhiệt hay hàn” rồi mới định thuốc cho uống. Trong lúc Trầm án ấy, bệnh nhân sống hay chết, trông nhờ vào tay người thầy thuốc, nếu sai một ly đi một dặm.
Bởi vậy, việc xem mạch thương hàn, khi trầm án cần phải tính kỹ chớ hấp tấp vội vàng. Nên nhớ “mạch hữu lực, hữu Thần thì được mà vô lực, vô Thần thì khó trị lắm”.
10. TRÚNG HÀN
- Mạch Khẩn Sáp: cả Âm và Dương đểu khẩn hàn.
- Thượng tiêu ụa mửa là Dương khẩn hàn.
- Hạ tiêu ụa mửa là Âm khẩn hàn.
Vậy là trên dưới đều hàn. Đã hản thì phải bảo tồn Dương khí.
Nếu bệnh này lại tự xuất mồ hôi (tự hãn) là Dương thoát rất nguy. Cho nên” hễ đã trúng hàn mà không có mồ hôi thì sống”.
Mạch Phù thuộc Dương chứng là Phong làm thương Vệ khí.
Mạch Nhược thuộc Âm chứng là Phong là thương Vinh huyết.
Huyền Sác là Phong tà vào cả 6 kinh.
2. TRÚNG PHONG
- Mạch Phù Hoạt: Phong kiêm Đàm, nên trị Phong, trị Đàm.
- Trầm Hoạt: Khí, huyết, đàm, kết lại thành nhiệt nên trị nhiệt, không phải Phong chớ trị Phong.
- Phù Vi, Phù Hư hay Trầm Vi, Trầm Hư đều nên bồi dưỡng và trị đàm, cũng không nên đem thuốc phong mà trị.
Tóm lại bệnh trúng phong, hễ mạch Phù Trì thì tốt, nếu mạch Cấp Tật thì xấu.
Sách Tiệp Kính: bệnh trúng phong làm tê bại mà tạng Tỳ có mạch Hoãn là bệnh bất trị.
3. THƯƠNG THỬ
Mạch Hư là cảm nắng, cảm nắng thì háo khí, mệt nhọc, nóng ráo phiền khát, gọi là bệnh “hư phiền”.
Nếu mạch Hư mà Vi Nhược hay Phù Đại mà Tán hay Vi Nhược mà ẩn phục cũng là loai hư phiền cả.
4. THƯƠNG NHIỆT
Mạch Phù Hoạt hay Trầm Sáp: cả Âm và Dương đều nhiệt cực. Nhiệt cực thì phải thanh lương mà phát hãn để giải nhiệt
Nếu phát hãn giải nhiệt rồi mà mạch vẫn còn táo đại cấp bách tức nhiệt quá nặng, bệnh ấy rất nguy.
Nếu đã 7 – 8 ngày rồi dù mạch không táo đại cấp bách mà mạch cứ Sáp Tiểu cũng rất nguy.
5. THƯƠNG ÔN (Cảm khí ôn ấm không phải khí nóng )
Bệnh ôn không có mạch danh, xét kỹ thất bệnh ở tạng phủ nào mà trị. Tuy nhiên, mạch cương cấp thì sống mà hư hoãn thì chết.
Trị bệnh ôn cũng phải thanh ôn phát hãn.
Đã phát hãn rồi, bệnh không rút bớt, mạch vẫn cương cấp là nguy.
6. THƯƠNG THẤP (Cảm khí ẩm ướt)
- Mạch Nhu Hoãn : Bệnh cảm thấp. Có khi Nhu Hoãn còn kiêm cả Sáp Tiểu.
- Trầm Hoãn: Bệnh đã nhập lý.
- Phù Hoãn: Bệnh còn ở biểu.
Huyền Hoãn kiêm Phù Hoãn là cả phong và thấp tranh nhau, đánh đau trong xương thịt (xem bài “bệnh thấp” số 26 mục nội thương).
7. THƯƠNG TÁO (Cảm khí khô ráo)
- Mạch Sáp: chủ bệnh táo.
- Phù Huyền: Phong táo.
- Khổng Hư: Huyết táo.
8. THƯƠNG HOẢ (Cảm lửa)
Hoả có hư hoả, thực hoả.
- Mạch Sác: chủ bệnh hoả.
- Hồng, Phù, Sác vô lực: Hư Hoả.
- Trầm, Thực, Đại hữu lực: thực hoả.
Hồng Sác ở bộ mạch nào là hoả ở tạng ấy. Như Hồng Sác ở tả thốn là Tâm hoả, ở hữu thốn là Phế hoả, ở Tả quan là Can hoả, ở hữu quan là Tỳ hoả, ở 2 bộ Xích là Mệnh môn hoả.
- Tế Sác: Khó trị
9. MẠCH THƯƠNG HÀN
(Chữ Thương Hàn, ngoài nghĩa Thương hàn còn có nghĩa là ngoại cảm, thương, trúng nhiều tà khí khác nữa. Thương hàn không phải là bệnh Fìevre Typhoide Tây y)
Mạch bệnh thương hàn chia ra Dương mạch – Âm mạch.
Dương mạch 5: Đại, Phù, Sác, Hoạt, Động.
Âm mạch 5: Trầm. Sáp, Huyền, Vi, Nhược.
Khí tà ở Biểu, thấy Dương mạch; khí tà ở Lý, thấy Âm mạch là đúng lý rõ rất ràng.
Bệnh thuộc Âm kinh mà thấy Dương mạch thì sống, vì tà ở Lý ra Biểu muốn được phát hãn để khỏi bệnh. Ví dụ: Bệnh thuộc kinh Quyết âm trúng phong mà có mạch hơi Phù (Dương mạch) là bệnh có phần muốn khỏi. Nếu không Phù là chưa khỏi.
Bệnh thuộc Dương kinh mà thấy Âm mạch thì nguy, vì Tà ở Biểu vào (nhập) Lý là Tà khí thắng mà Chính khí bị suy, bị hãm. Ví dụ: Bệnh thuộc kinh Thiếu dương thiềm ngữ (nói nhảm) mà mạch lại Trầm (Âm mạch) là nguy.
Sách Hoạt Nhân: “Mạch bá chứng với mạch thương hàn khác nhau, nhưng thực ra giống nhau, vì trong khí thương hàn có kiêm bá chứng mà trong khí bá chứng cũng có kiêm thương hàn. Vậy thì dù thương hàn hay bá chứng cũng chỉ trong một mạch lý “Âm và Dương” mà thôi”. Ta nên nhớ câu này nắm lòng.
Xem mạch thương hàn chia 3 hậu: Phù – Trung - Trầm .
1 . PHÙ ÁN: Hậu thứ nhất xét mạch ở Biểu phận xem Hư hay Thực mà trước hết phải xem mạch Nhân nghinh (Nhân nghinh là Dương mạch ở tay trái) và xem truyền kinh biến chứng ở kinh nào cho rành rẽ.
- Mạch Phù ở Tả Xích và Tả Thốn ứng với kinh Thái dương biểu chứng ( Bàng quang kinh và Tiểu trường kinh)
- Phù Khẩn Sác: Thương hàn.
- Phù Sác: Lên cơn nóng rất dữ. Mạch cả Xích và Thốn đều Phù mà hữu lực, hữu thần, nên cho phát hãn. Nếu mạch Trì không thể cho phát hãn được.
- Phù Hoãn: Thương phong.
- Phù Đại hữu lực là nhiệt rõ ràng.
- Phù Trường Đại: Thái dương và Dương minh hợp bệnh.
- Phù Huyền Đại: Bệnh ở Thiếu dương.
2 . TRUNG ÁN: Hậu thứ hai xét bệnh ở bán biểu bán lý Xích Thốn đều:
- Trường: Bệnh ở Dương minh.
- Phù Trường hữu lực: Bệnh ở Dương minh kiêm Thái dương (phép trị nếu không có mồ hôi, nên cho hãn).
- Trường Sác hữu lực: Bệnh nhiệt.
- Trường Đại hữu lực: Nhiệt gia tăng.
- Trường Hoạt Thực Đại: Cũng là nhiệt gia tăng đều nên cho thanh nhiệt thông lợi.
- Huyền: bệnh ở Dương minh kiêm Thiếu dương. Nói chung:hễ thấy mạch Huyền chỉ nên cho hoà giải.
- Phù Huyền mà kiêm biểu chứng, cứ cho phát hãn là khỏi.
- Phù mà TrầmTiểu Vi đều là nội tạng hư hàn nên ôn tán.
- Huyền Đại, Huyền Trường Hoạt: Nhiệt nhiều nên thanh giải.
3. TRẦM ÁN: Hậu thứ ba xét mạch ở Lý phận, xem Hư hay Thực.
- Trầm Tế: Bệnh ở Thái âm.
- Trầm Vi: Bệnh ở Thiếu âm.
- Trầm Hoãn, Trầm Trì: Bệnh ở Quyết âm.
Như vậy :
- Mạch Trầm Vi, Trầm Tế, Trầm Trì, Trầm Phục mà vô lực tức là vô Thần. Bệnh này “âm thịnh, dương suy” nên gấp cho thuốc hồi dương sinh mạch.
- Trầm Tật, Trầm Hoạt, Trầm Thực mà hữu lực, tức là hữu Thần. Bệnh này “dương thịnh, âm suy” nên gấp cho thuốc dưỡng âm để thoái dương.
- Bệnh thương hàn khi “trầm án” quan trọng hơn khi phù án và trung án, vì Trầm là bệnh đã vào âm kinh.
- Xem mạch Âm kinh để quyết đoán bệnh ấy “âm hay dương - nhiệt hay hàn” rồi mới định thuốc cho uống. Trong lúc Trầm án ấy, bệnh nhân sống hay chết, trông nhờ vào tay người thầy thuốc, nếu sai một ly đi một dặm.
Bởi vậy, việc xem mạch thương hàn, khi trầm án cần phải tính kỹ chớ hấp tấp vội vàng. Nên nhớ “mạch hữu lực, hữu Thần thì được mà vô lực, vô Thần thì khó trị lắm”.
10. TRÚNG HÀN
- Mạch Khẩn Sáp: cả Âm và Dương đểu khẩn hàn.
- Thượng tiêu ụa mửa là Dương khẩn hàn.
- Hạ tiêu ụa mửa là Âm khẩn hàn.
Vậy là trên dưới đều hàn. Đã hản thì phải bảo tồn Dương khí.
Nếu bệnh này lại tự xuất mồ hôi (tự hãn) là Dương thoát rất nguy. Cho nên” hễ đã trúng hàn mà không có mồ hôi thì sống”.