ĐỊNH NINH TÔI HỌC MẠCH - Mạch bệnh Nhi khoa
- Thứ hai - 07/04/2014 12:10
- In ra
- Đóng cửa sổ này
MẠCH BỆNH NHI KHOA
A. THIẾT MẠCH
Xem mạch ở trẻ em, theo tuổi mà xem có từng thời hạn:
- Từ lúc sơ sinh, đến 1 tuổi: xem mạch trán, đồng thời xm mạch Tam Quan.
- Từ 1 tuổi đến 3 tuổi: xem mạch Tam Quan.
- Từ 4 tuổi trở lên đến 10 tuổi: xem mạch Thốn Khẩu, nhưng ta để dọc 1 ngón tay xem chung cả ba bộ.
- Từ 10 tuổi trở lên xem mạch người lớn.
1. XEM MẠCH TRÁN (Ngạch)
Ta để nhẹ 3 ngón tay của ta vào giữa trán của đứa trẻ, trong khoảng từ chân tóc đến lông mi 3 ngón tay:
- Ngón trỏ (thực chỉ)
- Ngón giữa (trung chỉ)
- Ngón đeo nhẫn (vô danh chỉ)
Khi để 3 ngón tay vào trán đứa trẻ, hễ đầu đứa trẻ ở tay phải mẹ nó, ta để tay phải của ta; đầu đứa trẻ tay trái mẹ nó, ta để tay trái của ta.
- Cả 3 ngón tay đều nóng là đứa trẻ nghẹt mũi khó thở hay ho thuộc ngoại cảm phong hàn.
- Cả 3 ngón tay đều lạnh, là đứa trẻ ấm mình, ụa mửa, ỉa chảy, tạng hàn thuộc nội thương mà có ngoại cảm.
- Ngón trỏ nóng: trong bụng nóng.
- Ngón đeo nhẫn nóng: ăn bú không tiêu.
- Ngón trỏ nóng mà ngón giữa, ngón đeo nhẫn lạnh: từ ngực lên đều nóng, từ bụng xuống chân lạnh, tức “thượng nhiệt hạ hàn”.
- Ngón giữa, ngón đeo nhẫn đều nóng: dấu hiệu sẽ phát sài kinh.
2. XEM MẠCH HỔ KHẨU (Tam quan)
2.1. Giới thiệu mạch Hổ khẩu:
Hổ Khẩu: chỗ trũng giữa ngón cái và ngón trỏ giáp nhau, mở ra khép vào, tượng như hàm con hổ. Gọi “hổ khẩu”.
Hổ Khẩu thuộc kinh Thủ dương minh Đại Trường ở phía dưới huyệt Hợp cốc, là nơi phát xuất đường “chỉ” (chỉ tay: đường mao quản nổi lên) dẫn lên 3 đốt ở ngón trỏ.
1. Trong hạn tuổi từ sơ sinh đến 1 tuổi mới có chỉ tay, ngoài tuổi ấy không có nữa.
2. Khi đứa trẻ nào có bệnh mới có chỉ tay nổi lên mà xem. Lúc đứa trẻ khoẻ mạnh không bao giờ có chỉ tay.
3. Một ngón trỏ (cả 2 tay) có chỉ tay mà thôi, 4 ngón kia không bao giờ có.
Đường chỉ tay trong Tam Quan:
Mỗi đốt ngón trỏ là 1 quan, 3 đốt là tam quan.
Đường chỉ xuất hiện ấy là gân mạch tựa như sợi tơ đi trên thớ thịt, dưới làn da trong tam quan (3 cửa).
1. Đường chỉ ở đốt tay thứ nhất (giáp bàn tay) là Phong Quan, cái cửa phát bệnh bởi Phong.
2. Đường chỉ lên đến đốt thứ 2 (đốt giữa) là Khí Quan, cái cửa phát bệnh bởi Khí.
3. Đường chỉ lên đến đốt thứ 3 (đầu ngón tay) là Mệnh Quan, cái cửa phát bệnh có thể nguy đến tính mạng.
Vậy Tam Quan tính từ Hổ Khẩu đi lên là Phong Quan – Khí Quan – Mệnh Quan .
- Cách xem chỉ tay: Khi bắt đầu xem, bàn tay trái của ta đỡ và giữ lấy bàn tay đứa trẻ. Tay phải ta nhè nhẹ lấy ngón cái hay ngón trỏ vuốt ngón tay đứa trẻ thẳng ra, vuốt từ Hổ Khẩu vuốt ra, hễ có chỉ tay thấy ngay.
(Khi xem thường có những đứa trẻ la hét, phải giữ chặt lấy tay nó rồi ôn tồn vỗ về ngọt nhạt mà xem. Nếu tay nó dơ bẩn, phải lau sạch mà xem).
Nhớ rằng “nam tả nữ hữu”. Trai xem tay trái, gái xem tay mặt, vì tả thuộc dương nam, hữu thuộc âm nữ. Tuy phân chia cách xem nam tả nữ hữu như vậy, nhưng nam hay nữ đều có âm dương ở cả hai tay, ta cũng nên xem cả hai tay để biết tay trái ứng vào Tâm Can, tay phải ứng vào Tỳ Phế mà suy luận biến thông để tìm bệnh cho rộng hơn.
- Chỉ tay xuất hiện có màu sắc, có hình trạng khác nhau, mỗi màu sắc, mỗi hình trạng là mỗi bệnh. Hình nảy màu gì bệnh nhẹ, hình kia màu gì bệnh nặng, ta nên nhận xét tinh tường xác thật để quyết đoán bệnh căn.
- Màu sắc: Hồng, Vàng,Tía, Xanh, Đen, hoặc 1 màu hay kiêm hai ba màu thay đổi khác nhau, tuỳ theo bệnh nặng nhẹ khác nhau mà đổi thay. Ví dụ:
Màu vàng hồng mà hồng nhiều thành tía.
Hồng tía mà tía nhiều thành xanh
Tía xanh mà xanh nhiều thành đen.
Xanh đen đi đến thuần đen: loại bệnh bất trị.
2.2. Màu sắc chỉ tay bệnh sài kinh
Trẻ em nhiều đứa “thấy” vật lạ hay “nghe” tiếng động mạnh, thường hay giật mình hoảng sợ lên cơn sài kinh. Ta xem chỉ tay:
- Chỉ tay dù lớn, dù nhỏ, hay cong queo mà màu sắc xanh đậm, lên cơn sài kinh, là bởi trẻ nhìn thấy loài thú 4 chân, gọi Tứ túc kinh.
- Chỉ tay dù lớn, dù nhỏ hay cong queo mà màu sắc đỏ lên cơn sài kinh, là bởi trẻ thấy nước, thấy lửa hay thấy loại chim bay, gọi Thuỷ hoả phi cầm kinh.
- Chỉ tay dù lớn, dù nhỏ hay cong queo mà màu sắc hồng lên cơn sài kinh,là bởi trẻ bị sợ người lạ, gọi là Nhân kinh.
- Chỉ tay xanh vàng mà lên cơn sài kinh là bởi trẻ nghe tiếng sấm động, gọi là Lôi Kinh.
- Chỉ tay như một sợi dây thẳng mà màu hồng hay xanh lên cơn sài kinh bởi mẹ nó thương thực mà cho con bú sinh ra.
- Chỉ tay màu tía, màu xanh hay màu đen lẫn lộn, ẩn ẩn hiện hiện (thấy mà không thấy) lên cơn sài kinh là bởi Tỳ phong mạn tính, hay gọi Mạn kinh phong.
- Chỉ tay ở tay trái như sợi tơ hồng mà lên cơn sài kinh là Tỳ tích.
Hình trạng: chỉ tay dài ngắn, thẳng cong, tròn méo hay chìm nổi, ẩn hiện khác nhau. 1. Chỉ tay từ Hổ Khẩu ra đến Phong Quan là bệnh nhẹ. Nếu xem Phong Quan không có chỉ tay: vô bệnh.
2. Chỉ tay lên đến Khí Quan: bệnh đã hơi nặng.
3. Chỉ tay từ Phong Quan đi qua Khí Quan thẳng đến Mệnh Quan: bệnh đã nặng. Nếu chỉ ấy thẳng vút đến giáp móng tay, màu sắc xanh thâm mà bệnh chứng bên ngoài nặng, nguy. Nhưng dù lên đến Mệnh Quan mà chỉ tay nhỏ bé, màu sắc hồng hồng vàng vàng, bệnh chứng bên ngoài nhẹ, dễ trị.
3. HÌNH SẮC CHỈ TAY, MỖI HÌNH MỖI BỆNH
III. XEM MẠCH THỐN KHẨU
1. CÁCH XEM MẠCH
Xem mạch bộ Thốn khẩu của trẻ em chưa thể phân chia ra 3 bộ (Thốn, Quan, Xích) mà xem từng bộ một được. Ta phải đặt dọc một ngón tay cái hay một ngón tay trỏ của ta lên trên bộ Thốn khẩu của trẻ em mà xem tổng quát trên dưới thông suốt cả 3 bộ rồi nghe sức mạch và đếm số mạch đi lại “thế nào, bao lần” mà định bệnh.
Nói chung: Mạch đến 7 chí hay 8 chí: thuần dương bình thường vô bệnh. Mạch đến 5 chí hay 6 chí là Trì. Mạch đến 11 chí hay 12 chí là Sác. Đó là nhận rõ: mạch Bình thường và Trì Sác.
Ngoài ra lúc bệnh:
+ 3 chí: Thoát (hao mất đi, dương thoát, âm thoát, cơ nhục thoát, khí thoát, huyết thoát).
+ 3-5 chí: Hư (khí huyết hư nhược).
+ 7-8 chí: Bệnh nhẹ.
+ 9 -10 chí: Bệnh nặng.
+ 11-12 chí: Nguy (chí mạch đến, có đi mới đến).
Đó là nói số mạch tức (đi và đến). Sau đây nói trong số mạch tức ấy là tên mạch gì và mạch ấy bệnh gì!
2. MẠCH BỆNH :
- Phù hoãn: Bệnh thương phong.
- Phù hồng: Vị nhiệt, phong nhiều.
- Hồng khẩn: Thương hàn.
- Hồng: đau bụng giun.
- Hồng mà Trì: Trong tim, trong bụng buồn bực đầy trướng.
- Sác xúc: Sài kinh.
- Trầm Trì: Hư hàn.
- Trầm hoãn: Ăn bú không tiêu, đầy bụng, đau bụng.
- Trầm sáp: Khí lạnh ngưng trong bụng.
- Trầm Sác: Lạnh trong xương.
- Trầm Tế: Đau bụng.
- Tế thực: Bụng có tích.
- Tế: Cam tích khiến hao mòn gầy ốm.
- Khẩn mà Huyền: Kinh giản thuộc phong.
- Khẩn Sác: Kinh phong, chân tay co giật.
- Khẩn Huyền Lao Thực: Đại tiện bí (Lao: rắn chắc hơn Thực, như Cách).
- Khẩn ở Nhân Nghinh: Thương hàn.
- Khẩn ở Khí khẩu: Thương thực.
- Hư mà Nhu: Khí nghịch lên khiến kinh sợ, mất tinh thần.
- Huyền Trường: Phong ở Cách, cũng là bệnh sợ người lạ, sợ tiếng động, sợ vật lạ, phát kinh. Gọi là bệnh Khách ngỗ.
- Huyền Khẩn: Khí trong bụng không Thông hoà.
- Hoạt: Cảm sương, cảm lạnh, cảm thấp.
- Khổng khâu: Bệnh lỵ phân có máu.
IV. BỆNH BIẾN CHƯNG:
Biến: thay đổi. Chưng: nóng chưng chưng.
Biến chưng: Tuần tiết biến chưng.
Tuy không phải bệnh biến chưng, nhưng nói: “Bệnh biến chưng” để người mới học khỏi lầm với “Biến chứng”.
Trẻ em kể từ lúc mới sanh, cứ 32 ngày một lần biến, 64 ngày một lần chưng. Cứ đủ 8 lần biến, 10 lần chưng gọi là Bát Biến Thập Chưng.
1. Lịch biến chưng:
- Từ sơ sinh đến 32 ngày “nhất biến” sinh Quý, Thuỷ, thuộc Túc thiếu âm Thận, chủ về sinh Tinh.
- Đến 64 ngày “nhị biến, nhất chưng” sinh Nhâm Thuỷ, thuộc Túc Thái dương Bàng Quang. Hiện trạng: tai, xương, mông đít lạnh mát.
- Đến 96 ngày “tam biến” sinh Đinh, Hoả, thuộc Thuỷ thiếu âm Tâm chủ tàng Thần, tính đã biết mừng.
- Đến 128 ngày “tứ biến, nhị chưng” sinh Bính, Hoả, thuộc Thủ thái dương Tiểu trường. Hiện trạng: vã mồ hôi mà hơi sợ.
- Đến 164 ngày “ngũ biến” sinh Ất, Mộc, thuộc Túc quýêt âm Can. Chủ tàng Hồn, mà hay cười.
- Đến 192 ngày “lục biến, tam chưng” sinh Giáp, Mộc, thuộc Túc thiếu dương Đởm. Hiện trạng: 2 con mắt đo đỏ mà không bị nhắm.
- Đến 224 ngày “thất biến” sinh Tân, Kim, thuộc Thủ thái âm Phế chủ về tàng Phách, sinh tiếng nói.
- Đến 256 ngày “bát biến, tứ chưng” sinh Canh, Kim, Thuộc Thủ dương minh Đại trường. Hiện trạng: da thịt phát nóng, ra mồ hôi hay có khi không ra mô hôi.
- Đến 288 ngày “cửu biến” sinh Kỷ, Thổ, thuộc Túc Thái âm Tỳ, chủ tàng ý và trí.
- Đến 320 ngày “thập biến, ngũ chưng” sinh Mậu, Thổ, thuộc Túc dương minh Vị. Hiện trạng: đau bụng, không chịu ăn mà ợc sữa.
- Đến 320 ngày tức 10 tháng 20 ngày đủ “thập biến”, còn bát chưng, đến đây mới có Ngũ chưng, còn Tam chưng.
- Tiếp đó, 64 ngày nữa, 1 tuần đại chưng, cộng 384 ngày ( 320 + 64 = 384) đủ 12 kinh mạch (thủ kinh, túc kinh) cho nên tay có đủ Huyết mới biết cầm đồ vật, chân có đủ huyết mới đi, mới đứng.
- Lại 64 ngày nữa là 2 tuần đại chưng, cộng 448 ngày, tính tình ý chí nói năng khác trước.
- Lại 64 ngày nữa là 3 tuần đại chưng, cộng 512 ngày (tức 17 tháng đủ tuần) “bát chưng”.
Nên biết: Trong lịch biến chưng nói đến 12 kinh mà bỏ qua Thủ Quyết âm Tâm bào lạc và Thủ thiếu dương Tam tiêu không nói đến. Bởi 2 kinh ấy không có hình trạng riêng thì không biến và không chưng.
Trong thời gian biến chưng, mỗi khi biến chưng là mỗi lần thay đổi khí huyết xương thịt để lớn lên và khôn biết hơn.
Mỗi khi biến, mỗi khi chưng ấy em nào bẩm thụ tiên thiên hữu dư thì chỉ hơi ươn mình, không có chứng bệnh gì biểu lộ ra ngoài. Em nào bẩm thụ tiên thiên bất túc nóng mình, ỉa chảy, ói mữa, quấy khóc có khi nhẹ, có khi nặng, bình tĩnh dưỡng nuôi chả có sao cả, chớ có hấp tấp chạy thuốc, nếu sai lầm lại sinh bệnh lớn. Nếu muốn cho thuốc uống, chỉ nên cho thuốc bình hoà là duy nhất (*)
(*) Bình hoà ẩm tử:
- Bạch phục linh bỏ vỏ 6 g,
- Sâm 2g (tẩm chút nước Gừng sấy khô, tìm được Sâm tốt càng hay, nếu không, Đảng sâm, Sa sâm cũng được.
- Cam thảo 1 g.
- Thăng ma: (loại xanh) ¼ g, em nào Tỳ Vị yếu kém, thêm
- Bạch truật (sao khô) 4 g.
Tất cả đồ chung, nấu lấy nước cho uống. Thời gian uống thuốc: Trước khi biến chưng và sau khi biến chưng đều nên cho uống một thang thuốc trên. Công năng: khỏi được nhiều bệnh mà khoẻ mạnh.)
Dấu hiệu biến chưng: Hễ thấy môi trên (có khi cả môi dưới) của đứa trẻ nó phồng trắng lên mà ngấn ngang như con tằm loại lớn nằm ở đó là trong người đứa trẻ ấy đang biến chưng.
2. Mạch Biến Chưng:
Mạch lúc biến chưng cũng tuỳ theo ngày tháng năm mà thay đổi.
- Hồng Hoạt: Phần nhiều là lúc biến chưng.
- Phục mà Trì: Cảm lạnh, làm ụa mửa và có cơn nóng.
- Phục mà Kết: Thức ăn hay khí (hơi) tích tụ ở bụng.
- Mạch trước lớn, sau nhỏ: Thuận.
- Mạch trước nhỏ, sau lớn: Nghẹn hơi ở cổ họng.
- Mạch lớn nhỏ không quân bình: Tinh thần bất ổn.
- Hồng mà Tứ chi: Trong tim trong bụng buồn phiền đầy trướng.
V. NÓI CHUNG VỀ MẠCH THUẬN NGHỊCH
- Chứng đái són, kinh sợ, phát giật: Mạch qua Thốn khẩu vào dến Ngư tế Phù sác mà mình ôn hòa: thuận; nếu Trầm Tế mà mình lạnh: nghịch.
- Chứng Dạ đề ( khóc đêm): Mạch Vi Tiểu: thuận; Hồng Đại mà mình nóng: nghịch.
- Chứng Ọc sữa: Mạch Phù Đại mình ôn hòa: thuận; nếu Trầm Tế mà mình lạnh: nghịch.
- Bệnh Cam hao mòn: Mạch Khẩn Sác phân ỉa chặt: thuận; nếu Trầm Tế phân ỉa lỏng: nghịch.
- Bệnh đau bụng giun: Mạch Khẩn Hoạt mình ôn hòa: thuận; nếu Phù Đại môi nổi sắc xanh: nghịch.
Ngoài ra mạch bệnh cũng chẩn đoán như mạch bệnh người lớn
B. VỌNG SẮC
Vọng sắc: Trông hình sắc cũng như nói “ quan hình sát sắc” . Xem xét hình trạng và màu sắc ở mặt mũi thân thể trẻ em để biết bệnh mà trị.
Màu sắc hiện ra trên mặt mũi thân thể của trẻ em ( cả người lớn) chủ yếu bởi cái “Khí” của khí và huyết trong 5 tạng ( màu sắc tạng nào hiện ra ở bộ vị của tạng ấy) mỗi tạng một màu, 5 tạng có 5 màu: xanh, đỏ , vàng, trắng và đen. Đó là chính sắc của 5 tạng. Ngoài ra khi có bệnh thì hiện ra đỏ tía, đỏ hồng, trắng xanh, vàng hồng, đen thâm… là những giản sắc, biến sắc hay kiêm sắc khác với chính sắc vậy.
Tóm lại: Khí hòa thì sắc hòa, Khí bệnh thì sắc bệnh.
Khí huyết của 5 tạng bình hòa vô bệnh, hiện ra những màu sắc tươi đẹp đúng với ý nghĩa “ tương sinh” ở bộ vị nó: thuận.
Khí huyết 5 tạng bất hòa có bệnh hiện ra những màu sắc ảm đạm khác với bộ vị của nó có ý nghĩa “ tương khắc”: nghịch.
I. BỘ VỊ VÀ MÀU SẮC CHÍNH CỦA 5 TẠNG Ở TRÊN MẶT
Mỗi tạng có một bộ vị, mỗi bộ vị có một tên chữ, mỗi tên chữ có một danh hiệu:
Mỗi màu sắc bộ vị. Mỗi bộ vị một tạng. Một tạng ứng với một mùa, mỗi mùa sinh một hành.
Ngoài ra: Mắt thuộc Can, Lưỡi thuộc Tâm, Môi thuộc Tỳ, Mũi thuộc Phế, Tai thuộc Thận, Ấn đường thuộc Tâm và Trung đình, thiên đình, Tư không, Phương quảng cùng thuộc bộ vị của Mệnh môn.
II. TỔNG KÊ 46 BỘ VỊ TRÊN MẶT
1.Tín môn ( lỗ thóp thở, khoảng giữa đỉnh đầu)
- Lỗ thóp nổi đầy cao hay ngang bằng: Khí đủ.
- Lỗ thóp trũng xuống: Khí thiếu.
- Lỗ thóp đương đầy bằng, tự nhiên trũng xuống: cảm hàn, ỉa chảy, hay nóng sốt kinh sợ làm sút khí lực đi.
- Lỗ thóp đỏ sưng: Đàm nhiệt kinh phong.
- Lỗ thóp đỏ nóng: sợ, khóc đêm. Nếu đen: nguy.
- Lỗ thóp mềm nhũn phía trước: Khí huyết người mẹ yếu.
- Lỗ thóp mềm nhũn phia sau: Tinh người cha loãng.
2. Phát Tế ( Chân tóc)
( cũng là huyệt Phát Tế, đường ngang chân tóc có 2 huyệt Phát Tế, ở hai góc trán, giữa lông mày thẳng lên)
- Tóc đen bóng đậm: Huyết tốt.
- Tóc vàng sạm xơ xác, cháy khô: thiếu huyết mà lục phủ nóng.
3. Ngạch ( trán – từ chân tóc đến ngang hai lông mày)
- Trán đỏ: Phong nhiệt ở Tâm làm nóng ráo, ngủ không yên, hay kinh sợ.
- Trán xanh đen: Phong tà ở Tâm Can làm đau bụng kinh sợ, la khóc, tay chân máy giật.
- Trán xanh đen đậm hơn: Đau tim, đau bụng.
- Trán vàng mà da khô nóng: Âm hư, lắm mồ hôi trộm.
4. Tư không ( dưới Trán trên Ấn đường)
Tư không màu xanh đen: Bệnh kinh phong nặng.
5. Ấn Đường ( cũng là huyệt Ấn Đường – giữa 2 đầu lông mày)
- Ấn Đường trắng sáng: Vô bệnh.
- Hồng: Đàm nhiệt.
- Xanh: Gặp người lạ kinh sợ.
- Xanh tía đen: Tâm thần bất an.
- Xanh vàng: Phong đàm.
- Xanh đen: Đàm làm đau bụng, kinh sợ, quấy khóc.
- Xanh đỏ: Nóng kinh sợ.
- Ấn Đường đến Sơn Căn đỏ: Tam và Tiểu trường nhiệt, đái đỏ mà ít.
- Ấn Đường đến đầu mũi đỏ: Nhiệt tích ở Tam tiêu. Nếu Ấn Đường đen: Nguy.
6. Sơn Căn ( chỗ gẫy của mũi, giữa 2 khóe mắt)
+ Sơn Căn nổi đường gân xanh vắt ngang khóe mắt bên này sang bên kia: Can mộc khắc Tỳ thổ sẽ phát ỉa chảy lên cơn Sài kinh.
Nên biết rằng, gân vắt nganh ấy, xanh đạm cả đường gân: nặng. Xanh có một chấm thôi: nhẹ. Nặng hay nhẹ cũng cứ ôn bổ Tỳ là khỏi.
- Gân xanh ấy, khi đứa bé khỏe mạnh không có. Nếu ốm yếu nổi lên.
- Gân ấy vàng: Đau bụng cuống quýt ( hoắc loạn)
- Tia tía: Thương nhũ thực.
- Đỏ: Khóc đem ( dạ đề)
+ Sơn căn đến đàu mũi hồng hồng: Tâm Vị nhiệt, đại tiểu tiện bí.
+ Sơn căn đen: chí nguy.
7. Niên Thọ ( sống mũi )
Sống mũi đỏ tươi bóng sáng thường hay có bệnh về mủ máu như mụn nhọt hay lỵ máu.
Sống mũi bằng phẳng: Thọ; Trũng xuống: Không thọ.
8.Tỵ chuẩn đầu ( Đầu mũi)
- Đầu mũi vàng: Vô bệnh.
- Vàng sẫm: Đại tiểu tiện không thông.
- Đỏ: Nóng trong mình không thèm ăn.
- Xanh: Ọc sữa.
- Trắng lợt: Không thèm ăn, ỉa chảy.
- Lỗ mũi khô: Đại tiểu tiện không thông.
- Lỗ mũi khô, khó thở, thở có tiếng phì phì: Chảy máu mũi, máu cam ( nục huyết)
- Lỗ mũi khô, cháy đen, phải ngất lên mà thở: Phế khí tuyệt. Nếu khi ấy bàn tay, bàn chân không có vân, trên môi không có ngấn sẽ bất trị.
- Lỗ mũi ngứa: Phế khí nóng, có cam trùng.
- Lỗ mũi đen như ống khói: Tâm hỏa đốt Phế kim, sẽ phát sài kinh có thể nguy.
- Phía ngoài lỗ mũi đỏ loét, ngứa chảy nhựa: Can khí và Phế khí nóng thở hơi ra phát đỏ ngứa.
- Đầu mũi hay giữa mặt, trắng như xương khô, như phấn vôi: Phế khí tuyệt sẽ nguy.
- Đầu mũi nổi hình tựa như hoa quế lại có quầng đen: Tỳ vị yếu làm ụa mửa, ỉa chảy, đầy bụng không thèm ăn, tay chân mỏi mệt.
9. Nhân Trung ( đường sâu giữa môi trên)
Nhân Trung: ứng với Tiểu trường, có huyệt Nhân Trung tức huyệt Thủy Cấu ở Mạch Đốc.
- Miệng: Bình thường sắc hồng hồng: Vô bệnh.
- Khô: Tỳ nhiệt
- Trắng lợt: Hư hàn.
Có sách chép: Miệng trắng: Bệnh mất máu ( chảy máu mũi, thổ ra máu hay ỉa ra máu). Nếu xanh vàng: Bụng có tích sẽ làm kinh. Nếu xanh đen: nguy.
- Miệng chảy nước dãi nhớt: Bụng có cam giun.
- Miệng lở loét ngứa chảy dãi: Tỳ hàn có trúng.
- Môi miệng đỏ như màu gan ngựa hay như màu máu đã chết: Tâm khí tuyệt: sẽ nguy.
- Miệng chảy dãi trắng mà mặt thâm đen: Nguy.
- Bốn góc trong miệng đen như than: Nguy.
- Miệng đỏ như màu vỏ quýt chín: Tâm bệnh hay thuộc loại nóng quá sinh sợ hãi khó ngủ.
11. Thần ( Môi)
Môi dưới phồng nổi trắng có từng ngấn vệt ngang như con tằm loại lớn nằm trên môi: lúc nóng “ Biến chưng” ( xem biến chưng nơi mạch Thốn khẩu). Đó là lúc vừa nóng vừa lớn: Tốt. Nếu khi ấy cả môi trên cũng phồng càng tốt.
- Môi hồng mà mặt đỏ: Bệnh thương hàn.
- Môi trắng lợt: Ụa mửa dãi nhớt hay chảy máu mũi; thổ ra máu, ỉa ra máu.
- Môi đỏ hồng mà khô săn: Khát nước, chảy nước mũi.
- Môi đỏ hồng, không săn: Hôi miệng, đại tiện không thông, quấy khóc đêm không ngủ yên.
- Môi vàng mà miệng hôi: Tỳ có tích.
- Môi trắng, miệng đen: Nóng làm kinh
- Môi miệng tia tía: Giun cắn trong bụng, miệng chảy dãi.
- Môi xanh: Tỳ hàn, ăn bú ít lại có khi đau bụng. Môi xanh cũng có thể cả Khí và huyết hư hàn.
- Môi hồng sẫm: Phế hư nhiệt.
- Môi trắng bệnh: Phế hư hàn nhưng trắng mà bóng sáng: dễ trị; Nếu trắng sác như xương khô: khó trị.
- Môi trắng lợt lạt: Thương thực, bụng to, ruột sôi.
12. Thiệt ( Lưỡi)
Lưỡi nứt nẻ trên lưỡi mọc gai, lưỡi chảy máu đều là dương độc.
- Lưỡi lở loét, người nóng: Tâm Tỳ thực nhiệt.
- Lưỡi lở loét, người mát, ăn ít, ỉa chảy: Tỳ vị hư nhiệt.
- Lưỡi co lại: Kinh sợ.
- Lưỡi khô, lưỡi trắng, lưỡi đen, lưỡi vàng, lưỡi đỏ, lưỡi sưng, lưỡi dộp trắng, đa số bởi đại tiện không thông. Nếu lưỡi đen sau khi mắc bệnh tả, bệnh lỵ: Nguy.
- Lưỡi vàng: Tỳ yếu.
- Lưỡi trắng: Bệnh tiêu khát ( uống vào đái ra ngay).
- Lưỡi đầy màu tia tía như vỏ trái vải: Nhiệt tích ở Tam Tiêu.
- Lưỡi nứt chảy máu: Khí nóng ở ngoài phạm vao Tâm. Nếu bệnh nặng hơn mà lưỡi dộp xanh hay dộp trắng: Khó trị.
- Lưỡi khi săn lại, khi nở ra ( lộng thiệt): Tỳ nhiệt.
- Lưỡi dầy như hai lưỡi ( trùng thiệt), lưỡi cứng như miếng gỗ ( mộc thiệt) đều là Tâm và Tỳ nhiệt.
- Lưỡi và cả môi dộp trắng như bông gòn: Vị nhiệt.
13. Thừa Tương ( từ chỗ trũng môi dưới đến cằm, có huyệt Thừa Tương)
- Thừa Tương xanh: Khi ăn phát sài kinh hay nóng quấy, khóc đêm.
- Vàng: Khí nghịch lên bắt ọc thổ ra.
- Hồng: Bệnh ở Thận.
14. Địa cát ( Vành hàm dưới)
- Vành hàm dưới trắng: Thận yếu
- Vành hàm dưới thâm: Thận lạnh.
Đó là 14 bộ vị chính tại hàng dọc giữa mặt.
2.1. Nhật Giốc: ( tức Ngạch Giốc: phía góc trên, bên trán)
Góc trán cũng thuộc Tâm, vì gần kề bên trán.
- Góc trán màu sắc mờ ám: Tâm nhiệt.
- Góc trán cũng còn thuộc bộ vị của Mệnh môn.
2.2. Thái Dương ( Đuôi lông mày thẳng lên chân tóc chỗ có trũng, cũng là huyệt Thái Dương).
- Thái Dương bên trái xanh: Kinh sợ loại nhẹ.
- Hồng: Thương hàn, nghẹt mũi, khó thở, nóng biến chưng.
- Đen: Tích sữa ở dạ dày.
- Thái dương bên phải xanh: Kinh sợ loại nặng.
- Hồng: Nóng sinh phong giật. Nếu khi ấy mặt đen: Nguy.
2.3. Thái âm ( ngoài Thái Dương gần chân tóc)
- Thái âm kể cả trái phải đều hồng: Trong ngoài đều nhiệt.
- Thái âm hồng lan tói Văn Đài: Nhiệt cực.
- Thái âm hồng suốt đến Vũ Đài: Biến chưng.
2.4. Văn Đài ( cuối lông mày thẳng ra gần chóp tai)
2.5. Lưỡng Nhĩ ( hai tai)
- Tai hơi đỏ phía trước: Có thể điếc.
- Hơi vàng: Thận hư làm kinh sọ, ngủ nghiến răng.
- Vành tai khô đen: Nóng trong xương ( cốt chưng).
- Chóp tai đen, xương sau tai cũng đen, quanh lỗ tai đen mà lỗ mũi cũng đen như than, móng tay đen, móng tay chẻ ra, khóc vài tiếng như tiếng quạ đều khó trị.
- Tai đen trong ngoài tai cũng đen: Thận đã tuyệt sẽ nguy.
- Tai đen màu bóng như màu cánh quạ: Thận bị hư vì Tâm hỏa khắc.
2.6. Vũ Đài ( dưới Văn Đài bên cạnh nhánh tai)
2.7. Phong Môn ( dưới Vũ Đài gần dái tai, Phong môn này không phải huyệt Phong Môn ở Bàng Quang kinh)
- Phong Môn đen: Đau quặn từ ruột đến háng ( bệnh sán khí)
- Xanh: Kinh sợ.
- Hồng: Ói mửa, ỉa chảy.
2.8. Ngư Vĩ ( Nơi vành xương mắt, phía ngoài cuối con mắt)
Phía ngoài cuối lông mày con mắt nhức đỏ ngứa: Gan nóng mà có trùng cắn ở đó.
2.9. Lưỡng Giáp ( hai má)
- Mắt xanh như màu chàm ( thanh đại): gặp người lạ, vật lạ làm kinh sợ ( khách ngỗ).
- Vàng: Nóng có đàm nhiều.
- Hồng: Kinh phong.
- Đỏ: Bàng quang nóng không thông đái.
2.10. Lưỡng Di ( hai mép)
- Mép đỏ: Nóng, sợ quấy khóc.
- Đỏ: Ăn vào thổ ra.
Có sách chép:
- Đỏ: Phế nhiệt.
- Mép dưới đỏ: Thận nhiệt.
- Mép biến sắc bất thường: Có phong từ trong thai ( thai phong) hay kinh sợ.
2.11. Lưỡng Thiệm ( bắp thịt nhỏ u lên, dưới khóe mi mắt dưới, giáp sống mũi chạy xuống tới má)
- Bắp thịt bên trái hồng: Can có phong nhiệt làm nóng mình co quắp.
- Xanh đen: Kinh sợ hay đau bụng.
- Đỏ lợt: Mỗi chiều có cơn nóng ( trào nhiệt).
- Bắp thịt bên phải hồng: Phong nhiệt.
- Đỏ lợt cũng là cơn trào nhiệt hay ỉa phân khô, thở khó, lại có ho.
2.12. Khí trì ( chỗ trũng dưới khóe mắt dưới)
- Khí trì hồng: Thương phong đã nhập lý.
2.13. Lưỡng mục ( hai mắt)
- Mắt đỏ: Trong thì Tâm Can nhiệt, ngoài thì cảm gió nóng làm buồn phiền nóng ráo.
- Vàng: Tỳ có tích mà miệng hôi, không thèm ăn.
- Xanh: Can phong nhiệt làm kinh sợ.
- Mi mắt sưng bóng lên: Ho lâu, nặng ngực hay thức ăn tích lại sinh bệnh cam.
- Con ngươi vàng đỏ: Có cơn nóng sớm hay chiều.
- Cuối con mắt nứt nẻ lại có vần hồng: Kinh phong.
- Đưa tay dụi mắt: Muốn làm kinh phong.
- Mắt như có mây có khói: Gan nóng nhiều, nên đề phòng có thể nổi con ngươi ra như mắt chim sẻ.
- Mi mắt trên sưng bóng mà mặt phù: Tỳ có tích.
Có sách chép: “ Bất luận sau khi mắc bệnh gì mà hai con ngươi đờ ra như mắt cá không chuyển động con ngươi sé nguy, nhưng nếu tinh thần còn khôn biết thì trị được”.
- Lông mày đỏ: Bệnh khóc đêm ( dạ đề).
- Lông mày đỏ hồng: Cảm phong , đau đầu.
- Giữa lông mày ( My tâm) trắng lợt: Ăn không tiêu, ỉa chảy phân trắng, còn nguyên chất. Nếu đau lâu sắc hồng: Nguy.
- Giữa lông mày tia tía: Phong nhiệt.
- Lông mày xoắn lại, không nở ra: Nóng minh, nhức đầu.
- Lông mày trắng: Nhiệt tích.
- Lông mày xanh: Lên cơn sài kinh.
- Lông mày đen: Nguy.
2.15. Phong trì ( phía trên gần đầu lông mày, không phải huyệt Phong Trì của Đởm kinh)
- Phong trì hồng: Bệnh phong đàm đề phòng phát kinh giật.
2.16. Phương Quảng (phia trên cuối lông mày)
Phương Quảng sáng bóng tươi nhuần: Tốt. Nếu thâm đen sẽ lên kinh: Xấu.
Ngoài ra những em nhỏ thức hay ngủ, bàn tay thường xòe ra: Tâm thần yên định vô bệnh.
Bàn tay nắm chặt lại: Tinh thần sợ hãi có thể làm kinh.
Hai tây ôm đầu, hai chân vắt chéo nhau: Khó nuôi.
Bụng đầy gân xanh ( từ hai bên xương sườn gân xanh nổi lên tỏa xuống bụng như chùm rễ cây xanh rờn): Tỳ yếu, bệnh cam tích làm kém ăn ỉa chảy.
Bụng to, tay chân nhỏ cũng là cam tích.
Rốn sâu, trong lên: Dễ nuôi.
Rốn lồi cao: Khí tích.
III. TÌM MÀU CHÍNH CỦA NGŨ QUAN TRÊN MẶT
Ngũ quan là 5 quan năng tức 5 khiếu: mắt, mũi, môi, lưỡi và tai.
Mỗi quan thuộc một tạng. Mỗi tạng thuộc một mùa. Mỗi mùa thuộc một hành. Mỗi hành có một màu sắc.
Nhập bảng
Đó là 5 màu sắc chính của ngũ quan vẫn ẩn tàng ở trong nhưng khi đột xuất màu gì ở quan nào là bệnh ở tạng ấy. Ví dụ:
+ Ngũ quan đều xanh: Bệnh kinh, bệnh tích. Nếu không trị hết có thể phát kinh phong. Đứa trẻ ấy hẳn là tinh thần thăng giáng không yên.
+ Ngũ quan đều hồng: Bệnh đàm tích. Đứa trẻ khi ấy hẳn là tinh thần hốt hoảng, khí sắc không tươi.
+ Ngũ quan đều vàng: Bệnh thực tích làm nóng lạnh ăn uống không tiêu, ói ợ đầy trướng hay làm bệnh tả, bệnh lỵ. Đứa trẻ khi ấy hẳn là tinh thần u ám mê mẩm.
+ Ngũ quan đều trắng: Phổi khó thở, ruột ỉa chảy, không lợi tiểu lại muốn bắt thổ, bắt lỵ. Đứa trẻ khi ấy hẳn là tinh thần khờ dại.
+ Ngũ quan đều đen: Nghịch chứng. Đứa trẻ khi ấy hẳn là tinh thần u mê đăm đẳm, có thể nguy.
Bất luận bệnh gì hễ mặt vàng là dễ trị và vàng là màu của Tỳ Vị. Có mầu vanghf còn có Vị khí; nếu mặt không vàng là hết Vị khí, khó trị lắm.
Ví dụ: Mặt vàng mà mắt xanh, đỏ, trắng hay đen đều dễ trị.
Nếu mặt xanh mà mắt đỏ, mặt đỏ mà mắt xanh; mặt đỏ mà mắt trắng; mặt xanh mà mắt đen, đều là “tương khắc” khó trị lắm ( tương khắc tính theo màu sắc ngũ hành biết tạng phủ tương khắc)
III. VĂN THANH
Thanh: tiếng, Văn Thanh: nghe tiếng.
- Nghe tiếng khóc, tiếng cười, tiếng nói, hơi thở và nghe ý tứ, nghe tình trạng của trẻ em để biết bệnh mà trị.
- Tiếng khóc, tiếng cười, tiếng nói và hơi thở từ miệng mũi phát ra, do phế khí phát ra.
- Mỗi tiếng phát ra đều có âm theo sau, nên nói “thanh âm”. Thanh mạnh, âm mạnh, thanh yếu, âm yếu.
Vậy Phế là đầu mối, phát ra thanh âm mà Thận cũng là căn bản phát ra thanh âm.
- Thanh âm là gốc bởi Phế khí và Thận khí.
- Khí đầy đủ: Thanh mạnh mẽ mà âm du dương.
- Khí suy nhược: Thanh đứt đoạn mà âm khô khan. Thí dụ:
+ Tiếng phát ra nhẹ nhàng trong trẻo mà mạnh mẽ: khí mạnh.
+ Tiếng phát ra cũng nhẹ nhàng trong trẻo mà yếu ớt: khí nhược.
- Khi mới lọt lòng ra, tiếng khóc lớn vang: dễ nuôi, rè rè bé bé nhỏ: khó nuôi.
- Tiếng phát ra nặng nề mà ồ ồ: Cảm phong.
- Tiếng khóc thét lên mà người cứ chồi lên: Tâm nhiệt muốn phát cuồng.
- Tiếng khóc lớn mà dồn dập: Tinh thần kinh sợ.
- Tiếng phát ra như mắc nghẹn: Khí nghịch không thuận.
- Tiếng run run: Người lạnh.
- Tiếng vít chặt cổ không khóc lên được: Đàm.
- Tiếng hỗn hển như suyễn: Khí đẩy ngược lên.
- Tiếng khóc phì phè, chảy mũi chảy dãi: Cảm gió lạnh.
- Tiếng khóc trầm ngâm nặng nề: Cam tích.
- Tiếng khóc trầm ngâm kinh sợ không âm vang: Bệnh nặng.
- Tiếng khóc gắt gỏng gào to, không có nước mắt: Đau bụng.
- Khóc hoài lải nhải không nín mà lắm nước mắt: Bệnh kinh.
- Khóc lè nhè dài dòng : Nóng mình nhức đầu.
- Khóc lè nhè đẩy người lên cũng là đau bụng.
- Rên hừ hừ, nằm yên, quay mặt vào: Tỳ hàn (phải ôn tỳ gấp).
- Hơi thở đều, sắc mặt tươi: Khí hoà.
- Hơi thở rướn cao, xuống thấp không đều: Khí thiếu.
Nghe tình ý:
- Ăn bú vồ vập: Đói hay khát.
- Ăn bú uể oải chậm rãi: Bụng no đầy.
- Bú vài hơi, bỏ vú ra để thở: Mũi bị nghẹt.
- Nằm ngủ hay trở mình: Nặng ngực hay ngứa mình.
- Nằm ngủ đăm đẳm, ngủ nhiều: nóng trong người hay lạnh trong người.
- Bế gần lửa sưởi ấm, xoay trở không chịu: nóng trong người; nếu chịu nằm yên: lạnh trong người.
- Bế ra chỗ mát, nằm yên dãi dề: nóng trong người, nếu nằm yên mà co người lại: lạnh trong người.
Tóm lại: Nghe tiếng khóc, nói, cười, hơi thở và tình ý của trẻ em, phải chuyên chú tinh tường, phân tách kỹ càng không nên hấp tấp sơ sài vậy.
IV. VẤN CHỨNG
Vấn chứng: Hỏi chứng bệnh. Muốn biết đứa trẻ khoẻ mạnh hay bệnh tật yếu đau, mặc dù đã xét mạch, xem hình sắc và nghe tiếng khóc, hơi thở, cũng cần phải tìm cha mẹ hay người nhà của đứa trẻ mà hỏi những gì cần phải hỏi cho tinh tường chu đáo hơn.
1. Hỏi em là con đầu lòng hay con thứ mấy?
Để biết em là con đầu lòng, em được bẩm thụ tinh huyết của cha mẹ em đầy đủ. Nếu em là con thứ mấy, em bẩm thụ tinh huyết của cha mẹ khi đã suy kém. Đầy đủ thì khoẻ mạnh, suy kém thì yếu đuối.
2. Hỏi (hay nhận xét) hoàn cảnh cha mẹ em dư dật hay thiếu thốn?
Để biết nhà em dư dật, em được ăn uống chất cao lương nhiều; nhà em thiếu thốn, em phải kham khổ dưa muối nhiều. Vì cao lương nhiều thì lắm đàm mỡ, dưa muối nhiều thì âm huyết thiếu.
3. Hỏi khi mang thai, thai có mạnh không?
Để biết khi mang thai vô bệnh thì khí huyết dưỡng thai đầy đủ hẳn em được mạnh. Nếu khi mang thai đau yếu liên miên, hẳn em yếu đuối.
4. Hỏi khi sanh em có đủ tháng không?
Để biết sanh đủ tháng khí huyết đầy đủ, đứa trẻ khỏe. Nếu sinh thiếu tháng, khí huyết yếu, đứa trẻ yếu.
5. Hỏi đứa trẻ ăn bú như thế nào?
Để biết ăn bú nhiều. Tỳ vị khỏe, ăn bú ít, Tỳ vị yếu, lắm bệnh.
6. Hỏi tiểu tiện có thông lợi không?
Để biết tiểu tiện thông lởi thì Phế khí tốt.
7. Hỏi đại tiện có chặt không?
Để biết đại tiện chặt: Trường vị mạnh. Nếu lỏng: Trường vị yếu.
8. Hỏi em đã mọc răng chưa? Mấy tháng mọc? Hỏi xương thóp đã đầy đủ chưa? mấy tháng đầy?
Để biết gái 7 tháng, trai 8 tháng mọc răng và gái 7 tuổi, trai 8 tuổi thay răng và gái trai đều đầy năm thì xương thóp đầy kín, nếu quá thời hạn ấy, mà răng chưa mọc, chưa thay, xương thóp chưa đầy kín, là bẩm thụ Tinh Huyết thiếu. Vì răng và thóp đều là xương, xương thuộc Thận, bẩm thụ tinh huyết ở Thận cung của cha mẹ đầy đủ thì răng và thóp mới đúng kỳ hạn mà thay mà đầy được.
9. Hỏi mấy tháng em biết lật, biết ngồi, biết đứng, biết đi?
Để biết 90 ngày (3 tháng) mạch Nhâm đủ, biết lật. 180 ngày (6 tháng) xương cùng đít đã mọc đủ, biết ngồi. 210 ngày (8 tháng) xương tay đủ, biết bò. 300 ngày (10 tháng) xương và tủy đều đủ, biết đứng, 360 ngày (12 tháng) xương gối đủ, biết đi. Ngồi, bò, đi, đứng đúng kỳ hạn: mạnh. Nếu quá kỳ hạn ấy: yếu.
10. Hỏi em ngủ có yên giấc không?
Để biết, nằm yên ngủ ngon: Tâm vinh huyết, thần yên định. Nếu hay giật mình kinh sợ: Âm huyết thiếu.
1. Xem trẻ em sơ sinh, tiếng khóc to vang, tóc đầy xanh tốt, lổ thóp đầy, xương đầu kín, rốn sâu, dương vật cứng chắc, nước da săn, xương cùng đít nhẵn mà rắn, sắc người tươi đậm, mắt sáng, tính tình chậm rãi, vóc tướng vững vàng. Đó là đứa trẻ bẩm thụ Tinh Huyết đầy đủ, chắc chắn dễ nuôi, mau lớn khôn biết, sống lâu.
2. Đứa trẻ khi có bệnh, người xưa đã dạy chúng ta những phép:
Xem mạch trán, xem tam quan, xem chỉ tay và xem mạch thốn khẩu. Lại dạy xem hình sắc, nghe tiếng khóc, hơi thở và cách hỏi bệnh để biết bệnh mà trị.
Thiết tưởng đó là một khoa cổ truyền rất tinh vi và kỹ thuật tài tình. Chỉ sợ chúng ta không thấu triệt tinh tường mà bỏ qua hay nặng nề hơn thốt ra những lời chê bai không căn cứ làm tổn hại đến phương sách cứu độ của người xưa. Thật đáng tiếc thay!
Xem mạch ở trẻ em, theo tuổi mà xem có từng thời hạn:
- Từ lúc sơ sinh, đến 1 tuổi: xem mạch trán, đồng thời xm mạch Tam Quan.
- Từ 1 tuổi đến 3 tuổi: xem mạch Tam Quan.
- Từ 4 tuổi trở lên đến 10 tuổi: xem mạch Thốn Khẩu, nhưng ta để dọc 1 ngón tay xem chung cả ba bộ.
- Từ 10 tuổi trở lên xem mạch người lớn.
1. XEM MẠCH TRÁN (Ngạch)
Ta để nhẹ 3 ngón tay của ta vào giữa trán của đứa trẻ, trong khoảng từ chân tóc đến lông mi 3 ngón tay:
- Ngón trỏ (thực chỉ)
- Ngón giữa (trung chỉ)
- Ngón đeo nhẫn (vô danh chỉ)
Khi để 3 ngón tay vào trán đứa trẻ, hễ đầu đứa trẻ ở tay phải mẹ nó, ta để tay phải của ta; đầu đứa trẻ tay trái mẹ nó, ta để tay trái của ta.
Để tay như vậy, lúc nào ngón trỏ cũng ở sát chân tóc, ngón giữa ở giữa, ngón đeo nhẫn ở dưới sát mi mắt. Đó là nguyên tắc. Tuy nhiên, người xem đã thông thạo nhiều thì linh động, để ngón tay thế nào thì cũng nhận biết được. Nếu trán đứa trẻ nhỏ hẹp không đủ cho ta để cả 3 ngón tay trong 1 lúc, ta để ngón một mà xem nhưng lần đi mà tính cho đúng đơn vị của nó.
Khi bắt đầu xem, để 3 ngón tay vào trán đứa trẻ, theo nguyên tắc trên, trước để nhè nhẹ, sau hơi ấn đậm tay xuống một chút. Hễ:- Cả 3 ngón tay đều nóng là đứa trẻ nghẹt mũi khó thở hay ho thuộc ngoại cảm phong hàn.
- Cả 3 ngón tay đều lạnh, là đứa trẻ ấm mình, ụa mửa, ỉa chảy, tạng hàn thuộc nội thương mà có ngoại cảm.
- Ngón trỏ nóng: trong bụng nóng.
- Ngón đeo nhẫn nóng: ăn bú không tiêu.
- Ngón trỏ nóng mà ngón giữa, ngón đeo nhẫn lạnh: từ ngực lên đều nóng, từ bụng xuống chân lạnh, tức “thượng nhiệt hạ hàn”.
- Ngón giữa, ngón đeo nhẫn đều nóng: dấu hiệu sẽ phát sài kinh.
2. XEM MẠCH HỔ KHẨU (Tam quan)
2.1. Giới thiệu mạch Hổ khẩu:
Hổ Khẩu: chỗ trũng giữa ngón cái và ngón trỏ giáp nhau, mở ra khép vào, tượng như hàm con hổ. Gọi “hổ khẩu”.
Hổ Khẩu thuộc kinh Thủ dương minh Đại Trường ở phía dưới huyệt Hợp cốc, là nơi phát xuất đường “chỉ” (chỉ tay: đường mao quản nổi lên) dẫn lên 3 đốt ở ngón trỏ.
- Tam Quan: Đường “chỉ” dẫn lên 3 đốt ở ngón trỏ, 3 đốt ấy gọi “Tam Quan” 3 cái cửa hay 3 đốt trong ngón tay.
- Tên mạch: Người nói xem mạch hổ khẩu, kẻ rằng “xem mạch chỉ tay” hay nói xem “mạch Tam quan” cũng đồng danh.
1. Trong hạn tuổi từ sơ sinh đến 1 tuổi mới có chỉ tay, ngoài tuổi ấy không có nữa.
2. Khi đứa trẻ nào có bệnh mới có chỉ tay nổi lên mà xem. Lúc đứa trẻ khoẻ mạnh không bao giờ có chỉ tay.
3. Một ngón trỏ (cả 2 tay) có chỉ tay mà thôi, 4 ngón kia không bao giờ có.
Mỗi đốt ngón trỏ là 1 quan, 3 đốt là tam quan.
Đường chỉ xuất hiện ấy là gân mạch tựa như sợi tơ đi trên thớ thịt, dưới làn da trong tam quan (3 cửa).
1. Đường chỉ ở đốt tay thứ nhất (giáp bàn tay) là Phong Quan, cái cửa phát bệnh bởi Phong.
2. Đường chỉ lên đến đốt thứ 2 (đốt giữa) là Khí Quan, cái cửa phát bệnh bởi Khí.
3. Đường chỉ lên đến đốt thứ 3 (đầu ngón tay) là Mệnh Quan, cái cửa phát bệnh có thể nguy đến tính mạng.
Vậy Tam Quan tính từ Hổ Khẩu đi lên là Phong Quan – Khí Quan – Mệnh Quan .
- Cách xem chỉ tay: Khi bắt đầu xem, bàn tay trái của ta đỡ và giữ lấy bàn tay đứa trẻ. Tay phải ta nhè nhẹ lấy ngón cái hay ngón trỏ vuốt ngón tay đứa trẻ thẳng ra, vuốt từ Hổ Khẩu vuốt ra, hễ có chỉ tay thấy ngay.
(Khi xem thường có những đứa trẻ la hét, phải giữ chặt lấy tay nó rồi ôn tồn vỗ về ngọt nhạt mà xem. Nếu tay nó dơ bẩn, phải lau sạch mà xem).
Nhớ rằng “nam tả nữ hữu”. Trai xem tay trái, gái xem tay mặt, vì tả thuộc dương nam, hữu thuộc âm nữ. Tuy phân chia cách xem nam tả nữ hữu như vậy, nhưng nam hay nữ đều có âm dương ở cả hai tay, ta cũng nên xem cả hai tay để biết tay trái ứng vào Tâm Can, tay phải ứng vào Tỳ Phế mà suy luận biến thông để tìm bệnh cho rộng hơn.
- Chỉ tay xuất hiện có màu sắc, có hình trạng khác nhau, mỗi màu sắc, mỗi hình trạng là mỗi bệnh. Hình nảy màu gì bệnh nhẹ, hình kia màu gì bệnh nặng, ta nên nhận xét tinh tường xác thật để quyết đoán bệnh căn.
- Màu sắc: Hồng, Vàng,Tía, Xanh, Đen, hoặc 1 màu hay kiêm hai ba màu thay đổi khác nhau, tuỳ theo bệnh nặng nhẹ khác nhau mà đổi thay. Ví dụ:
Màu vàng hồng mà hồng nhiều thành tía.
Hồng tía mà tía nhiều thành xanh
Tía xanh mà xanh nhiều thành đen.
Xanh đen đi đến thuần đen: loại bệnh bất trị.
- Trắng: bệnh Can Phong.
- Vàng sậm (không vàng tươi): bệnh Tỳ nhược.
- Hồng lợt: bệnh nóng lạnh thuộc biểu chứng.
- Hồng: bệnh tiết tả.
- Hồng đỏ: bệnh ban trái hay thương hàn.
2.2. Màu sắc chỉ tay bệnh sài kinh
Trẻ em nhiều đứa “thấy” vật lạ hay “nghe” tiếng động mạnh, thường hay giật mình hoảng sợ lên cơn sài kinh. Ta xem chỉ tay:
- Chỉ tay dù lớn, dù nhỏ, hay cong queo mà màu sắc xanh đậm, lên cơn sài kinh, là bởi trẻ nhìn thấy loài thú 4 chân, gọi Tứ túc kinh.
- Chỉ tay dù lớn, dù nhỏ hay cong queo mà màu sắc đỏ lên cơn sài kinh, là bởi trẻ thấy nước, thấy lửa hay thấy loại chim bay, gọi Thuỷ hoả phi cầm kinh.
- Chỉ tay dù lớn, dù nhỏ hay cong queo mà màu sắc hồng lên cơn sài kinh,là bởi trẻ bị sợ người lạ, gọi là Nhân kinh.
- Chỉ tay xanh vàng mà lên cơn sài kinh là bởi trẻ nghe tiếng sấm động, gọi là Lôi Kinh.
- Chỉ tay như một sợi dây thẳng mà màu hồng hay xanh lên cơn sài kinh bởi mẹ nó thương thực mà cho con bú sinh ra.
- Chỉ tay màu tía, màu xanh hay màu đen lẫn lộn, ẩn ẩn hiện hiện (thấy mà không thấy) lên cơn sài kinh là bởi Tỳ phong mạn tính, hay gọi Mạn kinh phong.
- Chỉ tay ở tay trái như sợi tơ hồng mà lên cơn sài kinh là Tỳ tích.
Hình trạng: chỉ tay dài ngắn, thẳng cong, tròn méo hay chìm nổi, ẩn hiện khác nhau.
2. Chỉ tay lên đến Khí Quan: bệnh đã hơi nặng.
3. Chỉ tay từ Phong Quan đi qua Khí Quan thẳng đến Mệnh Quan: bệnh đã nặng. Nếu chỉ ấy thẳng vút đến giáp móng tay, màu sắc xanh thâm mà bệnh chứng bên ngoài nặng, nguy. Nhưng dù lên đến Mệnh Quan mà chỉ tay nhỏ bé, màu sắc hồng hồng vàng vàng, bệnh chứng bên ngoài nhẹ, dễ trị.
3. HÌNH SẮC CHỈ TAY, MỖI HÌNH MỖI BỆNH
1 | Lưu Châu Hình: Hình chì tay như hạt châu trôi chảy mà màu hồng: bệnh nóng ở Tam Tiêu, làm đau bụng cuống quýt (hoắc loạn), ói mửa, ỉa chảy, sôi ruột, nóng ráo, buồn phiền, la khóc dữ dội. | |
2 | Trưởng Châu Hình: Hình chỉ tay như hạt châu, tròn mà lớn: nóng lạnh đau bụng hay trong bụng có tích. | |
3 | Thô Văn Hình: Hình chỉ tay to xù xù thẳng đến móng tay: bệnh kinh phong nặng lắm. Nếu chỉ tay màu đen như mực: loại trầm trọng khó trị. | |
4 | Loạn Văn Hình: Hình chỉ tay cong queo. Phong nhiệt nhiều. Chỉ tay cong queo nhỏ tí, ăn bú đình tích không tiêu, đau bụng la khóc. Chỉ tay cong queo nhiều: khí trong bụng không thông hoà. Chỉ tay cong queo quấn rối: bệnh đã lâu. | |
5 | Lai Xà Hình: Hình chỉ tay như con rắn đang bò đến, là trong tạng phủ có hàn khí tích trệ làm ói khan. Nếu hình ấy ở tay trái: bệnh gan. | |
6 | Khứ Xà Hình: hình chỉ tay như con rắn đang bò đi là bệnh ở Tỳ Vị làm ỉa chảy mà người mệt mỏi, ngủ đăm đẳm. | |
7 | Hướng Nội Hình: Hình chỉ tay cong cong hướng đầu vào phía trong bàn tay: bệnh can thuộc phong. | |
8 | Hướng Ngoại Hình: Hình chỉ tay cong cong hướng ra phìa ngoài bàn tay: bệnh can thuộc Khí. | |
9 | Tả Tà Hình: Hình chỉ tay lên thẳng mà lệch vào phía bàn tay: bệnh Thương Phong (Tả: lệch về phía tay trái). | |
10 | Hữu Tả Hình: Hình chỉ tay lên thẳng mà lệch ra phía ngoài bàn tay: bệnh thương hàn (hữu: lệch về phía phải). | |
11 | Song Câu Hình: Hình chỉ tay như 2 móc câu ghép lại: bệnh Tỳ hư hàn, Khí trệ. | |
12 | Tam Khúc Hình: Hình chỉ tay 3 đường cong quẹo, bệnh ăn phải đồ cứng rắn không tiêu, thành tích. | |
13 | Loạn Trùng Hình: Hình chỉ tay rối loạn như bầy sâu bò lúc nhúc: bệnh cam giun. | |
14 | Sang Văn Hình: Hình chỉ tay thẳng như mũi giáo: bệnh đàm sinh hỏa, hoả phát kinh phong co giật. | |
15 | Song Tự Hình: Hình chỉ tay đi hàng đôi như hai chữ Song ( ) chồng lên: ăn phải chất độc tích lại phát sài kinh | |
16 | Huyền Châm Hình: Hình chỉ tay như cây kim treo lên mà màu xanh đen. Thấy ở Phong Quan: đứa trẻ thấy nước sợ, phát kinh (thủy kinh). Thấy ở Khí Quan: bệnh Cam nhiệt. Thấy ở Mệnh Quan: đứa trẻ phải sợ người lạ, phát kinh (Nhân kinh). Tương truyền : “Bệnh này Tỳ kinh phong mạn tính khó trị”. | |
17 | Ngư Thích Hình: Hình chỉ tay như vây cá, màu xanh. Thấy ở Phong Quan: bệnh Sài kinh. Thấy ở Khí Quan: bệnh hao mòn hư nhược. | |
18 | Thuỷ Tự Hình: Hình chỉ tay như chữ Thuỷ ( ) ở Phong Quan: phát bệnh Kinh Phong, hay bệnh Cam hoặc bệnh Đàm tích ở cách. | |
19 | Ất Tự Hình: Hình chỉ tay như chữ Ất ( ) ở Phong Quan, Khí Quan: bệnh kinh phong thuộc Can mộc. | |
20 | Khúc Trùng Hình: Hình chỉ tay như con sâu bò cong queo, Thấy ở Phong Quan: Cam tích ở gan. Thấy ở Khí Quan: bệnh Tích trong Đại trường. | |
21 | Hoàn Văn Hình: Hình chỉ tay có 2 vòng tròn liền nhau (liên hoàn). Thấy ở Phong Quan: bệnh Cam tích. Thấy ở Khí Quan: bệnh thổ nhiều. | |
22 | Phản Nội Cung Hình: Hình chỉ tay như cánh cung ưỡn vào phía trong lòng: bệnh nóng lạnh, đầu mặt tối tăm, tâm thần hoảng sợ, tay chân hơi lạnh, nước đái đỏ. | |
23 | Phản Ngoại Cung Hình: Hình chỉ tay như cánh cung ưỡn ra ngoài: bệnh Phong kiêm thương thực. Ưỡn cong trở vào mà chỉ tay nhỏ bé, bệnh tuy nặng mà chứng thuận còn có thể trị được. Nếu ưỡn cong trở ra mà chỉ tay đi mạnh lên đến móng tay, bất trị. | |
24 | Phân Chi Hình: Hình chỉ tay như cành cây lên đến ngọn mọc thêm cành nhỏ, tuy thuộc loại bệnh nặng nhưng đã phân chi thì cũng trị được. |
III. XEM MẠCH THỐN KHẨU
1. CÁCH XEM MẠCH
Xem mạch bộ Thốn khẩu của trẻ em chưa thể phân chia ra 3 bộ (Thốn, Quan, Xích) mà xem từng bộ một được. Ta phải đặt dọc một ngón tay cái hay một ngón tay trỏ của ta lên trên bộ Thốn khẩu của trẻ em mà xem tổng quát trên dưới thông suốt cả 3 bộ rồi nghe sức mạch và đếm số mạch đi lại “thế nào, bao lần” mà định bệnh.
Nói chung: Mạch đến 7 chí hay 8 chí: thuần dương bình thường vô bệnh. Mạch đến 5 chí hay 6 chí là Trì. Mạch đến 11 chí hay 12 chí là Sác. Đó là nhận rõ: mạch Bình thường và Trì Sác.
Ngoài ra lúc bệnh:
+ 3 chí: Thoát (hao mất đi, dương thoát, âm thoát, cơ nhục thoát, khí thoát, huyết thoát).
+ 3-5 chí: Hư (khí huyết hư nhược).
+ 7-8 chí: Bệnh nhẹ.
+ 9 -10 chí: Bệnh nặng.
+ 11-12 chí: Nguy (chí mạch đến, có đi mới đến).
Đó là nói số mạch tức (đi và đến). Sau đây nói trong số mạch tức ấy là tên mạch gì và mạch ấy bệnh gì!
2. MẠCH BỆNH :
- Phù hoãn: Bệnh thương phong.
- Phù hồng: Vị nhiệt, phong nhiều.
- Hồng khẩn: Thương hàn.
- Hồng: đau bụng giun.
- Hồng mà Trì: Trong tim, trong bụng buồn bực đầy trướng.
- Sác xúc: Sài kinh.
- Trầm Trì: Hư hàn.
- Trầm hoãn: Ăn bú không tiêu, đầy bụng, đau bụng.
- Trầm sáp: Khí lạnh ngưng trong bụng.
- Trầm Sác: Lạnh trong xương.
- Trầm Tế: Đau bụng.
- Tế thực: Bụng có tích.
- Tế: Cam tích khiến hao mòn gầy ốm.
- Khẩn mà Huyền: Kinh giản thuộc phong.
- Khẩn Sác: Kinh phong, chân tay co giật.
- Khẩn Huyền Lao Thực: Đại tiện bí (Lao: rắn chắc hơn Thực, như Cách).
- Khẩn ở Nhân Nghinh: Thương hàn.
- Khẩn ở Khí khẩu: Thương thực.
- Hư mà Nhu: Khí nghịch lên khiến kinh sợ, mất tinh thần.
- Huyền Trường: Phong ở Cách, cũng là bệnh sợ người lạ, sợ tiếng động, sợ vật lạ, phát kinh. Gọi là bệnh Khách ngỗ.
- Huyền Khẩn: Khí trong bụng không Thông hoà.
- Hoạt: Cảm sương, cảm lạnh, cảm thấp.
- Khổng khâu: Bệnh lỵ phân có máu.
IV. BỆNH BIẾN CHƯNG:
Biến: thay đổi. Chưng: nóng chưng chưng.
Biến chưng: Tuần tiết biến chưng.
Tuy không phải bệnh biến chưng, nhưng nói: “Bệnh biến chưng” để người mới học khỏi lầm với “Biến chứng”.
Trẻ em kể từ lúc mới sanh, cứ 32 ngày một lần biến, 64 ngày một lần chưng. Cứ đủ 8 lần biến, 10 lần chưng gọi là Bát Biến Thập Chưng.
1. Lịch biến chưng:
- Từ sơ sinh đến 32 ngày “nhất biến” sinh Quý, Thuỷ, thuộc Túc thiếu âm Thận, chủ về sinh Tinh.
- Đến 64 ngày “nhị biến, nhất chưng” sinh Nhâm Thuỷ, thuộc Túc Thái dương Bàng Quang. Hiện trạng: tai, xương, mông đít lạnh mát.
- Đến 96 ngày “tam biến” sinh Đinh, Hoả, thuộc Thuỷ thiếu âm Tâm chủ tàng Thần, tính đã biết mừng.
- Đến 128 ngày “tứ biến, nhị chưng” sinh Bính, Hoả, thuộc Thủ thái dương Tiểu trường. Hiện trạng: vã mồ hôi mà hơi sợ.
- Đến 164 ngày “ngũ biến” sinh Ất, Mộc, thuộc Túc quýêt âm Can. Chủ tàng Hồn, mà hay cười.
- Đến 192 ngày “lục biến, tam chưng” sinh Giáp, Mộc, thuộc Túc thiếu dương Đởm. Hiện trạng: 2 con mắt đo đỏ mà không bị nhắm.
- Đến 224 ngày “thất biến” sinh Tân, Kim, thuộc Thủ thái âm Phế chủ về tàng Phách, sinh tiếng nói.
- Đến 256 ngày “bát biến, tứ chưng” sinh Canh, Kim, Thuộc Thủ dương minh Đại trường. Hiện trạng: da thịt phát nóng, ra mồ hôi hay có khi không ra mô hôi.
- Đến 288 ngày “cửu biến” sinh Kỷ, Thổ, thuộc Túc Thái âm Tỳ, chủ tàng ý và trí.
- Đến 320 ngày “thập biến, ngũ chưng” sinh Mậu, Thổ, thuộc Túc dương minh Vị. Hiện trạng: đau bụng, không chịu ăn mà ợc sữa.
- Đến 320 ngày tức 10 tháng 20 ngày đủ “thập biến”, còn bát chưng, đến đây mới có Ngũ chưng, còn Tam chưng.
- Tiếp đó, 64 ngày nữa, 1 tuần đại chưng, cộng 384 ngày ( 320 + 64 = 384) đủ 12 kinh mạch (thủ kinh, túc kinh) cho nên tay có đủ Huyết mới biết cầm đồ vật, chân có đủ huyết mới đi, mới đứng.
- Lại 64 ngày nữa là 2 tuần đại chưng, cộng 448 ngày, tính tình ý chí nói năng khác trước.
- Lại 64 ngày nữa là 3 tuần đại chưng, cộng 512 ngày (tức 17 tháng đủ tuần) “bát chưng”.
Nên biết: Trong lịch biến chưng nói đến 12 kinh mà bỏ qua Thủ Quyết âm Tâm bào lạc và Thủ thiếu dương Tam tiêu không nói đến. Bởi 2 kinh ấy không có hình trạng riêng thì không biến và không chưng.
Trong thời gian biến chưng, mỗi khi biến chưng là mỗi lần thay đổi khí huyết xương thịt để lớn lên và khôn biết hơn.
Mỗi khi biến, mỗi khi chưng ấy em nào bẩm thụ tiên thiên hữu dư thì chỉ hơi ươn mình, không có chứng bệnh gì biểu lộ ra ngoài. Em nào bẩm thụ tiên thiên bất túc nóng mình, ỉa chảy, ói mữa, quấy khóc có khi nhẹ, có khi nặng, bình tĩnh dưỡng nuôi chả có sao cả, chớ có hấp tấp chạy thuốc, nếu sai lầm lại sinh bệnh lớn. Nếu muốn cho thuốc uống, chỉ nên cho thuốc bình hoà là duy nhất (*)
(*) Bình hoà ẩm tử:
- Bạch phục linh bỏ vỏ 6 g,
- Sâm 2g (tẩm chút nước Gừng sấy khô, tìm được Sâm tốt càng hay, nếu không, Đảng sâm, Sa sâm cũng được.
- Cam thảo 1 g.
- Thăng ma: (loại xanh) ¼ g, em nào Tỳ Vị yếu kém, thêm
- Bạch truật (sao khô) 4 g.
Tất cả đồ chung, nấu lấy nước cho uống. Thời gian uống thuốc: Trước khi biến chưng và sau khi biến chưng đều nên cho uống một thang thuốc trên. Công năng: khỏi được nhiều bệnh mà khoẻ mạnh.)
Dấu hiệu biến chưng: Hễ thấy môi trên (có khi cả môi dưới) của đứa trẻ nó phồng trắng lên mà ngấn ngang như con tằm loại lớn nằm ở đó là trong người đứa trẻ ấy đang biến chưng.
2. Mạch Biến Chưng:
Mạch lúc biến chưng cũng tuỳ theo ngày tháng năm mà thay đổi.
- Hồng Hoạt: Phần nhiều là lúc biến chưng.
- Phục mà Trì: Cảm lạnh, làm ụa mửa và có cơn nóng.
- Phục mà Kết: Thức ăn hay khí (hơi) tích tụ ở bụng.
- Mạch trước lớn, sau nhỏ: Thuận.
- Mạch trước nhỏ, sau lớn: Nghẹn hơi ở cổ họng.
- Mạch lớn nhỏ không quân bình: Tinh thần bất ổn.
- Hồng mà Tứ chi: Trong tim trong bụng buồn phiền đầy trướng.
V. NÓI CHUNG VỀ MẠCH THUẬN NGHỊCH
- Chứng đái són, kinh sợ, phát giật: Mạch qua Thốn khẩu vào dến Ngư tế Phù sác mà mình ôn hòa: thuận; nếu Trầm Tế mà mình lạnh: nghịch.
- Chứng Dạ đề ( khóc đêm): Mạch Vi Tiểu: thuận; Hồng Đại mà mình nóng: nghịch.
- Chứng Ọc sữa: Mạch Phù Đại mình ôn hòa: thuận; nếu Trầm Tế mà mình lạnh: nghịch.
- Bệnh Cam hao mòn: Mạch Khẩn Sác phân ỉa chặt: thuận; nếu Trầm Tế phân ỉa lỏng: nghịch.
- Bệnh đau bụng giun: Mạch Khẩn Hoạt mình ôn hòa: thuận; nếu Phù Đại môi nổi sắc xanh: nghịch.
Ngoài ra mạch bệnh cũng chẩn đoán như mạch bệnh người lớn
B. VỌNG SẮC
Vọng sắc: Trông hình sắc cũng như nói “ quan hình sát sắc” . Xem xét hình trạng và màu sắc ở mặt mũi thân thể trẻ em để biết bệnh mà trị.
Màu sắc hiện ra trên mặt mũi thân thể của trẻ em ( cả người lớn) chủ yếu bởi cái “Khí” của khí và huyết trong 5 tạng ( màu sắc tạng nào hiện ra ở bộ vị của tạng ấy) mỗi tạng một màu, 5 tạng có 5 màu: xanh, đỏ , vàng, trắng và đen. Đó là chính sắc của 5 tạng. Ngoài ra khi có bệnh thì hiện ra đỏ tía, đỏ hồng, trắng xanh, vàng hồng, đen thâm… là những giản sắc, biến sắc hay kiêm sắc khác với chính sắc vậy.
Tóm lại: Khí hòa thì sắc hòa, Khí bệnh thì sắc bệnh.
Khí huyết của 5 tạng bình hòa vô bệnh, hiện ra những màu sắc tươi đẹp đúng với ý nghĩa “ tương sinh” ở bộ vị nó: thuận.
Khí huyết 5 tạng bất hòa có bệnh hiện ra những màu sắc ảm đạm khác với bộ vị của nó có ý nghĩa “ tương khắc”: nghịch.
I. BỘ VỊ VÀ MÀU SẮC CHÍNH CỦA 5 TẠNG Ở TRÊN MẶT
Mỗi tạng có một bộ vị, mỗi bộ vị có một tên chữ, mỗi tên chữ có một danh hiệu:
TẠNG | BỘ VỊ | TÊN CHỮ | DANH HIỆU |
Can | Má bên trái | Tả giáp | Thanh Long |
Tâm | Trán | Ngạch | Thiên đình |
Tỳ | Đầu mũi | Tỵ chuẩn đầu | Trung đình |
Phế | Má bên phải | Hữu giáp | Bạch hổ |
Thận | Vành hàm dưới | Hàm hạ | Địa các |
SẮC | BỘ VỊ | TẠNG | MÙA | HÀNH |
XANH | Má bên trái | Can | Xuân | Mộc |
ĐỎ | Trán | Tâm | Hạ | Hỏa |
VÀNG | Mũi | Tỳ | Tứ quý | Thổ |
TRẮNG | Má bên phải | Phế | Thu | Kim |
Đen | Vành hàm dưới | Thận | Đông | Thủy |
Ngoài ra: Mắt thuộc Can, Lưỡi thuộc Tâm, Môi thuộc Tỳ, Mũi thuộc Phế, Tai thuộc Thận, Ấn đường thuộc Tâm và Trung đình, thiên đình, Tư không, Phương quảng cùng thuộc bộ vị của Mệnh môn.
II. TỔNG KÊ 46 BỘ VỊ TRÊN MẶT
- Màu sắc 14 bộ vị ở giữa mặt:
- Lỗ thóp nổi đầy cao hay ngang bằng: Khí đủ.
- Lỗ thóp trũng xuống: Khí thiếu.
- Lỗ thóp đương đầy bằng, tự nhiên trũng xuống: cảm hàn, ỉa chảy, hay nóng sốt kinh sợ làm sút khí lực đi.
- Lỗ thóp đỏ sưng: Đàm nhiệt kinh phong.
- Lỗ thóp đỏ nóng: sợ, khóc đêm. Nếu đen: nguy.
- Lỗ thóp mềm nhũn phía trước: Khí huyết người mẹ yếu.
- Lỗ thóp mềm nhũn phia sau: Tinh người cha loãng.
2. Phát Tế ( Chân tóc)
( cũng là huyệt Phát Tế, đường ngang chân tóc có 2 huyệt Phát Tế, ở hai góc trán, giữa lông mày thẳng lên)
- Tóc đen bóng đậm: Huyết tốt.
- Tóc vàng sạm xơ xác, cháy khô: thiếu huyết mà lục phủ nóng.
3. Ngạch ( trán – từ chân tóc đến ngang hai lông mày)
- Trán đỏ: Phong nhiệt ở Tâm làm nóng ráo, ngủ không yên, hay kinh sợ.
- Trán xanh đen: Phong tà ở Tâm Can làm đau bụng kinh sợ, la khóc, tay chân máy giật.
- Trán xanh đen đậm hơn: Đau tim, đau bụng.
- Trán vàng mà da khô nóng: Âm hư, lắm mồ hôi trộm.
4. Tư không ( dưới Trán trên Ấn đường)
Tư không màu xanh đen: Bệnh kinh phong nặng.
5. Ấn Đường ( cũng là huyệt Ấn Đường – giữa 2 đầu lông mày)
- Ấn Đường trắng sáng: Vô bệnh.
- Hồng: Đàm nhiệt.
- Xanh: Gặp người lạ kinh sợ.
- Xanh tía đen: Tâm thần bất an.
- Xanh vàng: Phong đàm.
- Xanh đen: Đàm làm đau bụng, kinh sợ, quấy khóc.
- Xanh đỏ: Nóng kinh sợ.
- Ấn Đường đến Sơn Căn đỏ: Tam và Tiểu trường nhiệt, đái đỏ mà ít.
- Ấn Đường đến đầu mũi đỏ: Nhiệt tích ở Tam tiêu. Nếu Ấn Đường đen: Nguy.
6. Sơn Căn ( chỗ gẫy của mũi, giữa 2 khóe mắt)
+ Sơn Căn nổi đường gân xanh vắt ngang khóe mắt bên này sang bên kia: Can mộc khắc Tỳ thổ sẽ phát ỉa chảy lên cơn Sài kinh.
Nên biết rằng, gân vắt nganh ấy, xanh đạm cả đường gân: nặng. Xanh có một chấm thôi: nhẹ. Nặng hay nhẹ cũng cứ ôn bổ Tỳ là khỏi.
- Gân xanh ấy, khi đứa bé khỏe mạnh không có. Nếu ốm yếu nổi lên.
- Gân ấy vàng: Đau bụng cuống quýt ( hoắc loạn)
- Tia tía: Thương nhũ thực.
- Đỏ: Khóc đem ( dạ đề)
+ Sơn căn đến đàu mũi hồng hồng: Tâm Vị nhiệt, đại tiểu tiện bí.
+ Sơn căn đen: chí nguy.
7. Niên Thọ ( sống mũi )
Sống mũi đỏ tươi bóng sáng thường hay có bệnh về mủ máu như mụn nhọt hay lỵ máu.
Sống mũi bằng phẳng: Thọ; Trũng xuống: Không thọ.
8.Tỵ chuẩn đầu ( Đầu mũi)
- Đầu mũi vàng: Vô bệnh.
- Vàng sẫm: Đại tiểu tiện không thông.
- Đỏ: Nóng trong mình không thèm ăn.
- Xanh: Ọc sữa.
- Trắng lợt: Không thèm ăn, ỉa chảy.
- Lỗ mũi khô: Đại tiểu tiện không thông.
- Lỗ mũi khô, khó thở, thở có tiếng phì phì: Chảy máu mũi, máu cam ( nục huyết)
- Lỗ mũi khô, cháy đen, phải ngất lên mà thở: Phế khí tuyệt. Nếu khi ấy bàn tay, bàn chân không có vân, trên môi không có ngấn sẽ bất trị.
- Lỗ mũi ngứa: Phế khí nóng, có cam trùng.
- Lỗ mũi đen như ống khói: Tâm hỏa đốt Phế kim, sẽ phát sài kinh có thể nguy.
- Phía ngoài lỗ mũi đỏ loét, ngứa chảy nhựa: Can khí và Phế khí nóng thở hơi ra phát đỏ ngứa.
- Đầu mũi hay giữa mặt, trắng như xương khô, như phấn vôi: Phế khí tuyệt sẽ nguy.
- Đầu mũi nổi hình tựa như hoa quế lại có quầng đen: Tỳ vị yếu làm ụa mửa, ỉa chảy, đầy bụng không thèm ăn, tay chân mỏi mệt.
9. Nhân Trung ( đường sâu giữa môi trên)
Nhân Trung: ứng với Tiểu trường, có huyệt Nhân Trung tức huyệt Thủy Cấu ở Mạch Đốc.
- Nhân Trung dài mà sâu: Tốt. Ngược lại xấu.
- Nhân Trung đen: Bệnh giun. Nếu đen kéo dài đến 9 ngày: Nguy.
- Nhân Trung có những chấm đen: Ói mữa, kiết lỵ.
- Nếu 2 bên Nhân Trung vàng: Thương thực.
- Nhân Trung xanh: Ăn bú không tiêu, ỉa phân xanh.
- Miệng: Bình thường sắc hồng hồng: Vô bệnh.
- Khô: Tỳ nhiệt
- Trắng lợt: Hư hàn.
Có sách chép: Miệng trắng: Bệnh mất máu ( chảy máu mũi, thổ ra máu hay ỉa ra máu). Nếu xanh vàng: Bụng có tích sẽ làm kinh. Nếu xanh đen: nguy.
- Miệng chảy nước dãi nhớt: Bụng có cam giun.
- Miệng lở loét ngứa chảy dãi: Tỳ hàn có trúng.
- Môi miệng đỏ như màu gan ngựa hay như màu máu đã chết: Tâm khí tuyệt: sẽ nguy.
- Miệng chảy dãi trắng mà mặt thâm đen: Nguy.
- Bốn góc trong miệng đen như than: Nguy.
- Miệng đỏ như màu vỏ quýt chín: Tâm bệnh hay thuộc loại nóng quá sinh sợ hãi khó ngủ.
11. Thần ( Môi)
Môi dưới phồng nổi trắng có từng ngấn vệt ngang như con tằm loại lớn nằm trên môi: lúc nóng “ Biến chưng” ( xem biến chưng nơi mạch Thốn khẩu). Đó là lúc vừa nóng vừa lớn: Tốt. Nếu khi ấy cả môi trên cũng phồng càng tốt.
- Môi hồng mà mặt đỏ: Bệnh thương hàn.
- Môi trắng lợt: Ụa mửa dãi nhớt hay chảy máu mũi; thổ ra máu, ỉa ra máu.
- Môi đỏ hồng mà khô săn: Khát nước, chảy nước mũi.
- Môi đỏ hồng, không săn: Hôi miệng, đại tiện không thông, quấy khóc đêm không ngủ yên.
- Môi vàng mà miệng hôi: Tỳ có tích.
- Môi trắng, miệng đen: Nóng làm kinh
- Môi miệng tia tía: Giun cắn trong bụng, miệng chảy dãi.
- Môi xanh: Tỳ hàn, ăn bú ít lại có khi đau bụng. Môi xanh cũng có thể cả Khí và huyết hư hàn.
- Môi hồng sẫm: Phế hư nhiệt.
- Môi trắng bệnh: Phế hư hàn nhưng trắng mà bóng sáng: dễ trị; Nếu trắng sác như xương khô: khó trị.
- Môi trắng lợt lạt: Thương thực, bụng to, ruột sôi.
12. Thiệt ( Lưỡi)
Lưỡi nứt nẻ trên lưỡi mọc gai, lưỡi chảy máu đều là dương độc.
- Lưỡi lở loét, người nóng: Tâm Tỳ thực nhiệt.
- Lưỡi lở loét, người mát, ăn ít, ỉa chảy: Tỳ vị hư nhiệt.
- Lưỡi co lại: Kinh sợ.
- Lưỡi khô, lưỡi trắng, lưỡi đen, lưỡi vàng, lưỡi đỏ, lưỡi sưng, lưỡi dộp trắng, đa số bởi đại tiện không thông. Nếu lưỡi đen sau khi mắc bệnh tả, bệnh lỵ: Nguy.
- Lưỡi vàng: Tỳ yếu.
- Lưỡi trắng: Bệnh tiêu khát ( uống vào đái ra ngay).
- Lưỡi đầy màu tia tía như vỏ trái vải: Nhiệt tích ở Tam Tiêu.
- Lưỡi nứt chảy máu: Khí nóng ở ngoài phạm vao Tâm. Nếu bệnh nặng hơn mà lưỡi dộp xanh hay dộp trắng: Khó trị.
- Lưỡi khi săn lại, khi nở ra ( lộng thiệt): Tỳ nhiệt.
- Lưỡi dầy như hai lưỡi ( trùng thiệt), lưỡi cứng như miếng gỗ ( mộc thiệt) đều là Tâm và Tỳ nhiệt.
- Lưỡi và cả môi dộp trắng như bông gòn: Vị nhiệt.
13. Thừa Tương ( từ chỗ trũng môi dưới đến cằm, có huyệt Thừa Tương)
- Thừa Tương xanh: Khi ăn phát sài kinh hay nóng quấy, khóc đêm.
- Vàng: Khí nghịch lên bắt ọc thổ ra.
- Hồng: Bệnh ở Thận.
14. Địa cát ( Vành hàm dưới)
- Vành hàm dưới trắng: Thận yếu
- Vành hàm dưới thâm: Thận lạnh.
Đó là 14 bộ vị chính tại hàng dọc giữa mặt.
- MÀU SẮC 16 BỘ VỊ MỘT BÊN MẶT
Góc trán cũng thuộc Tâm, vì gần kề bên trán.
- Góc trán màu sắc mờ ám: Tâm nhiệt.
- Góc trán cũng còn thuộc bộ vị của Mệnh môn.
2.2. Thái Dương ( Đuôi lông mày thẳng lên chân tóc chỗ có trũng, cũng là huyệt Thái Dương).
- Thái Dương bên trái xanh: Kinh sợ loại nhẹ.
- Hồng: Thương hàn, nghẹt mũi, khó thở, nóng biến chưng.
- Đen: Tích sữa ở dạ dày.
- Thái dương bên phải xanh: Kinh sợ loại nặng.
- Hồng: Nóng sinh phong giật. Nếu khi ấy mặt đen: Nguy.
2.3. Thái âm ( ngoài Thái Dương gần chân tóc)
- Thái âm kể cả trái phải đều hồng: Trong ngoài đều nhiệt.
- Thái âm hồng lan tói Văn Đài: Nhiệt cực.
- Thái âm hồng suốt đến Vũ Đài: Biến chưng.
2.4. Văn Đài ( cuối lông mày thẳng ra gần chóp tai)
2.5. Lưỡng Nhĩ ( hai tai)
- Tai hơi đỏ phía trước: Có thể điếc.
- Hơi vàng: Thận hư làm kinh sọ, ngủ nghiến răng.
- Vành tai khô đen: Nóng trong xương ( cốt chưng).
- Chóp tai đen, xương sau tai cũng đen, quanh lỗ tai đen mà lỗ mũi cũng đen như than, móng tay đen, móng tay chẻ ra, khóc vài tiếng như tiếng quạ đều khó trị.
- Tai đen trong ngoài tai cũng đen: Thận đã tuyệt sẽ nguy.
- Tai đen màu bóng như màu cánh quạ: Thận bị hư vì Tâm hỏa khắc.
2.6. Vũ Đài ( dưới Văn Đài bên cạnh nhánh tai)
2.7. Phong Môn ( dưới Vũ Đài gần dái tai, Phong môn này không phải huyệt Phong Môn ở Bàng Quang kinh)
- Phong Môn đen: Đau quặn từ ruột đến háng ( bệnh sán khí)
- Xanh: Kinh sợ.
- Hồng: Ói mửa, ỉa chảy.
2.8. Ngư Vĩ ( Nơi vành xương mắt, phía ngoài cuối con mắt)
Phía ngoài cuối lông mày con mắt nhức đỏ ngứa: Gan nóng mà có trùng cắn ở đó.
2.9. Lưỡng Giáp ( hai má)
- Mắt xanh như màu chàm ( thanh đại): gặp người lạ, vật lạ làm kinh sợ ( khách ngỗ).
- Vàng: Nóng có đàm nhiều.
- Hồng: Kinh phong.
- Đỏ: Bàng quang nóng không thông đái.
2.10. Lưỡng Di ( hai mép)
- Mép đỏ: Nóng, sợ quấy khóc.
- Đỏ: Ăn vào thổ ra.
Có sách chép:
- Đỏ: Phế nhiệt.
- Mép dưới đỏ: Thận nhiệt.
- Mép biến sắc bất thường: Có phong từ trong thai ( thai phong) hay kinh sợ.
2.11. Lưỡng Thiệm ( bắp thịt nhỏ u lên, dưới khóe mi mắt dưới, giáp sống mũi chạy xuống tới má)
- Bắp thịt bên trái hồng: Can có phong nhiệt làm nóng mình co quắp.
- Xanh đen: Kinh sợ hay đau bụng.
- Đỏ lợt: Mỗi chiều có cơn nóng ( trào nhiệt).
- Bắp thịt bên phải hồng: Phong nhiệt.
- Đỏ lợt cũng là cơn trào nhiệt hay ỉa phân khô, thở khó, lại có ho.
2.12. Khí trì ( chỗ trũng dưới khóe mắt dưới)
- Khí trì hồng: Thương phong đã nhập lý.
2.13. Lưỡng mục ( hai mắt)
- Mắt đỏ: Trong thì Tâm Can nhiệt, ngoài thì cảm gió nóng làm buồn phiền nóng ráo.
- Vàng: Tỳ có tích mà miệng hôi, không thèm ăn.
- Xanh: Can phong nhiệt làm kinh sợ.
- Mi mắt sưng bóng lên: Ho lâu, nặng ngực hay thức ăn tích lại sinh bệnh cam.
- Con ngươi vàng đỏ: Có cơn nóng sớm hay chiều.
- Cuối con mắt nứt nẻ lại có vần hồng: Kinh phong.
- Đưa tay dụi mắt: Muốn làm kinh phong.
- Mắt như có mây có khói: Gan nóng nhiều, nên đề phòng có thể nổi con ngươi ra như mắt chim sẻ.
- Mi mắt trên sưng bóng mà mặt phù: Tỳ có tích.
Có sách chép: “ Bất luận sau khi mắc bệnh gì mà hai con ngươi đờ ra như mắt cá không chuyển động con ngươi sé nguy, nhưng nếu tinh thần còn khôn biết thì trị được”.
- Mắt và mặt đều sưng phù: Bệnh đầy trướng phát thở.
- Tròng đen tươi đầy mà mắt sáng: Bẩm thụ tinh huyết tốt, ít bệnh.
- Tròng trắng nhiều hơn tròng đen mà con ngươi vàng hay nhỏ: Bẩm thụ tinh h uyết kém lắm bệnh.
- Mắt hồng sẫm: Tâm nhiệt.
- Mắt hồng nhạt: Tâm hư nhiệt.
- Mắt xanh: Can nhiệt.
- Mắt vàng: Tỳ nhiệt.
- Mắt kém sáng, con ngươi yếu: Thận hư.
- Mắt xanh biếc, mà con ngươi lại đờ ra như mắt cá: Bệnh này nguy, chết về đêm. ( Mắt thuộc Can, khí trong Can thiếu, gân không hoạt động được nên mắt đờ ra. Con ngươi thuộc Thận, Thận tuyệt con ngươi không đưa đẩy được).
- Lông mày đỏ: Bệnh khóc đêm ( dạ đề).
- Lông mày đỏ hồng: Cảm phong , đau đầu.
- Giữa lông mày ( My tâm) trắng lợt: Ăn không tiêu, ỉa chảy phân trắng, còn nguyên chất. Nếu đau lâu sắc hồng: Nguy.
- Giữa lông mày tia tía: Phong nhiệt.
- Lông mày xoắn lại, không nở ra: Nóng minh, nhức đầu.
- Lông mày trắng: Nhiệt tích.
- Lông mày xanh: Lên cơn sài kinh.
- Lông mày đen: Nguy.
2.15. Phong trì ( phía trên gần đầu lông mày, không phải huyệt Phong Trì của Đởm kinh)
- Phong trì hồng: Bệnh phong đàm đề phòng phát kinh giật.
2.16. Phương Quảng (phia trên cuối lông mày)
Phương Quảng sáng bóng tươi nhuần: Tốt. Nếu thâm đen sẽ lên kinh: Xấu.
Ngoài ra những em nhỏ thức hay ngủ, bàn tay thường xòe ra: Tâm thần yên định vô bệnh.
Bàn tay nắm chặt lại: Tinh thần sợ hãi có thể làm kinh.
Hai tây ôm đầu, hai chân vắt chéo nhau: Khó nuôi.
Bụng đầy gân xanh ( từ hai bên xương sườn gân xanh nổi lên tỏa xuống bụng như chùm rễ cây xanh rờn): Tỳ yếu, bệnh cam tích làm kém ăn ỉa chảy.
Bụng to, tay chân nhỏ cũng là cam tích.
Rốn sâu, trong lên: Dễ nuôi.
Rốn lồi cao: Khí tích.
III. TÌM MÀU CHÍNH CỦA NGŨ QUAN TRÊN MẶT
Ngũ quan là 5 quan năng tức 5 khiếu: mắt, mũi, môi, lưỡi và tai.
Mỗi quan thuộc một tạng. Mỗi tạng thuộc một mùa. Mỗi mùa thuộc một hành. Mỗi hành có một màu sắc.
Nhập bảng
Đó là 5 màu sắc chính của ngũ quan vẫn ẩn tàng ở trong nhưng khi đột xuất màu gì ở quan nào là bệnh ở tạng ấy. Ví dụ:
- Mắt xanh: Tâm nhiệt.
- Lưỡi đỏ: Tâm nhiệt.
- Môi vàng: Tỳ tích.
- Mũi trắng: Phế lạnh
- Tai đen: Thận hàn.
+ Ngũ quan đều xanh: Bệnh kinh, bệnh tích. Nếu không trị hết có thể phát kinh phong. Đứa trẻ ấy hẳn là tinh thần thăng giáng không yên.
+ Ngũ quan đều hồng: Bệnh đàm tích. Đứa trẻ khi ấy hẳn là tinh thần hốt hoảng, khí sắc không tươi.
+ Ngũ quan đều vàng: Bệnh thực tích làm nóng lạnh ăn uống không tiêu, ói ợ đầy trướng hay làm bệnh tả, bệnh lỵ. Đứa trẻ khi ấy hẳn là tinh thần u ám mê mẩm.
+ Ngũ quan đều trắng: Phổi khó thở, ruột ỉa chảy, không lợi tiểu lại muốn bắt thổ, bắt lỵ. Đứa trẻ khi ấy hẳn là tinh thần khờ dại.
+ Ngũ quan đều đen: Nghịch chứng. Đứa trẻ khi ấy hẳn là tinh thần u mê đăm đẳm, có thể nguy.
Bất luận bệnh gì hễ mặt vàng là dễ trị và vàng là màu của Tỳ Vị. Có mầu vanghf còn có Vị khí; nếu mặt không vàng là hết Vị khí, khó trị lắm.
Ví dụ: Mặt vàng mà mắt xanh, đỏ, trắng hay đen đều dễ trị.
Nếu mặt xanh mà mắt đỏ, mặt đỏ mà mắt xanh; mặt đỏ mà mắt trắng; mặt xanh mà mắt đen, đều là “tương khắc” khó trị lắm ( tương khắc tính theo màu sắc ngũ hành biết tạng phủ tương khắc)
III. VĂN THANH
Thanh: tiếng, Văn Thanh: nghe tiếng.
- Nghe tiếng khóc, tiếng cười, tiếng nói, hơi thở và nghe ý tứ, nghe tình trạng của trẻ em để biết bệnh mà trị.
- Tiếng khóc, tiếng cười, tiếng nói và hơi thở từ miệng mũi phát ra, do phế khí phát ra.
- Mỗi tiếng phát ra đều có âm theo sau, nên nói “thanh âm”. Thanh mạnh, âm mạnh, thanh yếu, âm yếu.
Vậy Phế là đầu mối, phát ra thanh âm mà Thận cũng là căn bản phát ra thanh âm.
- Thanh âm là gốc bởi Phế khí và Thận khí.
- Khí đầy đủ: Thanh mạnh mẽ mà âm du dương.
- Khí suy nhược: Thanh đứt đoạn mà âm khô khan. Thí dụ:
+ Tiếng phát ra nhẹ nhàng trong trẻo mà mạnh mẽ: khí mạnh.
+ Tiếng phát ra cũng nhẹ nhàng trong trẻo mà yếu ớt: khí nhược.
- Khi mới lọt lòng ra, tiếng khóc lớn vang: dễ nuôi, rè rè bé bé nhỏ: khó nuôi.
- Tiếng phát ra nặng nề mà ồ ồ: Cảm phong.
- Tiếng khóc thét lên mà người cứ chồi lên: Tâm nhiệt muốn phát cuồng.
- Tiếng khóc lớn mà dồn dập: Tinh thần kinh sợ.
- Tiếng phát ra như mắc nghẹn: Khí nghịch không thuận.
- Tiếng run run: Người lạnh.
- Tiếng vít chặt cổ không khóc lên được: Đàm.
- Tiếng hỗn hển như suyễn: Khí đẩy ngược lên.
- Tiếng khóc phì phè, chảy mũi chảy dãi: Cảm gió lạnh.
- Tiếng khóc trầm ngâm nặng nề: Cam tích.
- Tiếng khóc trầm ngâm kinh sợ không âm vang: Bệnh nặng.
- Tiếng khóc gắt gỏng gào to, không có nước mắt: Đau bụng.
- Khóc hoài lải nhải không nín mà lắm nước mắt: Bệnh kinh.
- Khóc lè nhè dài dòng : Nóng mình nhức đầu.
- Khóc lè nhè đẩy người lên cũng là đau bụng.
- Rên hừ hừ, nằm yên, quay mặt vào: Tỳ hàn (phải ôn tỳ gấp).
- Hơi thở đều, sắc mặt tươi: Khí hoà.
- Hơi thở rướn cao, xuống thấp không đều: Khí thiếu.
Nghe tình ý:
- Ăn bú vồ vập: Đói hay khát.
- Ăn bú uể oải chậm rãi: Bụng no đầy.
- Bú vài hơi, bỏ vú ra để thở: Mũi bị nghẹt.
- Nằm ngủ hay trở mình: Nặng ngực hay ngứa mình.
- Nằm ngủ đăm đẳm, ngủ nhiều: nóng trong người hay lạnh trong người.
- Bế gần lửa sưởi ấm, xoay trở không chịu: nóng trong người; nếu chịu nằm yên: lạnh trong người.
- Bế ra chỗ mát, nằm yên dãi dề: nóng trong người, nếu nằm yên mà co người lại: lạnh trong người.
Tóm lại: Nghe tiếng khóc, nói, cười, hơi thở và tình ý của trẻ em, phải chuyên chú tinh tường, phân tách kỹ càng không nên hấp tấp sơ sài vậy.
IV. VẤN CHỨNG
Vấn chứng: Hỏi chứng bệnh. Muốn biết đứa trẻ khoẻ mạnh hay bệnh tật yếu đau, mặc dù đã xét mạch, xem hình sắc và nghe tiếng khóc, hơi thở, cũng cần phải tìm cha mẹ hay người nhà của đứa trẻ mà hỏi những gì cần phải hỏi cho tinh tường chu đáo hơn.
1. Hỏi em là con đầu lòng hay con thứ mấy?
Để biết em là con đầu lòng, em được bẩm thụ tinh huyết của cha mẹ em đầy đủ. Nếu em là con thứ mấy, em bẩm thụ tinh huyết của cha mẹ khi đã suy kém. Đầy đủ thì khoẻ mạnh, suy kém thì yếu đuối.
2. Hỏi (hay nhận xét) hoàn cảnh cha mẹ em dư dật hay thiếu thốn?
Để biết nhà em dư dật, em được ăn uống chất cao lương nhiều; nhà em thiếu thốn, em phải kham khổ dưa muối nhiều. Vì cao lương nhiều thì lắm đàm mỡ, dưa muối nhiều thì âm huyết thiếu.
3. Hỏi khi mang thai, thai có mạnh không?
Để biết khi mang thai vô bệnh thì khí huyết dưỡng thai đầy đủ hẳn em được mạnh. Nếu khi mang thai đau yếu liên miên, hẳn em yếu đuối.
4. Hỏi khi sanh em có đủ tháng không?
Để biết sanh đủ tháng khí huyết đầy đủ, đứa trẻ khỏe. Nếu sinh thiếu tháng, khí huyết yếu, đứa trẻ yếu.
5. Hỏi đứa trẻ ăn bú như thế nào?
Để biết ăn bú nhiều. Tỳ vị khỏe, ăn bú ít, Tỳ vị yếu, lắm bệnh.
6. Hỏi tiểu tiện có thông lợi không?
Để biết tiểu tiện thông lởi thì Phế khí tốt.
7. Hỏi đại tiện có chặt không?
Để biết đại tiện chặt: Trường vị mạnh. Nếu lỏng: Trường vị yếu.
8. Hỏi em đã mọc răng chưa? Mấy tháng mọc? Hỏi xương thóp đã đầy đủ chưa? mấy tháng đầy?
Để biết gái 7 tháng, trai 8 tháng mọc răng và gái 7 tuổi, trai 8 tuổi thay răng và gái trai đều đầy năm thì xương thóp đầy kín, nếu quá thời hạn ấy, mà răng chưa mọc, chưa thay, xương thóp chưa đầy kín, là bẩm thụ Tinh Huyết thiếu. Vì răng và thóp đều là xương, xương thuộc Thận, bẩm thụ tinh huyết ở Thận cung của cha mẹ đầy đủ thì răng và thóp mới đúng kỳ hạn mà thay mà đầy được.
9. Hỏi mấy tháng em biết lật, biết ngồi, biết đứng, biết đi?
Để biết 90 ngày (3 tháng) mạch Nhâm đủ, biết lật. 180 ngày (6 tháng) xương cùng đít đã mọc đủ, biết ngồi. 210 ngày (8 tháng) xương tay đủ, biết bò. 300 ngày (10 tháng) xương và tủy đều đủ, biết đứng, 360 ngày (12 tháng) xương gối đủ, biết đi. Ngồi, bò, đi, đứng đúng kỳ hạn: mạnh. Nếu quá kỳ hạn ấy: yếu.
10. Hỏi em ngủ có yên giấc không?
Để biết, nằm yên ngủ ngon: Tâm vinh huyết, thần yên định. Nếu hay giật mình kinh sợ: Âm huyết thiếu.
1. Xem trẻ em sơ sinh, tiếng khóc to vang, tóc đầy xanh tốt, lổ thóp đầy, xương đầu kín, rốn sâu, dương vật cứng chắc, nước da săn, xương cùng đít nhẵn mà rắn, sắc người tươi đậm, mắt sáng, tính tình chậm rãi, vóc tướng vững vàng. Đó là đứa trẻ bẩm thụ Tinh Huyết đầy đủ, chắc chắn dễ nuôi, mau lớn khôn biết, sống lâu.
2. Đứa trẻ khi có bệnh, người xưa đã dạy chúng ta những phép:
Xem mạch trán, xem tam quan, xem chỉ tay và xem mạch thốn khẩu. Lại dạy xem hình sắc, nghe tiếng khóc, hơi thở và cách hỏi bệnh để biết bệnh mà trị.
Thiết tưởng đó là một khoa cổ truyền rất tinh vi và kỹ thuật tài tình. Chỉ sợ chúng ta không thấu triệt tinh tường mà bỏ qua hay nặng nề hơn thốt ra những lời chê bai không căn cứ làm tổn hại đến phương sách cứu độ của người xưa. Thật đáng tiếc thay!