Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


ĐẠI BI

ĐẠI BI
ĐẠI BI Tên khoa học: BLUMEA BALSAMIFERA (L.) DC. Họ: ASTERACEAE Tên khác: từ bi, đại ngải, co nát (Thái), phặc phà (Tày).
MÔ TẢ:
 
Cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rãnh dọc, phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, gốc lá thường có tai do phiến lá xẻ quá sâu, mép khía răng. Hoa hình đầu, màu vàng, tụ tập thành ngù ở đầu cành. Quả bế, có lông. Toàn cây có lông mềm và tinh dầu thơm.
MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 8.
PHÂN BỔ: Cây mọc hoang khắp nơi, nhiều nhất ở trung du và miền núi.
BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái vào mùa hạ. Phơi trong bóng râm đến khô, có khi dùng tươi. Cất lá để lấy mai hoa băng phiến và camphor.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa tinh dầu trong có L-borneol, D-camphor, cineol.
CÔNG DỤNG: Lá chữa cảm sốt, cúm, ho, đầy bụng: Ngày 6 - 12g, sắc. Lá còn dùng xông để giải cảm; giã đắp chữa trĩ, hoặc ngâm rượu xoa bóp chữa chấn thương. Băng phiến đại bi chữa đau bụng, đau ngực, đau họng, ho, đau răng: Ngày uống 0,10 - 0,20g, dạng bột. Dùng ngoài chữa chốc lở.

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Nguồn tin: www.vienduoclieu.org.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây