Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


ĐỊA LIỀN

ĐỊA LIỀN
ĐỊA LIỀN Tên khoa học: KAEMPFERIA GALANGA L. Họ: ZINGIBERACEAE Tên khác: thiền liền, sơn nại, tam nại, sa khương, co xá choóng (Thái).
MÔ TẢ:




 
Cây cỏ, sống nhiều năm; phần trên mặt đất lụi vào mùa đông hoặc mùa khô. Thân rễ gồm nhiều củ nhỏ, hình trứng. Lá 2- 3 cái, mọc hàng năm vào mùa mưa; phiến lá rộng, có bẹ, mọc sát đất, mặt dưới có lông. Hoa trắng, pha tím, không cuống, mọc từ kẽ lá. Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm, nóng. Loài địa liền lá hẹp (K. angustifolia Roscoe) mọc ở rừng rụng lá, tại một số tỉnh phía nam cũng được dùng.
MÙA HOA QUẢ: Tháng 5- 7.
PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở một số địa phương để xuất khẩu.
BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào mùa thu, đông; phơi hoặc sấy khô.
THÀNH PHẦN
HÓA HỌC:
Thân rễ chứa tinh dầu (2,4 – 3,9%), trong có p-methoxytranscinnamat ethyl, acid p-methoxytranscinnamic, acid transcinnamic, p-methoxystyren, acid p-coumaric, n-pentadecan, ∆3-caren, borneol, camphen.
CÔNG DỤNG: Chữa ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, nhức đầu, cảm sốt, đau răng. Ngày 3- 6g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc viên. Thân rễ ngâm rượu 40° - 50° để xoa bóp chữa bị tê thấp, đau nhức.

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Nguồn tin: www.vienduoclieu.org.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây