THIÊN 40 : ÂM DƯƠNG THANH TRỌC LUẬN
- Thứ bảy - 16/11/2013 14:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hoàng đế nội kinh
Hoàng Đế hỏi : "Ta mong được nghe về một con người thôi, chứ ta không hỏi mọi người trong thiên hạ"[3].
Kỳ Bá đáp : "Ôi ! Một con người nào đó cũng có loạn khí, mọi người trong thiên hạ cũng có loạn nhân, cái lý giữa loạn khí và loạn nhân có thể hợp làm một"[4].
Hoàng Đế hỏi : "Ta mong được nghe về khí thanh trọc của con người"[5].
Kỳ Bá đáp : "Khí của con người thụ nhận ở cốc khí, đó là trọc, thụ nhận ở Thiên khí, đó là thanh[6]. Khí thanh rót vào Âm, khí trọc rót vào Dương[7]. Khí trọc theo với thanh để lên trên, xuất ra nơi cổ họng (yết), khí thanh theo với trọc sẽ đi xuống phía dưới[8]. Thanh và trọc can dự vào nhau, gọi là loạn khí"[9].
Hoàng Đế hỏi : "Ôi ! Âm thì thanh, Dương thì trọc, trong trọc có thanh, trong thanh có trọc, làm thế nào để phân biệt được đâu là thanh trọc ?"[10].
Kỳ Bá đáp : "Sự phân biệt đại khái của khí, đó là thanh khí lên trên rót vào Phế, trọc khí chạy xuống đến Vị[11]. Thanh khí của Vị lên trên xuất ra ở miệng, trọc khí của Phế xuống dưới rót vào kinh, bên trong nó tích vào biển"[12].
Hoàng Đế hỏi : "Các kinh Dương đều trọc, nhưng kinh nào là trọc nhất ?"[13].
Kỳ Bá đáp : "Kinh thủ Thái dương một mình thụ nhận trọc khí của Dương, kinh thủ Thái âm một mình thụ nhận thanh khí của Âm[14]. Thanh khí lên trên chạy ra không thiếu, trọc khí đi xuống dưới đến các kinh[15]. Các kinh Âm đều thanh, duy kinh túc Thái âm một mình nhận lấy trọc khí"[16].
Hoàng Đế hỏi : "Phép trị phải thế nào ?"[17].
Kỳ Bá đáp : "Khí của thanh khí thì hoạt (trơn), khí của trọc khí thì sắc rít, đó lẽ thường của khí, cho nên, nếu châm Âm khí thì châm sâu mà lưu kim lâu, nếu châm Dương khí thì châm cạn mà rút kim ra nhanh[18]. Khi nào khí thanh và trọc cùng can dự vào nhau thì tính theo đường số (tùy thuộc vào sự xuất nhập của khí huyết) mà điều hòa"[19].