THIÊN 11: Trị bệnh ngũ tạng phong hàn tích tụ
- Chủ nhật - 05/01/2014 06:15
- In ra
- Đóng cửa sổ này
kim quỹ yếu lược
ĐIỀU 2
Phế trúng hàn, thổ ra nước mũi đục.
ĐIỀU 3
Tạng Phế chết, nhẹ tay thấy hư, đè nặng thấy Nhược như cọng hành, bên dưới không có gốc thì chết.
ĐIỀU 4
Can trúng phong thì đầu rung động, mắt mấp máy, hông sườn đau, đi thường khom lưng, bệnh này làm cho người bệnh thèm ngọt.
ĐIỀU 5
Can trúng hàn, 2 cánh tay không giở lên được, gốc lưỡi ráo, hay thở dài, trong ngực đau, không day trở được, ăn vào thì nôn mửa mà ra mồ hôi.
ĐIỀU 6
Tạng Can tuyệt, nhẹ tay thấy Nhược, đè vào như dây treo trên không, hoặc cong queo như rắn bò là chết.
ĐIỀU 7
Người bị bệnh Can trước, người bệnh thường muốn được đạp trên ngực. Trước khi mắc bệnh, chỉ muốn uống nóng. Toàn Phúc Hoa Thang chủ về bệnh ấy.
TOÀN PHÚC HOA THANG
Toàn phúc hoa 3 lượng Hành 14 cọng Tân giáng chút ít
Dùng 3 thăng nước, sắc còn 1 thăng, uống hết 1 lần.
ĐIỀU 8
Tâm trúng phong, hấp hấp phát sốt, không dậy được, trong lòng thầy đói, ăn vào nôn mửa ngay.
ĐIỀU 9
Tâm trúng hàn, người bệnh khốn khổ như ăn tỏi, nặng thì tim đau thấu đến lưng, lưng đau thấu đến tim, giống như có trùng ở trong đó. Nếu mạch Phù, tự nôn ra được thì khỏi bệnh.
ĐIỀU 10
Tâm bị tổn thương, người bệnh mệt mỏi, đầu, mặt đỏ mà bên dưới nặng nề, không có sức, trong tim đau mà tự phiền, phát sốt, rốn máy giật, mạch Huyền. Đó là do Tâm tạng bị tổn thương mà ra.
ĐIỀU 11
Tạng Tâm chết, nhẹ tay thấy chắc như hạt đậu, đè tay vào càng động là chết.
ĐIỀU 12
Tà khốc (vô cớ buồn thương, khóc lóc), khiến cho hồn phách không yên, do huyết khí ít. Huyết khí ít, thuộc về Tâm, Tâm khí hư, thì người bệnh sợ sệt, nhắm mắt muốn ngủ, mơ thấy đi xa mà tinh thần ly tán, hồn phách đi lung tung. Âm khí suy thì gây ra điên, dương khí suy gây ra cuồng.
ĐIỀU 13
Tỳ trúng phong, hâm hấp phát sốt, giống như người say, trong bụng phiền, nặng nề, da thịt mấp máy mà hơi thở ngắn.
ĐIỀU 14
Tạng Tỳ chết, nhẹ tay thấy cứng, lớn, đè nặng tay thấy như cái chén úp, trong không có gì, hình dáng giống như day động là chết.
ĐIỀU 15
Mạch phu dương Phù mà Sáp, Phù thì Vị khí mạnh, Sáp thì tiểu nhiều lần. Phù, Sáp chọi nhau, đại tiện phân cứng, gây ra bệnh Tỳ ước. Ma Tử Nhân Hoàn chủ về bệnh ấy.
MA TỬ NHÂN HOÀN
Ma tử nhân 2 thăng Thược dược nửa thăng
Chỉ thực 1 thăng Đại hoàng (bỏ vỏ) 1 cân
Hậu phác (bỏ vỏ) 1 thước Hạnh nhân 1 thăng (bỏ vỏ, chóp, rang ra dầu)
6 vị Tán bột, luyện mật làm hoàn bằng hạt Ngô đồng, uống 10 hoàn, ngày 3 lần, thêm lần đến khi nào bớt.
ĐIỀU 16
Bệnh Thận trước, người bệnh thân thể nặng nề, trong thắt lưng lạnh, như ngồi trong nước, thân hình như nước, mà lại không khát, tiểu tiện tự lợi, ăn uống như thường, bệnh thuộc hạ tiêu, thân lao nhọc, mồ hôi ra, trong áo ẩm lạnh lâu ngày sinh bệnh, từ thắt lưng trở xuống lạnh, đau, bụng nặng như mang 5 ngàn đồng tiền. Cam Thảo Can Khương Linh Truật Thang chủ về bệnh ấy.
CAM THẢO CAN KHƯƠNG LINH TRUẬT THANG
Cam thảo 2 lượng Bạch truật 2 lượng
Can khương 4 lượng Phục linh 4 lượng
Dùng 4 thăng nước sắc còn 3 thăng, chia 3 lần, uống nóng, trong bụng ấm ngay.
ĐIỀU 17
Tạng Thận chết, nhẹ tay thấy cứng, nặng tay thấy loạn như hòn bi lăn, càng xuống đến bộ Xích là chết.
ĐIỀU 18
Hỏi: Nói về sự hao kiệt của Tam tiêu thì Thượng tiêu bị kiệt lại hay ợ, vì sao vậy ?
Thầy đáp: Thượng tiêu nhận khí của trung tiêu, khí của trung tiêu chưa hòa, không tiêu được thức ăn, cho nên hay ợ mà thôi. Hạ tiêu kiệt, thì tiểu són không cầm được, khí không hòa, không tự kiềm chế được, không cần trị, lâu ngày bệnh tự khỏi.
ĐIỀU 19
Thầy nói Nhiệt ở thượng tiêu, nhân vì ho mà thành chứng Phế nuy. Nhiệt ở trung tiêu thì đại tiện cứng, nhiệt ở hạ tiêu thì tiểu ra máu, cũng gây nên chứng Lâm (tiểu từng giọt), bí không thông. Đại trường có hàn, phân nát như phân vịt, có nhiệt, thì phân lầy nhầy. Tiểu trường có hàn, phía dưới cơ thể nặng, tiểu trường có nhiệt, thì bị bệnh Trĩ.
ĐIỀU 20
Hỏi: Bệnh có tích, có tụ, có Cốc khí là thế nào ?
Thầy đáp: Tích là bệnh ở tạng, trước sau không dời đổi. Tụ là bệnh ở Phủ, phát tác có lúc, đau không có chỗ nhất định, có thể trị được. Cốc khí, dưới sườn đau, xoa vào thì bớt, rồi lại đau, đó là Cốc khí.
Nguyên tắc lớn của các bệnh tích là mạch đến nhỏ mà sát xương, đó là Tích. Mạch đó ở Thốn khẩu là chứng tích trong ngực. Hơi ra khỏi Thốn khẩu là tích ở trong họng. Mạch đó ở bộ Quan là tích ở rốn, hơi ra khỏi bộ Quan là tích ở dưới Tâm, hơi ở dưới bộ Quan là tích ở bụng dưới. Mạch đó ở bộ Xích là tích ở khí xung. Mạch hiện ở bên tả thì tích bên tả, mạch hiện ở bên hữu, thì tích ở bên hữu, mạch hiện ở 2 bên thì tích ở giữa. Mỗi loại tích đều có bộ vị riêng.
Phế trúng hàn, thổ ra nước mũi đục.
ĐIỀU 3
Tạng Phế chết, nhẹ tay thấy hư, đè nặng thấy Nhược như cọng hành, bên dưới không có gốc thì chết.
ĐIỀU 4
Can trúng phong thì đầu rung động, mắt mấp máy, hông sườn đau, đi thường khom lưng, bệnh này làm cho người bệnh thèm ngọt.
ĐIỀU 5
Can trúng hàn, 2 cánh tay không giở lên được, gốc lưỡi ráo, hay thở dài, trong ngực đau, không day trở được, ăn vào thì nôn mửa mà ra mồ hôi.
ĐIỀU 6
Tạng Can tuyệt, nhẹ tay thấy Nhược, đè vào như dây treo trên không, hoặc cong queo như rắn bò là chết.
ĐIỀU 7
Người bị bệnh Can trước, người bệnh thường muốn được đạp trên ngực. Trước khi mắc bệnh, chỉ muốn uống nóng. Toàn Phúc Hoa Thang chủ về bệnh ấy.
TOÀN PHÚC HOA THANG
Toàn phúc hoa 3 lượng Hành 14 cọng Tân giáng chút ít
Dùng 3 thăng nước, sắc còn 1 thăng, uống hết 1 lần.
ĐIỀU 8
Tâm trúng phong, hấp hấp phát sốt, không dậy được, trong lòng thầy đói, ăn vào nôn mửa ngay.
ĐIỀU 9
Tâm trúng hàn, người bệnh khốn khổ như ăn tỏi, nặng thì tim đau thấu đến lưng, lưng đau thấu đến tim, giống như có trùng ở trong đó. Nếu mạch Phù, tự nôn ra được thì khỏi bệnh.
ĐIỀU 10
Tâm bị tổn thương, người bệnh mệt mỏi, đầu, mặt đỏ mà bên dưới nặng nề, không có sức, trong tim đau mà tự phiền, phát sốt, rốn máy giật, mạch Huyền. Đó là do Tâm tạng bị tổn thương mà ra.
ĐIỀU 11
Tạng Tâm chết, nhẹ tay thấy chắc như hạt đậu, đè tay vào càng động là chết.
ĐIỀU 12
Tà khốc (vô cớ buồn thương, khóc lóc), khiến cho hồn phách không yên, do huyết khí ít. Huyết khí ít, thuộc về Tâm, Tâm khí hư, thì người bệnh sợ sệt, nhắm mắt muốn ngủ, mơ thấy đi xa mà tinh thần ly tán, hồn phách đi lung tung. Âm khí suy thì gây ra điên, dương khí suy gây ra cuồng.
ĐIỀU 13
Tỳ trúng phong, hâm hấp phát sốt, giống như người say, trong bụng phiền, nặng nề, da thịt mấp máy mà hơi thở ngắn.
ĐIỀU 14
Tạng Tỳ chết, nhẹ tay thấy cứng, lớn, đè nặng tay thấy như cái chén úp, trong không có gì, hình dáng giống như day động là chết.
ĐIỀU 15
Mạch phu dương Phù mà Sáp, Phù thì Vị khí mạnh, Sáp thì tiểu nhiều lần. Phù, Sáp chọi nhau, đại tiện phân cứng, gây ra bệnh Tỳ ước. Ma Tử Nhân Hoàn chủ về bệnh ấy.
MA TỬ NHÂN HOÀN
Ma tử nhân 2 thăng Thược dược nửa thăng
Chỉ thực 1 thăng Đại hoàng (bỏ vỏ) 1 cân
Hậu phác (bỏ vỏ) 1 thước Hạnh nhân 1 thăng (bỏ vỏ, chóp, rang ra dầu)
6 vị Tán bột, luyện mật làm hoàn bằng hạt Ngô đồng, uống 10 hoàn, ngày 3 lần, thêm lần đến khi nào bớt.
ĐIỀU 16
Bệnh Thận trước, người bệnh thân thể nặng nề, trong thắt lưng lạnh, như ngồi trong nước, thân hình như nước, mà lại không khát, tiểu tiện tự lợi, ăn uống như thường, bệnh thuộc hạ tiêu, thân lao nhọc, mồ hôi ra, trong áo ẩm lạnh lâu ngày sinh bệnh, từ thắt lưng trở xuống lạnh, đau, bụng nặng như mang 5 ngàn đồng tiền. Cam Thảo Can Khương Linh Truật Thang chủ về bệnh ấy.
CAM THẢO CAN KHƯƠNG LINH TRUẬT THANG
Cam thảo 2 lượng Bạch truật 2 lượng
Can khương 4 lượng Phục linh 4 lượng
Dùng 4 thăng nước sắc còn 3 thăng, chia 3 lần, uống nóng, trong bụng ấm ngay.
ĐIỀU 17
Tạng Thận chết, nhẹ tay thấy cứng, nặng tay thấy loạn như hòn bi lăn, càng xuống đến bộ Xích là chết.
ĐIỀU 18
Hỏi: Nói về sự hao kiệt của Tam tiêu thì Thượng tiêu bị kiệt lại hay ợ, vì sao vậy ?
Thầy đáp: Thượng tiêu nhận khí của trung tiêu, khí của trung tiêu chưa hòa, không tiêu được thức ăn, cho nên hay ợ mà thôi. Hạ tiêu kiệt, thì tiểu són không cầm được, khí không hòa, không tự kiềm chế được, không cần trị, lâu ngày bệnh tự khỏi.
ĐIỀU 19
Thầy nói Nhiệt ở thượng tiêu, nhân vì ho mà thành chứng Phế nuy. Nhiệt ở trung tiêu thì đại tiện cứng, nhiệt ở hạ tiêu thì tiểu ra máu, cũng gây nên chứng Lâm (tiểu từng giọt), bí không thông. Đại trường có hàn, phân nát như phân vịt, có nhiệt, thì phân lầy nhầy. Tiểu trường có hàn, phía dưới cơ thể nặng, tiểu trường có nhiệt, thì bị bệnh Trĩ.
ĐIỀU 20
Hỏi: Bệnh có tích, có tụ, có Cốc khí là thế nào ?
Thầy đáp: Tích là bệnh ở tạng, trước sau không dời đổi. Tụ là bệnh ở Phủ, phát tác có lúc, đau không có chỗ nhất định, có thể trị được. Cốc khí, dưới sườn đau, xoa vào thì bớt, rồi lại đau, đó là Cốc khí.
Nguyên tắc lớn của các bệnh tích là mạch đến nhỏ mà sát xương, đó là Tích. Mạch đó ở Thốn khẩu là chứng tích trong ngực. Hơi ra khỏi Thốn khẩu là tích ở trong họng. Mạch đó ở bộ Quan là tích ở rốn, hơi ra khỏi bộ Quan là tích ở dưới Tâm, hơi ở dưới bộ Quan là tích ở bụng dưới. Mạch đó ở bộ Xích là tích ở khí xung. Mạch hiện ở bên tả thì tích bên tả, mạch hiện ở bên hữu, thì tích ở bên hữu, mạch hiện ở 2 bên thì tích ở giữa. Mỗi loại tích đều có bộ vị riêng.